Mục lục
Có phải bạn đang tìm nội dung Báo Cáo Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Hôn Nhân Và Gia Đình, nhưng dù đề tài mang tính thực tiển và gần rủi với xã hội mà việc tìm kiếm lại khó khăn, vất vả và mất nhiều thời gian? vì hiện tại tài liệu này rất ít trên internet. Dù thế nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng hôm nay Luận Văn Tốt tranh thủ thời gian để chia sẻ đến các bạn bài viết Báo Cáo Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Hôn Nhân Và Gia Đình. Đây là bài viết tâm đắc của chúng tôi vì nội dung bài viết có thể đáp ứng được cho bài báo cáo tốt nghiệp với đề tài trên, vậy ngay bây giờ mời bạn cùng Luận Văn Tốt theo dõi nhé.
Bên cạnh việc cung cấp cho các bạn những tài liệu có giá trị tại website thì Luận Văn Tốt còn hỗ trợ các bạn viết báo cáo tốt nghiệp. Hãy nhắn tin hoặc điện ngay Zalo/tele : 0934573149 để được báo giá.
1. Những lý luận và quy định của pháp luật về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng
1.1. Tổng quan
Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận thực chất là một hợp đồng thỏa thuận trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Nên vợ chồng có thể tự thỏa thuận và thỏa thuận cùng với nhau về việc xác lập quyền và thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Thỏa thuận này được thể hiện dưới dạng văn bản như hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhan hoặc thỏa thuận trước hôn nhân[1].
Về hình thức pháp lý, chế độ tài sản vợ chồng có 2 dạng như sau:
- Chế độ tài sản pháp định (chế độ tài sản theo luật định) là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đề ra hình thức xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản của họ, cụ thể là pháp luật đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng[2].
- Chế độ tài sản thỏa thuận là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng.
Vợ chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái với pháp luật.
1.2. Khái niệm, đặc điểm
- Khái niệm
Chế độ tài sản thỏa thuận là việc vợ chồng tự thỏa thuận về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ, là chế định mà trong đó thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau.
Các quy định về chế độ tài sản thỏa thuận của vợ chồng hiện này được quy định tại Điều 47, 48, 49, 50 và 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Ngoài ra, chế độ tài sản này cũng được hướng dẫn tại các Điều 15, 16, 17 và 18 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Đặc điểm
Chế độ tài sản thỏa thuận vốn là một trong các loại chế độ tài sản vậy nên nó có các đặc điểm chung mà chế độ tài sản nào cũng có. Vợ, chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình tham gia các giao dịch dân sự; nên chế độ tài sản của vợ chồng có một số đặc điểm sau[3]:
- Xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014[4].
- Căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát sinh, chấm dứt quan hệ hôn nhân hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng thường chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân.
- Chế độ tài sản vợ chồng phải do hai bên vợ chồng tự nguyện thỏa thuận và đồng ý xác lập.
- Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn, tuy nhiên nó chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân.
- Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng phải được xác nhận tính hợp pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

XEM THÊM : Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Công Chứng
2. Một số quy định của pháp luật có liên quan
- Thủ tục
Theo quan điểm của các nhà làm luật thì hôn nhân thực chất là một dạng hợp đồng dân sự, hôn nhân chỉ khác với các loại hợp đồng dân sự thông thường khác ở tính chất “long trọng” trong việc thiết lập và trong việc chấm dứt. Đối với pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam thì chế độ tài sản theo thỏa thuận chỉ áp dụng đối với các cuộc hôn nhân kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 – ngày Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực thi hành.
Cụ thể, Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau: “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”.
- Thời điểm
Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo phát sinh hiệu lực, việc lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng phải do hai bên nam nữ thỏa thuận và phải được lập ra trước khi kết hôn. Và văn bản thỏa thuận chỉ có giá trị kể từ khi hai bên nam nữ trở thành vợ chồng hợp pháp hay nói cách khác là từ ngày đăng ký kết hôn.
Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy đinh của Bộ luật Dân sự 2015[5].
- Hình thức
Dù tồn tại dưới tên gọi nào thì nhìn chung thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản và có chữ ký của hai bên. Điều này thể hiện sự tự nguyện và ý chí của họ khi thỏa thuận vấn đề liên quan.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Việc quy định như vậy làm tăng thêm tính chặt chẽ của văn bản thỏa thuận và giúp chúng ta kiểm soát được tính xác thực và tự nguyện của các thỏa thuận, tránh những xung đột, tranh chấp phát sinh về sau.
- Nội dung
Nhìn chung, khi chấp nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, nhà làm luật thường chỉ quy định chặt chẽ mặt hình thức, nội dung chủ yếu do vợ chồng tự do lựa chọn nhưng phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.
Tại Khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng bao gồm:
“a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
- b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
- d) Nội dung khác có liên quan.”
