Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng

Đánh giá post

Dưới đây là mẫu bài Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng, mong muốn được gửi tới các bạn sinh viên đang làm bài báo báo thực tập, và đang trong quá trình tìm kiếm tài liệu bổ ích, phù hợp để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Hy vọng bài mẫu báo cáo thực tập đề tài Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng sẽ là một bài mẫu hoàn chỉnh và có ích cho các bạn.

Trong quá trình viết bài báo cáo thực tập nói riêng cũng như các bài tập, tiểu luận, khóa luận,… nói chung,nếu như có khó khăn trong quá trình triển khai cũng như viết bài, hãy liên hệ với Dịch vụ viết bài báo cáo thực tập trọn gói, bao mộc, bao sửa, của Luận Văn Tốt nhé, hãy liên hệ zalo để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%.

PHẦN MỞ ĐẦU Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng

1 Lý do chọn đề tài Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng

Toàn cầu hóa, một xu thế tất yếu mà Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung đó. Điều đó được thấy rõ nhất trong thời gian qua khi Việt Nam lần lượt là thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội của quốc tế và khu vực. Toàn cầu hóa đã đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích trên tất cả các mặt trong đó có kinh tế như là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực với nhiều quốc gia khác nhau, kinh tế tăng trưởng khá; quý 3 năm 2019 GDP tăng 7,31%… Bên cạnh những lợi ích mà toàn cầu hóa đã mang lại thì những mặt trái của toàn cầu hóa cũng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam trong những năm qua. Đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra năm 2008 đến nay đã làm các chỉ số kinh tế biến động liên tục và đầu tư xã hội thì ngày càng thu hẹp.

Hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang trải qua nhiều khó khăn và thách thức. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo nhiều hệ lụy và gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng. Đây một lĩnh vực chịu tác động nặng với số lượng nợ xấu tăng lên qua các năm. Vấn đề nóng bỏng hiện nay là xử lý nợ xấu – cơn ác mộng kéo dài vẫn chưa tìm được hồi kết. Nợ xấu không những làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Để xử lý nợ xấu hiệu quả, cần phải xác định nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu, từ đó mới đưa ra các biện pháp phù hợp. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh nợ xấu bị gây ra bởi nhiều yếu tố, nhưng đa phần đều cho rằng hiệu quả, tăng trưởng tín dụng, quy mô, an toàn vốn, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, sự sụt giảm giá bất động sản dẫn đến hiệu ứng của cải do vỡ nợ và sự suy giảm giá trị của tài sản đảm bảo là các yếu tố chủ yếu tác động đến nợ xấu. Một trong những khoảng trống của các nghiên cứu hiện hành là chưa kiểm định nguyên nhân nợ xấu một cách đầy đủ với mẫu nghiên cứu là các Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam, cũng như chưa đánh giá tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM CP tại Việt Nam.

Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng
Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng

– Phân tích quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
– Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật vào xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM CP
– Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng

– Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian : Đồ án tập trung nghiên cứu pháp luật xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM CP trên phạm vi toàn quốc.
• Phạm vi thời gian : Đồ án tập trung nghiên cứu dựa trên số liệu từ năm 2006 tới nay
– Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các quy định về xử lý nợ xấu tại NHTM CP

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan 

– Trong những năm gần đây, khi hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng phát triển, kéo theo đó là nguy cơ các Ngân hàng này phải đối mặt với rủi ro tín dụng, đặc biệt là việc phát sinh các khoản nợ xấu. Vì vậy vấn đề về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được quan tâm và được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như:
– Đề tài nghiên cứu khoa học:
Luận án tiến sĩ:
Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
Lê Thanh Huyền (2018), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu Ngân hàng của một số nước Đông á và bài học cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ:
Ngô Thị Nhã Phương (2014), Hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
Cao Thị Thùy (2015), Pháp luật về xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần từ thực tiễn tại Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
Lại Hữu Quang (2017), Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học luật Hà Nội.

Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập lâu đời
Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập lâu đời

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật và các tài liệu khác như giáo trình,các bài báo cáo và các công trình khoa học có liên quan để rút ra những kết luận khoa học cần thiết và bổ ích.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực tiễn về việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần.
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích đặc điểm, phân loại nợ và nợ xấu trong trong tổ chức tín dụng, các phương thức xử lý nợ xấu trong và ngoài tố tụng nhằm làm rõ nội dụng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp: nhằm so sánh các điểm tương đòng và khác biệt về kinh nghiệm xử lý của Ngân hàng thương mại ở các quốc gia trên thế giới để giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Phương pháp so sánh: nhằm so sánh các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng pháp luật để đưa ra kết quả, từ đó cho thấy những bất cập và vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung của quy định pháp luật.
Phương pháp thống kê: thông kê kết quả xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần qua các năm.
6 Kết cấu của ĐACN
Đồ án chuyên ngành bao gồm phần mở đầu, nội dung chính, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Bố cục của Đồ án chuyên ngành được chia thành 03 chương :
• Chương 1: Khái quát chung về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
• Chương 2: Quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
• Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật khi xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần

XEM THÊM Cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng

ĐỀ CƯƠNG Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6 KẾT CẤU CỦA ĐACN
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm và đặc điểm xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
1.1.1 Khái niệm về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM CP
1.1.2 Đặc điểm xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM CP
1.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu và bài học kinh nghiệm từ việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của một số nước trên TG
1.2.1 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng từ các nước trên thế giới
1.2.2 Vận dụng kinh nghiệm XLNX từ các nước trên thế giới đối với Việt Nam
1.3 Vai trò, ý nghĩa của xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
1.3.1 Vai trò của việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTMCP
1.3.2 Ý nghĩa của việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM CP
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬU LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
2.1 Chủ thể, nguyên tắc và các trường hợp xử lý nợ xấu
2.1.1 Chủ thể xử lý nợ xấu
2.1.2 Nguyên tắc xử lý nợ xấu
2.1.3 Các trường hợp xử lý nợ xấu
2.2 Phương thức xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.1 Phương thức ngoài tố tụng
2.2.1 Phương thức trong tố tụng
2.3 Quy trình xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHI XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Cổ phần
3.1.1 Kết quả đạt được khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn
3.1.2 Những bất cập còn tồn tại khi áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Cổ phần
3.2.1 Tạo cơ chế để đẩy mạnh phát triển những thành tựu đạt được khi áp dụng pháp luật vào xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Cổ phần
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện những bất cập xảy ra khi áp dụng pháp luật vào xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Cổ phần
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trên đây là mẫu Báo cáo thực tập Pháp luật về xử lý nợ xấu tín dụng dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm các mẫu tài liệu liên quan, nếu mẫu trên vẫn chưa đáp ứng được các bạn, hãy nhắn tin zalo để mình có thể gửi thêm nhiều bài nhé.

LƯU Ý CÁC BẠN SINH VIÊN NÀO MUỐN TẢI FULL BÀI NÀY VỀ, HÃY NHẮN TIN ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI FILE QUA NHÉ, CÁC BẠN THÔNG CẢM DO DUNG LƯỢNG WEB CÓ HẠN NÊN KHÔNG THỂ ĐĂNG TẢI NGUYÊN BÀI ĐƯỢC.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