Dưới đây là Bài Học Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp mà Luận Văn Tốt muốn chia sẻ đến các bạn học viên ngành thuế đang làm luận văn thạc sĩ về bài viết là sự đút kết cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức và những cải cách của Luật thuế doanh nghiệp. Bài viết được Luận Văn Tốt soạn thảo từ những bài luận văn của các học viên cao học, thạc sĩ, tiến sĩ đã được bảo vệ rất thành công, mong rằng sẽ giúp cho các bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo, trước khi tiến hành làm bài luận văn thạc sĩ về đề tài Bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên nếu bài mẫu dưới đây vẫn chưa đủ, các bạn cần thêm nhiều tài liệu tham khảo thì hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Tốt để được cung cấp miễn phí hoặc gọi Zalo : 0934573149 để được tư vấn.
1.Kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Bài Học Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ở Chi Cục Thuế Quận 1
Chi Cục Thuế Quận 1 là địa bàn quản lý thu thuế lớn nhất Tp. Hồ Chí Minh. Với lực lượng nhân viên hùng hậu và số thu thuế chiếm tỷ trọng rất lớn so với các Chi Cục trong Thành phố. Lãnh đạo Chi Cục Thuế Quận 1 đã lựa chọn những cán bộ công chức có kỹ năng giao tiếp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất tốt để làm việc tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Kịp thời cung cấp thông tin về chính sách thuế cho người nộp thuế thông qua công tác hộp thư thoại tự động, thư điện tử và qua điện thoại trực tuyến. Bên cạnh việc đổi mới công tác hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo việc phổ biến chính sách, giải đáp pháp luật về thuế được thực hiện thường xuyên liên tục, Chi Cục Thuế Quận 1 thường xuyên cập nhật chính sách thuế để nâng cao nghiệp vụ về thuế cho công chức thuế và đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp từ đó đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
– Kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Chi Cục Thuế Quận Tân Bình
+ Quản lý danh bạ người nộp thuế chưa được chuẩn hóa, có sự chênh lệch về số lượng quản lý giữa Đội Kê khai kế toán thuế – tin học với các Đội kiểm tra.
-+ Quản lý ấn chỉ, hóa đơn, chứng từ chưa chặt chẽ, việc triển khai công tác kiểm tra, xác minh hóa đơn, đối chiếu chéo hóa đơn đã có nhiều tiến bộ nhưng còn chậm và thời gian kéo dài.
+ Phân tích, đánh giá rủi ro đối với hồ sơ khai thuế của DN chưa sâu còn sơ sài, tỷ lệ kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chưa cao.
+ Quản lý hồ sơ khai thuế chưa chặt chẽ, việc đôn đốc và xử lý hồ sơ khai thuế của DN còn chậm.Việc xác minh tình hình hoạt động của DN để tiến hành ra thông báo DN bỏ địa chỉ kinh doanh chưa kịp thời.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đạt hiệu quả chưa cao.
– Kinh nghiệm về quản lý thuế của các nước liên minh Châu Âu
Cải cách quản lý thuế là nội dung quan trọng trong cải cách tài chính công của 27 nước thuộc Liên minh Châu âu-EU (Vương Quốc Anh đã tách khỏi EU năm 2017). Đặc biệt, khi cuộc chiến chống trốn thuế và tránh thuế là một trong những kế hoạch ưu tiên của Ủy ban châu Âu. Các kế hoạch hành động năm 2012 của EU đã đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn mới trong xây dựng chính sách quản lý công. EU đã thông qua gói chính sách minh bạch tháng 3 năm 2015 và kế hoạch hành động thanh tra, kiểm tra của nhà nước đối với thuế của công ty trong tháng 6 năm 2015. Ở cấp độ toàn cầu, các thỏa thuận về tự động trao đổi thông tin liên quan đến thuế và chuyển lợi nhuận, xói mòn cơ sở thuế (BEPS) tiếp tục là một trong những vấn đề quan trọng nhất được các nước thành viên EU tăng cường triển khai. Một số nội dung cải cách quản lý thuế được tập trung như sau:
Thứ nhất, thực hiện hiệu quả cơ chế quản lý thuế tự khai, tự nộp thuế
Tất cả các nước thành viên EU đã chuyển đổi thành công từ cơ chế “thông báo thuế” của cơ quan thuế cho người nộp thuế sang cơ chế “tự khai, tự nộp thuế”. Hiệu quả của cơ chế nới đã phát huy ở các nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia. Tuy nhiên, triển khai cơ chế này còn gặp nhiều vướng mắc ở các nước Bồ Đào Nha, Sec, Ba Lan,.. do nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật thuế chưa cao, còn nhiều yếu kém trong quản lý thuế.
Thứ hai, cải cách liên quan đến cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế cũng được triển khai khi áp dụng cơ chế mới và phát sinh những chức năng mới của cơ quan thuế
“Bulgaria đã thiết lập một giám đốc chuyên môn để phát hiện gian lận thuế trong cơ quan thu thuế quốc gia. Séc xem xét thiết lập một điểm thu thuế duy nhất, nơi kết hợp thu thuế nội địa, thuế và phí hải quan, đóng góp an sinh xã hội. Đan Mạch tái cấu trúc hành chính quản lý thuế nhằm cải thiện hiệu quả của kiểm soát và kiểm toán thuế. Malta đang triển khai việc sáp nhập các cục và chi cục thu thuế thành một cơ quan duy nhất vào 11/2014, kết hợp quản lý thuế GTGT và thuế thu nhập. Romania thiết lập một bộ phận mới với chức năng chống gian lận thuế. Bồ Đào Nha thiết lập đơn vị quản lý tuân thủ trong CQT.”
Thứ ba, tăng cường quản lý rủi ro tuân thủ thuế và khuyến khích tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế
Các nước tập trung vào các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp thúc đẩy tuân thủ tự nguyện, các dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế, tăng cường quản lý rủi ro trên cơ sở tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ thông tin. Nhận diện tầm quan trọng của cải thiện sự tuân thủ thuế của người nộp thuế như là một cách thức quan trọng để tăng tổng số thu thuế. Các biện pháp được vận dụng như: (i) Đơn giản hóa pháp luật về thuế nhằm loại bỏ quy định không rõ ràng và gánh nặng, chi phí hành chính không cần thiết cho người nộp thuế; (ii) Cải thiện thu thuế bằng phương pháp kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tuân thủ; (iii) Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong nộp thuế.
Thứ tư, tăng cường phát triển hệ thống CNTT trong quản lý thuế
Vấn đề có thể được cho là then chốt nhất là thu thập, xử lý thông tin trong quản lý thuế và do đó bản chất là tạo lên và sử dụng hệ thống CNTT phù hợp trình độ, nội dung quản lý thu thuế, bao gồm cả chống gian lận thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế. Cụ thể, Bulgaria đã mở rộng phạm vi của các dịch vụ điện tử cung cấp cho người nộp thuế, trong khi Ireland triển khai hệ thống CNTT mới cho việc thu thuế tài sản trực tuyến tại địa phương. Italia đã hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá thu nhập của người nộp thuế và gửi tờ khai thuế điền sẵn tới khoảng 30 triệu người nộp thuế, đặc biệt là người lao động. Bồ Đào Nha giới thiệu một hệ thống hóa đơn điện tử, tạo ra hóa đơn bắt buộc và yêu cầu dữ liệu hóa đơn phải được định dạng điện tử. Ba Lan đã bắt đầu triển khai thực hiện dự án toàn diện nhằm hiện đại hóa quản lý thuế. Trong đó, có áp dụng chương trình hoàn thuế trước, và đã tổ chức lại các cơ sở dữ liệu phục vụ cho cơ quan thuế.
Các nước cũng tăng cường trao đổi thông tin về quản lý thuế. Áo đã phát triển hệ thống của mình để trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và các cơ quan an ninh xã hội. Hơn nữa, các nước thành viên đã mở rộng mạng lưới trao đổi thông tin. Malta đã tăng cường liên kết của nó với cơ quan thuế nước ngoài và Tây Ban Nha đã tiếp tục mở rộng mạng lưới các hiệp định quốc tế về trao đổi thông tin thuế. Tổng quát hơn, thỏa thuận gần như tất cả các quốc gia thành viên đã đạt với Mỹ về đạo luật tuân thủ tài khoản thuế ở nước ngoài (FATCA) và đã thúc đây hợp tác ở cả cấp độ khu vực trong phạm vi quốc gia. Các nước G8 thúc đẩy tự động trao đổi thông tin trong vấn đề thuế và khuyến khích giải quyết tránh đánh thuế quốc tế và cải thiện thu thuế trong các quốc gia đang phát triển.
“Thanh tra, kiểm tra dựa trên sự hỗ trợ của máy tính, sử dụng các ghi chép điện tử (thanh tra, kiểm tra điện tử) để thực hiện một phần hoặc toàn bộ cuộc thanh tra, kiểm tra. Nghĩa là khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế, cán bộ thanh tra, kiểm tra có thể yêu cầu người nộp thuế cung cấp tài liệu dưới dạng các file điện tử, sau đó các tài liệu này được CQT xử lý, quản lý và lưu giữ trong máy tính dưới sự hỗ trợ của một phần mềm thanh tra, kiểm tra thuế. Điểm mấu chốt của việc áp dụng thanh tra, kiểm tra thuế điện tử là sự phối hợp giữa phần mềm hỗ trợ thanh tra, kiểm tra của CQT với phần mềm kế toán cũng như hệ thống giao dịch điện tử của người nộp thuế. Qua đó, cho phép cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế có thể có được nhiều thông tin hơn về người nộp thuế, các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm đưa ra những đánh giá khách quan, chính xác hơn. Thực tế ở các quốc gia áp dụng thanh tra, kiểm tra thuế điện tử đã cho thấy cán bộ thanh tra, kiểm tra có thể yêu cầu người nộp thuế cung cấp cả những thông tin quản lý nội bộ của họ như các thông tin về công tác kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nếu những thông tin đó cần thiết cho việc thanh tra, kiểm tra thuế.”
Nhiều quốc gia đã áp dụng phần mềm hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế với phạm vi sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ, Pháp, Séc đã ứng dụng kỹ thuật này trong thanh tra, kiểm tra các sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chống chuyển giá, thuế thương mại, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT. Các nước như Anh, Đan Mạch, Ireland kỹ thuật này còn được đưa vào trong việc thanh tra, kiểm tra thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng áp dụng thanh tra, kiểm tra điện tử của nhiều quốc gia chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và lớn, đây là những doanh nghiệp có số lượng giao dịch lớn, hệ thống thông tin kế toán phức tạp và hiện đại. Các phần mềm hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay có ACL, IDEA, Seam, trong đó ACL là phần mềm phổ biến nhất. Ngoài ra, các quốc gia cũng tự xây dựng những phần mềm phát triển hỗ trợ của riêng mình như Oracle của Bungari, Cedat và SpACE của Anh, Clair và Scout của Hà Lan,..
XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Thuế
2 Bài học cho Chi cục Thuế Quận 8 về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
– Chuẩn hóa công tác quản lý danh bạ người nộp thuế, rút tối thiểu sự chênh lệch về số lượng quản lý giữa Đội Kê khai kế toán thuế – tin học với các Đội kiểm tra.
– Tăng cường công tác quản lý ấn chỉ, hóa đơn, chứng từ.
– Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tranh thủ sự tác động, tuyên truyền của các cơ quan báo đài cũng đã góp phần thay đổi và nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế.
– Để triển khai thành công các phương pháp, kỹ thuật quản lý hiện đại cần nghiên cứu sâu sắc nguyên tắc, Quản lý và phạm vi áp dụng của quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ thuế.
– Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm sử dụng phân tích trong xây dựng CSDL điện tử về người nộp thuế; các phần mềm sử dụng phân tích, đánh giá rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ thuế cần được phát triển hiệu quả. Đặc biệt, chương trình quản lý tuân thủ cần được xây dựng chi tiết và đặc biệt là áp dụng phù hợp với từng nhóm người nộp thuế theo mức độ tuân thủ.
– Đẩy mạnh triển khai công tác KT, xác minh hóa đơn, đối chiếu chéo hóa đơn để hạn chế thất thu thuế vào NSNN.
– Công tác phân tích, đánh giá rủi ro đối với hồ sơ khai thuế của DN chưa sâu còn sơ sài, tỷ lệ kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chưa cao.
– Công tác quản lý hồ sơ khai thuế chưa chặt chẽ, việc đôn đốc và xử lý hồ sơ khai thuế của DN còn chậm.Việc xác minh tình hình hoạt động của DN để tiến hành ra thông báo DN bỏ địa chỉ kinh doanh chưa kịp thời.
– Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đạt hiệu quả chưa cao về số lượng lẫn chất lượng.
– Tổ chức phát động đăng ký hoàn thành kế hoạch kiểm tra từng tháng, quý đến từng nhóm kiểm tra, tổ chức các phong trào thi đua, gắn thi đua với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng có kế hoạch và chương trình cụ thể, đảm bảo thi đua thực sự là đòn bẩy tác động tích cực kịp thời hoàn thành kế hoạch.
– Lực lượng kiểm tra mỏng, chưa thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu và kế hoạch kiểm tra do Cục Thuế Tp.HCM giao, hơn nữa vì phải chạy theo tiêu chí đánh giá thi đua mà đôi khi một số hồ sơ kiểm tra chưa sâu về mặt chất lượng.
– Công tác nợ và cưỡng chế nợ chưa đạt yêu cầu đề ra do tỷ lệ nợ năm sau cao hơn năm trước.
Bài Học Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp mà Luận Văn Tốt chia sẻ trên đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trước khi làm bài luận văn thạc sĩ của mình. Nếu các bạn vẫn còn khó khăn về bài làm thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 để được hỗ trợ. Chúc các bạn thành công với bài luận văn thạc sĩ của mình.