Có thể hiểu, trong văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng tối thiểu phải thỏa thuận về phương thức hay quy định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của mình. Những thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận không được trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Trong văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng chỉ có thể thỏa thuận về vấn đề tài sản và không thể thỏa thuận hay làm khác đi quan hệ nhân thân giữa vợ chồng hay các quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật quy định.
Như vậy, nguyên tắc tự do thỏa thuận về tài sản của vợ chồng đã được ưu tiên, tuy nhiên nội dung của nó phải phù hợp với quy định tại Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu việc thỏa thuận này vi phạm các điều mà pháp luật đã quy định thì người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa san tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Khi thực hiện chế độ tài sản thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
- Sửa đổi, bổ sung
Với sự thừa nhận các thỏa thuận trong hôn ước có thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân, việc sửa đổi, bổ sung nội dung này được quy định tại Điều 49 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
- Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này”
Sau khi kết hôn mà vợ chồng cảm thấy không hợp lý thì vợ chồng có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung. Thậm chí nếu thấy theo luật định hay hơn thì vẫn có thể thỏa thuận lại rằng sẽ áp dụng giống như là luật định. Quy định này là hoàn toàn phù hợp, giúp cho các cặp vợ chồng lỡ chọn nhầm một chế độ tài sản không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, thu nhập; hoặc chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn chỉ phù hợp ở gia đoạn đầu, còn sau đó lại cản trở việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ, cũng như lợi ích của gia đình[6].
- Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
Điều 18 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2014 quy định về Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
“1. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan theo quy định tại điều 16 của Nghị định này.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
- Trường hợp vô hiệu
Khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây[7]:
“a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan;
- b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
- c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.”
Phương hướng xử lý đối với vấn đề đưa ra: “Trước khi kết hôn, anh A, chị B đã lập Văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng. Ngay sau khi kết hôn, họ muốn hủy bỏ văn bản này. Là công chứng viên, anh (chị) có chấp nhận giải quyết yêu cầu hủy bỏ văn bản thỏa thuận của họ không?”
Theo các quy định của pháp luật về chế độ tài sản đã được nêu trên thì anh A và chị B nếu có nhu cầu muốn hủy bỏ văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng đã lập trước đây thì phải xác định các thủ tục liên quan như sau:
- Văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng đã được anh A và chị B lập trước khi kết hôn, vậy điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Ngay sau khi kết hôn, anh A và chị B có nhu cầu hủy bỏ văn bản này. Nếu tiếp nhận yêu cầu công chứng cho việc hủy bỏ văn bản này, công chứng viên cần kiểm tra quyết định yêu cầu hủy bỏ Văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng là ý chí, nguyện vọng của hai bên vợ và chồng; anh A, chị B khi đưa ra yêu cầu hủy bỏ văn bản này đảm bảo yếu tố bình đẳng, tự nguyện, thiện chí và trung thực, không vi phạm trật tự công cộng và làm trái đạo đức xã hội.
- Nếu đã xác định yêu cầu công chứng văn bản hủy bỏ văn bản thỏa thuận đã được công chứng trước đây là phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên sẽ căn cứ theo Điều 49 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 17 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2014 để thực hiện công chứng văn bản hủy bỏ văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng của anh A và chị B. Công chứng viên cần yêu cầu vợ chồng anh A chị B cung cấp các tài liệu, giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Từ những thông tin phân tích bên trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận: là công chứng viên, chúng ta có thể chấp nhận và giải quyết yêu cầu hủy bỏ văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng của anh A và chị B vì yêu cầu công chứng này phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được ban hành và thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 2000 là một bước tiến quan trọng về mặt lập pháp. Tuy nhiên, trong thực tiễn công chứng việc xác lập chế độ tài sản thỏa thuận của vợ chồng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng góp phần đảm bảo quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản của họ. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng góp phần đảm bảo vợ, chồng có quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình. Đồng thời, điều này còn cho phép vợ chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình, giảm hoặc tránh được những xung đột, tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn. Quyền tài sản của vợ chồng là quyền gắn liền với nhân thân vợ chồng vì vậy cần phải để cho chính họ cùng nhau thỏa thuận, quyết định một hình thức thực hiện hợp lý, có lợi nhất cho bản thân và gia đình. Tuy điều luật này đề cao quyền tự chủ và nhân thân của vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân nhưng sẽ tạo ra nhiều khó khăn khi xác định trách nhiệm và sự đóng góp của các cá nhân trong sự duy trì và phát triển của gia đình – thứ được đánh giá là “tế bào” phát triển của xã hội.
Chưa có điều kiện quy định chặt chẽ về thời gian có hiệu lực của văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản sợ chồng. Trong thực tiễn hiện nay ở xã hội Việt Nam, độ tuổi kết hôn ngày càng được trẻ hóa, tâm lý chưa vững nhưng lại muốn xây dựng gia đình, dẫn đến việc muốn xác lập văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng, nhưng sau đó không lâu lại muốn hủy bỏ. Điều này sẽ làm mất tính ổn định cao của chế độ tài sản thỏa thuận cũng như hạ thấp giá trị của pháp luật.
