Mục lục
???Bạn hãy Tải FREE Bài Tiểu Luận Môn Thi Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Ly Hôn về làm tư liệu cho bài làm của mình hay tài liệu tham khảo khi làm bài Bài Tiểu Luận về Môn Thi Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Ly Hôn, vì nội dung này hiện rất ít trên các nguồn internet, nên để giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc tìm kiếm mà Luận Văn Tốt đã tiến hành soạn thảo và chia sẻ lên đây để các bạn tải về mà không cần mất một khoản chi phí nào. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong quá trình triển khai bài Bài Tiểu Luận Môn Thi Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Ly Hôn và đạt được điểm cao.??
?Nhưng nếu như mọi thứ vẫn còn khó khăn với bạn, hay bạn không có thời gian để làm bài thì đừng lo lắng hãy nhắc máy lên điện ngay sđt/zalo/tele : 0934573149 để Luận Văn Tốt tư vấn viết bài tiểu luận hoặc giúp các bạn hoàn thành bài làm theo yêu cầu của bạn.??
1. Khái quát về quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
1.1. Khái niệm
Theo lý luận về tư pháp quốc tế, quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Ở Việt Nam “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ này được quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”[1]
Như vậy, xuất hiện quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài sẽ làm xuất hiện xung đột pháp luật trong lĩnh vục hôn nhân và gia đình. Không được coi là có yếu tố nước ngoài đối với vệc kết hôn và các quan hệ hôn nhân gia đình khác phát sinh giữa công dân Việt Nam đang công tác, học tập, lao động, du lịch, … có thời hạn với nhau hoặc với công dân Việt Nam cư trú trong nước.
1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
“Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. Đồng thời, không phân biệt đối xử với người trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.”[2]
Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
XEM THÊM : Tiểu Luận Phương Thức Thực Hiện Điều Ước Quốc Tế Trong Luật Quốc Tế
1.3. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”[3]
Theo pháp luật Việt Nam, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyêt việc li hôn. Tuy nhiên, đối với trường hợp giải quyêt ly hôn có yếu tố nươc ngoài thì pháp luật điều chỉnh quan hệ này không chỉ đơn thuần là các văn bản pháp luật trong nươc mà bên cạnh đó nó còn được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật quốc tế có liên quan như: Điều ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp, Tập quán quốc tế…
2. Quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
Theo điều 127, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”[4]
Việc công nhận ly hôn này được tiến hành thông qua thủ tục ghi chú vào sổ hộ tịch. Pháp luật Việt Nam quy định các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài tại Điều 37, 38 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau:
“Công dân Việt Nam đã ly hôn ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam và có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc làm thủ tục kết hôn;
Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài đã ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
Người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam ở nước ngoài có cầu kết hôn ở Việt Nam;
Các trường hợp đã đăng kí kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, sau đó ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu đăng kí hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.”[5]
Việc công nhận bản án, quyết định ly hôn của toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
“Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn còn được đề cập trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí với nước ngoài. Theo các hiệp định, vấn đề ly hôn giữa công dân các nước kí kết được xác định theo nguyên tắc:
Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật quốc tịch của cả hai vợ chồng.
Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước kí kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó (khoản 2 Điều 25 Hiệp định với Liên bang Nga, khoản 1, 2 Điều 25 Hiệp định với Cu Ba, Điều 33 Hiệp định với Hungari, khoản 1, 2 Điều 22 Hiệp định với Bungari).”[6]
3. Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
“Trường hợp chị A ở xã Y Th, huyện Y M, tỉnh N, kết hôn với chồng là anh B ở TP H vào năm 2005, hai vợ chồng có với nhau một con chung là cháu C, năm 2008, anh B đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc (theo diện xuất khẩu chui), thời gian đầu thì vợ chồng chị còn thỉnh thoảng liên lạc với nhau, chị có biết được nơi ở (địa chỉ) của chồng bên Hàn Quốc. Từ năm 2010 đến thời điểm hiện tại thì chồng chị là anh B không liên lạc với vợ, cũng từ thời điểm đó thì chị và gia đình chồng thường xảy ra mâu thuẫn, chị mang con ra Hà Nội sinh sống và làm việc, đầu năm 2018, chị làm thủ tục ly hôn gửi toà án tỉnh H, phía toà H hướng dẫn chị lựa chọn toà án nơi bị đơn cư trú để giải quyết cho thuận lợi theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bị đơn đỡ vất vả cho việc đi lại, nhưng Toà tỉnh N không thụ lý giải quyết trường hợp của chị vì không có văn bản thoả thuận giữa hai vợ chồng về việc lựa chọn toà án để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, chị cũng không cung cấp được thông tin về địa chị cụ thể của người chồng của mình bên Hàn Quốc, nên việc ly hôn của chị với chồng bị tắc không giải quyết được, chị A không thể ly hôn được với anh B để có thể đi xây dựng hạnh phúc mới với người đàn ông khác bởi vì về mặt pháp lý thì chị và anh B vẫn là vợ chồng hợp pháp.”[7]
Qua đây ta cũng có thể thấy được một số bất cập trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay như:
Thứ nhất, khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định. Để giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (đương sự ở nước ngoài) thì hoạt động uỷ thác tư pháp ra nước ngoài là vấn đề có tính chất quyết định trong việc đưa vụ án ra xét xử, tuy nhiên, hiện nay viêc uỷ thác tư pháp còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thứ hai, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Trường hợp không có điều ước quốc tế, áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam trên thực tế gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhiều vụ việc tòa án Việt Nam xác định thuộc thẩm quyền và đưa ra phán quyết, nhưng do các quốc gia khác cũng cho rằng thẩm quyền giải quyết cũng thuộc thẩm quyền của nước họ, điều này dẫn đến xung đột pháp luật giữa Việt Nam và các nước đó.
Thứ ba, trình độ Thẩm phán cũng còn nhiều bất cập. Kiến thức chuyên môn của của một số Thẩm phán về Tư pháp quốc tế chưa được sâu, bên cạnh đó thì trình độ ngoại ngữ của đội ngũ Thẩm phán còn rất hạn chế, từ đó gây khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật nước ngoài cũng như khi tiến hành tố tụng trong những vụ án có công dân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài.
Nhầm giúp các bạn đa dạng về kiến thức khi làm bài Luận Văn Tốt chia sẻ thêm cho các bạn Tiểu Luận Về Vụ Việc Dân Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài
[1] Khoản 25, Điều 3, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
[2] Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 481 – 483.
[3] Điều 123, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
[4] Điều 127, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
[5] Điều 37 và điều 38, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
[6] Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.500.
[7] https://stp.bacgiang.gov.vn/
Qua bài Bài Tiểu Luận Môn Thi Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Ly Hôn trên đây thì Luận Văn Tốt tin rằng, bạn hoàn toàn có khả năng hoàn thành bài tiểu luận đạt điểm cao như bạn mong muốn. Nhưng hãy nhớ nếu có khó khăn cần hỗ trợ thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn Tốt bạn nhé!!