Tải Free Bài Thu Hoạch Môn học Thi Hành Án Thừa Phát Lại

5/5 - (1 bình chọn)

?‍??‍?Thời gian này nội dung Bài Thu Hoạch Môn học Thi Hành Án Thừa Phát Lại được rất nhiều bạn nhắn tin nhờ Luận Văn Tốt chia sẻ, để các bạn có tài liệu tham khảo khi triển khai Bài Thu Hoạch Môn học Thi Hành Án Thừa Phát Lại. Nhưng công việc hỗ trợ các bạn sinh viên quá bận, cho đến hôm nay thì mình mới dành được chút ít⏰⏰⏰ chia sẻ phần tài liệu bạn cần lên đây để các bạn tải miễn phí, giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong việc tìm kiếm tài liệu mẫu, hy vọng nội dung dưới đây sẽ hỗ trợ các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu dụng và tìm ra được phương hướng tốt để làm bài cho chính các bạn.??

???Nếu tài liệu dưới đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về bài làm của các bạn hãy liên hệ ngay zalo/tele : 0934573149 để được Luận Văn Tốt cung cấp những bài mẫu hay, đúng chuẩn để các bạn tham khảo hoặc tham khảo dịch vụ tư vấn viết thuê tiểu luận của luanvantot.com bạn nhé .???

1.  Tổng quan về bài học Thi Hành Án Thừa Phát Lại

1.1. Thi hành án dân sự

Khái niệm: Thi hành án dân sự là thủ tục tố tụng do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước, tổ chức khác do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. thi hành án dân sự là thủ tục tố tụng thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và các quyết định khác về dân sự theo quy định của pháp luật.

Luật thi hành án dân sự: là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

            Người được thi hành án dân sự: Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành phát sinh từ khi có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành án hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án ngay, bởi sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án thì quyền, lợi ích của một bên đã được xác định cụ thể, đồng thời xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bên kia gọi là bên được thi hành án.

Quyền của người được thi hành án dân sự: quyền của người được THADS là khả năng mà người được THADS có thể khôi phục, thụ hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình đầy đủ và toàn diện nhất, bao gồm cả những quyền, lợi ích hợp pháp được tuyên trong bản án, quyết định của Tòa án và cả những quyền trong quá trình tổ chức thi hành án

– Các nguyên tắc thi hành án dân sự: Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định; Bảo đảm quyền lợi của đương sự; Quyền tự định đoạt của các đương sự trong thi hành án dân sự.

– Ý nghĩa của thi hành án dân sự: Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định có hiệu lực thực tế trong cuộc sống; Bảo đảm quyền lợi của đương sự; Thông qua việc thi hành án, cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật, từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoạt động lập pháp.

– Đặc điểm của thi hành án dân sự:

+ Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.

+ Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.

+ Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự.

+  Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự – cơ quan tư pháp thực hiện.

– Đối tượng của thi hành án dân sự

Đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có lien quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định của cơ quan tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật.

– Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự:

Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền dùng quyền lực nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế quyền, nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự»

Đặc điểm của cưỡng chế thi hành án dân sự: Cưỡng chế thi hành dân sự thể hiện quyền lực Nhà nước; cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp thi hành án dân sự; cưỡng chế thi hành án dân sự áp dụng với nhiều đối tượng; cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng thông qua thực hiện quyết định có hiệu lực thi hành.

– Biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự: Là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

Tải Free Bài Thu Hoạch Môn học Thi Hành Án Thừa Phát Lại
Tải Free Bài Thu Hoạch Môn học Thi Hành Án Thừa Phát Lại

XEM THÊM : Bài Thu Hoạch Môn Học Công Pháp Quốc Tế

Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự:

+ Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự là tài sản, tài khoản.

+ Biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án.

+  Biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự được thực hiện với trình tự, thủ tục linh hoạt, gọn nhẹ, ít tốn kém, có thời gian áp dụng ngắn, có tác dụng thúc đẩy nhanh việc thi hành án.

+  Khi áp dụng biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự, Chấp hành viên không bắt buộc phải thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự.

+Biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự có thể được Chấp hành viên tự mình ra

quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng.

+ Việc áp dụng biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định của Chấp hành viên.

+ Khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo Thi hành án dân sự được giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành.

– Quyền yêu cầu thi hành án dân sự: Là quyền tố tụng quan trọng của đương sự trong hoạt động thi hành án. Các đương sự căn cứ vào bản án, quyết định do Tòa án tuyên có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành nhằm bảo đảm quyền lợi

của họ. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án là phải tổ chức thi hành theo yêu cầu của đương sự.

Cưỡng chế thi hành án: Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước buộc tổ chức, cá nhân nhất định phải tuân theo, đó là một phương thức sử dụng và bảo đảm cho quyền lực nhà nước được thực hiện bởi biện pháp nhất định và do chủ thể có thẩm quyền tiến hành.

1.2. Thừa phát lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Phạm vi trách nhiệm của thừa phát lại:

Trong phạm vi trách nhiệm của mình thừa phát lại thực hiện những công việc như sau: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Tiêu chuẩn thừa phát lại:

Cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau để trở thành thừa phát lại:  Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; Không có tiền án;  Có bằng cử nhân luật; Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

Hồ sơ xin bổ nhiệm thừa phát lại:

Hồ sơ xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại được nộp tại Sở Tư pháp, bao gồm:

  1. Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;
  3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Người được bổ nhiệm làm Thừa phát sẽ lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại.

Xem thêm quy định chi tiết tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP .

Nội dung Bài Thu Hoạch Môn học Thi Hành Án Thừa Phát Lại sẽ không đây đủ nếu thiếu phần dẫn chứng thực tiễn dưới đây????

2. Ví dụ thực tiễn Thi Hành Án Thừa Phát Lại

            Ví dụ trường hợp không chấp hành thi hành án: Bản án số 20/2012/KDTM-ST ngày 16/5/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và Bản án số 01/2012/KDTM-PT ngày 04/01/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Công nhận ông Hoàng Giang, địa chỉ số 38/9 Võ Thị Sáu, Ngô Quyền, Hải Phòng là chủ sở hữu 8.719 cổ phần, ông Nguyễn Văn Cải, địa chỉ số 1, lô 1/97 Bạch Đằng, Hồng Bàng, Hải Phòng là chủ sở hữu 8.719 cổ phần tại Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Hải Phòng (OSCHP). Buộc Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Hải Phòng, địa chỉ số 40 Trần Quang Khải, Hồng Bàng, Hải Phòng có trách nhiệm ghi Sổ đăng ký đăng ký cổ đông và thay đổi đăng ký kinh doanh để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của ông Hoàng Giang và ông Nguyễn Văn Cải đối với số cổ phần trên. Tuy nhiên, quá trình thi hành án cho thấy đây là vụ việc thi hành án có tính đặc thù, việc buộc Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Hải Phòng ghi Sổ đăng ký cổ đông và thay đổi đăng ký kinh doanh gặp nhiều khó khăn do đại diện theo pháp luật của Công ty không hợp tác, các trình tự, thủ tục thi hành án chưa cụ thể, nhất là phải tiến hành cưỡng chế như thế nào

nếu đương sự cố tình trây ỳ không thực hiện nghĩa vụ theo bản án[1].

Bản án số 02/2014/KDTM-ST ngày 20/2/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và Bản án số 79/2014/KDTM-PT ngày 16/5/2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử vụ việc “tranh chấp giữa các thành viên Công ty với Công ty” tại Công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Phòng, theo đó tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về hủy bỏ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/5/2014 của Công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Phòng. Tuy nhiên, trong Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường có nội dung: “Thông qua việc bãi nhiệm chức vụ Giám đốc- người đại diện theo pháp luật của Công ty đối với bà Nguyễn Thị Tuyết Len theo Quyết định số 79/2011/QĐ-HĐQT ngày 21/11/2011 của Hội đồng quản trị Công ty; Thông qua việc phê chuẩn.

Quyết định số 80/2011/QĐ-HĐQT ngày 21/11/2011 của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm bà Đặng Thị Hồng Hải là Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của Công ty”. Quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự gặp khó khăn do pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc khi Tòa án quyết định “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện…” thì theo yêu cầu thi hành án của đương sự, Cơ quan thi hành án dân sự có ra quyết định thi hành án hay không? Nếu ra quyết định thi hành án thì sẽ giải quyết như thế nào về việc miễn nhiệm bà Len, bổ nhiệm bà Hải; việc bà Len giữ con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty có hợp pháp không khi Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường đã thông qua việc miễn nhiệm bà Len; vấn đề cưỡng chế như thế nào khi người phải thi hành án không hợp tác, trì hoãn việc thi hành án[2]

Hiện nay, tỷ lệ xảy ra tranh chấp trong các giao dịch mua bán tài sản khá lớn một phần nguyên nhân do các bên tin tưởng nhau hoặc một số trường hợp muốn lập hợp đồng công chứng nhưng chưa đủ điều kiện (Đất chưa có sổ đỏ, sổ đỏ chung chủ…). Mặt khác, pháp luật nước ta hiện nay cũng chưa bắt buộc tất cả hợp đồng đều phải công chứng, chứng thực nên nhiều người vẫn giao dịch bằng hợp đồng miệng hoặc giấy tờ viết tay. Vấn đề giá trị pháp lý của thừa phát lại thông qua vi bằng được thể hiện như sau:

Ví dụ thứ nhất: Ngày 01/11/2020 anh Nguyễn Thế X có đặt mua lô hàng hạt giống cây loại I từ anh Trần Văn T để bán lại cho bên thứ ba kiếm lợi nhuận. X và T đã đồng ý để Thừa phát lại lập vi bằng mua bán tài sản. Nội dung vi bằng ghi nhận anh X đã giao số tiền 50 triệu đồng và anh T có nghĩa vụ giao lô hàng vào ngày 30/11/2020 để nhận số tiền còn lại là 40 triệu đồng. Vào thời điểm các bên giao nhận hàng hóa anh X nhận thấy lô hàng được giao không phải hàng loại I theo thỏa thuận và đã yêu cầu anh Thực hiện đúng hợp đồng hoặc hoàn lại tiền và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, anh T không đồng ý nên hai bên đã giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Tòa án có thể căn cứ vào vi bằng được lập ban đầu để xác định bên không thực hiện đúng nghĩa vụ để đưa ra phán quyết[3].

Ví dụ thứ hai: Đối với trường hợp lập vi bằng mua bán tài sản để làm căn cứ cho giao dịch chính: Trần Nguyên T nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà của Nguyễn Văn N và Trần Ngọc M tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngày 12/10/2020 hai bên đã tiến hành giao nhận tiền tiền cọc là 100 triệu và thỏa thuận mức phạt cọc là 3 lần số tiền cọc ban đầu. Các thỏa thuận trên được lập vi bằng Thừa phát lại ghi nhận để dùng làm căn cứ cho giao dịch mua bán tài sản (giao dịch chuyển quyền sử dụng đất và nhà) của các bên sau này. Tại thời điểm được ghi nhận trong thỏa thuận cọc, các bên cần tiến hành giao dịch mua bán tài sản nếu không sẽ phải chịu phạt dựa trên mức độ lỗi gây ra[4].

Ví dụ thứ ba: Đối với trường hợp lập vi bằng mua bán tài sản để làm căn cứ cho các giao dịch dân sự khác: Vi bằng mua bán tài sản giữa Nguyễn Thị V và Trần Tiến T lập ngày 25/07/2020 xác định rõ thời điểm các bên được coi là đã chuyển giao tài sản; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Giá hàng hóa; Xử lý tranh chấp… Đồng thời vi bằng cũng ghi nhận các thỏa thuận này sẽ được sử dụng trong toàn bộ các giao dịch tiếp theo của hai bên trừ trường hợp ít nhất một trong hai bên có yêu cầu thay đổi. Ở các giao dịch tiếp theo nếu một trong hai bên tự ý thay đổi các nội dung liên quan đến giao dịch và gây tổn hại đến bên còn lại thì bên bị thiệt hại có thể căn cứ vào thỏa thuận tại vi bằng mua bán tài sản để khởi kiện tại Tòa án[5].

Nếu bài viết trên đây vẫn chưa đáp ứng cho một bài thu hoạch đạt điểm cao của các bạn, thì Luận Văn Tốt sẽ chia sẻ thêm tài liệu tham khảo đó là nội dung Tiểu Luận Bài Thu Hoạch Môn Luật Đầu Tư hãy cùng theo dõi nhé!!!

[1] Bùi Đức Tiến (2018), Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.102.

[2] Bùi Đức Tiến (2018), Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.103.

[3] Tú Anh (2021), “Thừa phát lại lập vi bằng mua bán tài sản”, truy cập tại trang https://luathungbach.vn/ ngày truy cập 20/10/2021.

[4] Tú Anh (2021), “Thừa phát lại lập vi bằng mua bán tài sản”, truy cập tại trang https://luathungbach.vn/ ngày truy cập 20/10/2021.

[5] Tú Anh (2021), “Thừa phát lại lập vi bằng mua bán tài sản”, truy cập tại trang https://luathungbach.vn/ ngày truy cập 20/10/2021.

Qua Bài Thu Hoạch Môn học Thi Hành Án Thừa Phát Lại được mình chia sẻ lên đây, mong rằng sẽ có ích trong quá trình viết bài bài thu hoạch của các bạn. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong khi thực hiện bài làm của mình thì hãy liên hệ với Luận Văn Tốt để được hỗ trợ viết bài tiểu luận kịp thời, chúc bạn hoàn thành bài thu hoạch môn học đạt điểm cao.Còn ngay bây giờ hãy tải miễn phí bài viết về bạn nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