Việc xác lập chế độ tài sản thỏa thuận hiện nay mặc dù được đánh giá là thiết thực nhưng lại chưa thực sự phù hợp với xã hội Á Đông tại một đất nước như Việt Nam. Điều nay dẫn đến việc các quy định về việc xác lập chế độ tài sản này còn chưa được chặt chẽ cũng như chưa có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cách thực hiện. Hậu quả của việc này là cách tiếp cận các vấn đề lại đưa ra những cách hiểu khác nhau, phương hướng giải quyết và ý kiến giải thích trái chiều. Gây nên nhiều sự tranh cãi giữa các nhà làm luật và ở các cơ quan thực thi pháp luật, gây hiểu lầm và khó khăn cho người tìm hiểu và sử dụng pháp luật trong công việc hàng ngày.
Tại các tổ chức hành nghề công chứng thì Văn bản thỏa thuận xác lập tài sản vợ chồng dù không phải là dạng giao dịch thường xuyên diễn ra nhưng điều đó không có nghĩa là không phát sinh. Đây là hồ sơ yêu cầu công chứng tồn tại rất nhiều rủi ro, khi tiềm ẩn dưới hình thức văn bản thỏa thuận đơn giản này là vô vàn các trách nhiệm, nghĩa vụ có thể phát sinh về sau, có thể gây rắc rối cho Công chứng viên khi tiếp nhận yêu cầu công chứng cho loại văn bản này nhưng lại không nắm vững được các quy định pháp luật liên quan.
Có phải bài viết Báo Cáo Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Hôn Nhân Và Gia Đình làm bạn rất hài lòng, mời bạn xem hết phần còn lại nhé.
4. Giải pháp, kiến nghị cụ thể về pháp luật đối với yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng
Cần làm rõ quy định về chế độ tài sản thỏa thuận đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được thỏa thuận: trong trường hợp tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này mặc dù đã được xác lập chế độ tài sản thỏa thuận nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Kiến nghị có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn, triệt để hơn nữa đối với các trường hợp người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin , tài liệu sai sự thật; giả mạo giấy tờ, giả mạo chủ thể để công chứng dạng văn bản xác lập chế độ tài sản vợ chồng vì đây được đánh giá là dạng văn bản chứa nhiều điều khoản pháp lý mang tính rủi ro cao. Đồng thời giữa các tổ chức hành nghề công chứng cần có sự phối hợp với nhau và cùng phối hợp với cơ quan công an để quán triệt trong việc xử lý, thông báo, thông tin rộng rãi kết quả xử lý, thủ đoạn làm giả, để răn đe, phòng ngừa…
Quán triệt các tổ chức hành nghề công chứng, Công chứng viên thực hiện đúng quy định của pháp luật công chứng, hôn nhân và gia đình, dân sự và pháp luật khác có liên quan khi thực hiện việc công chứng văn bản xác lập chế độ tài sản thỏa thuận, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và chồng trong dạng giao dịch này. Khi thực hiện công chứng loại văn bản này, Công chứng viên phải căn cứ quy định của pháp luật để xác định tài sản tham gia giao dịch thuộc tài sản chung hay tài sản riêng, từ đó yêu cầu xuất trình các tài liệu tương ứng để chứng minh quyền sở hữu, tránh tình trạng sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng hoặc từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng[8].
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động công chứng để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề công chứng trong việc công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung, công chứng văn bản xác lập chế độ tài sản thỏa thuận nói riêng.
Hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người đề nghị theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ trong quá trình tham mưu, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và các hành vi sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng quy định của pháp luật.[9]
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ Công chứng viên và chuyên viên pháp lý ngày càng chuyên nghiệp hơn cả về năng lực pháp lý cũng như về phong cách thái độ tiếp dân.
Hoàn thiện phong cách làm việc tiếp khách hàng với phương châm “Thượng tôn pháp luật – Hạ bút an tâm”, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, phù hợp theo luật định và cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người dân khi có nhu cầu công chứng, chứng thực.
[1] www.stp.
[2] www.fblaw
[3] www.khoaluat
[4] www.khoaluat
[5] www.fblaw
[6] www.fblaw
[7] www.stp.bacgiang
[8] www.sotuphap
[9] www.sotuphap.
Trên đây là nội dung Báo Cáo Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Hôn Nhân Và Gia Đình hy vọng sẽ giúp được các bạn nhiều trong quá trình làm bài báo cáo tốt nghiệp về đề tài này. Ngoài ra nếu các bạn không có thời gian làm bài hoặc các bạn gặp khó khăn về bài làm hay tìm kiếm nội dung thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay dịch vụ viết báo cáo thực tập của Luân Văn Tốt zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời.