Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ

4.7/5 - (4 bình chọn)

 ???Để bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ của các bạn sinh viên đang thực tập tại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ được giáo viên đánh giá tốt và đạt điểm cao?? thì thật không dễ dàng, nếu muốn có kết quả tốt đồi hỏi các bạn phải tham khảo nhiều tài liệu hữu ích và biết cách vận dụng các kiến thức có được vào bài làm của mình. Chính vì hiểu được khó khăn và áp lực của các bạn khi làm bài báo cáo thực tậpTại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ thì ngay bây giờ mời bạn cùng Luận Văn Tốt  tham khảo bài viết dưới đây rồi sao đó tiến hành làm bài cáo thực tập bạn nhé??

Luận Văn Tốt sẽ luôn là người bạn luôn đồng hành cùng các bạn trên con đường tri thức, nên trong quá trình làm bài các bạn có khó khăn cần hỗ trợ hoặc vì quá bận không có thời gian hoàn thành bài làm (với mọi đề tài) của mình, thì các bạn hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 để được cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập trọn gói bạn nhé???!!!!

1. Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ

“Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐAN – VIỆT (DAVIWOOD)

Công Ty TNHH Đầu Tư Đan – Việt có mã số thuế 6300253193, do ông/bà Trần Thị ánh Nga làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 28/10/2019.

Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là “Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện”, do Cục Thuế Tỉnh Hậu Giang quản lý.

Địa chỉ trụ sở: Số 273, ấp Tân Long B, Xã Bình Thành, Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

Điện thoại: 02936.252.999 – 02936.252.888

2. Ngành nghề – lĩnh vực hoạt động

Dự án Daviwood về sản xuất than nén gỗ và bột viên ở Hậu Giang, Việt Nam đem lại những lợi ích về môi trường và kinh tế xã hội quan trọng và đáng kể.

Thông qua việc sản xuất 80.000 tấn than bánh và bột viên mỗi năm, nó sẽ tạo ra 40 công việc trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp thêm 660 công ăn việc làm tại khu vực.

Nguyên liệu thô có nguồn gốc từ chất thải gỗ (vỏ cây, cành, rễ) của tràm, keo, bạch đàn,… Nó sẽ được thu thập bởi những người có thu nhập thấp trên các cộng đồng nông thôn, giúp phát triển kinh tế của khu vực.

Sản phẩm công ty

Viên nén gỗ: là một loại nhiên liệu sinh học dạng nén được sản xuất từ phần thừa của những nguyên liệu tự nhiên như mùn cưa, gỗ vụn,trấu, thân cây ngô,… Những nguyên liệu trên qua quá trình sản xuất vật liệu và làm nông nghiệp thừa ra được thu thập, đưa vào dây chuyền sản xuất hiện đại, với quá trình ép vận tốc cao cùng tác động của nhiệt độ và áp suất đã được nén và gắn kết tự nhiên lại thành thành phẩm viên nén gỗ.

Với kích thước nhỏ gọn và hiệu quả sử dụng cao, đặc biệt nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, vien nen go ngày càng được ưa chuộng và chứng tỏ vị thế của mình trên thị trường các nguồn nhiên liệu sạch khác.

Tùy theo loại nguyên liệu sản xuất mà viên nén gỗ được chia thành các loại khác nhau. Một số sản phẩm viên nén gỗ phổ biến và được sử dụng nhiều hiện nay như:

  • Viên nén gỗ từ cây keo – Pellet từ cây keo
  • Viên nén từ gỗ tràm nước
  • Viên nén gỗ từ bùn bột giấy trộn than cám
  • Viên nén từ mùn dừa làm thức ăn gia súc
  • Viên nén gỗ từ vỏ trấu
  • Viên nén gỗ từ bã mía

Gỗ xẻ: Gỗ xẻ là những tấm ván/ lát ván dày được xẻ ra từ những khối gỗ hộp lớn như gỗ căm xe, gỗ gõ đỏ, gỗ keo… Gỗ sau khi xẻ được xếp lên kiện theo từng quy cách độ dày, từng độ dài theo đúng quy định. Sau đó được hong phơi trong nhà xưởng hoặc nơi có mái che. Khi gỗ lên kiện và hong phơi xong được đưa vào lò sấy theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao.

Công đoạn xẻ, gia công gỗ là một khâu quan trọng trong quá trình chế biến gỗ. Nếu không có trình độ kỹ thuật và cơ sở vật chất, máy móc hiện đại thì rất khó có các sản phẩm đạt quy cách yêu cầu và chất lượng cao. Công đoạn xẻ gỗ sẽ đánh giá trình độ và năng lực của người. Nếu người thợ xẻ có kinh nghiệm sẽ chọn được những phương án xẻ như thế nào để không bị hao gỗ và cho ra những tấm gỗ không bị lỗi (nứt nẻ, tỳ vết).

Ngoài ra công ty còn sản xuất gỗ keo, chế biến dăm gỗ, mùn cưa, củi trấu.

3. Cơ cấu tổ chức nhân sự Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ

Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

XEM THÊM : Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc

4. Kết quả hoạt động Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ

4.1. Đánh giá thực trạng quy mô hoạt động doanh nghiệp

Bảng 1.1: Tổng vốn các năm 2019 – 2021

STT Năm 2019 2020 2021
1 Tổng nguồn vốn (triệu đồng) 126.593 154.993 145.436
2 So sánh định gốc (%) 100 123 115
3 So sánh liên hoàn (%) 100 123 94

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

Từ bảng ta có thể nhận thấy tổng vốn của Công ty là tương đối ổn định, có thể đáp ứng được cho hoạt động hiện nay của Công ty. Nếu tính bình quân giai đoạn 2019 – 2021 thì tổng vốn bình quân năm sẽ là 142.340 triệu đồng.

Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt  động kinh doanh.

4.2. Đánh giá thực trạng về tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo thị trường:

Bảng 1.2: Doanh thu tiêu thụ theo khu vực của công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

Khu vực  

Năm 2019

 

Năm 2020

 

Năm 2021

So sánh

2020/2019

So sánh

2021/2020

Chênh lệch % Chênh lệch %
Hà Nội 65.098 66.897 51.008 1.799 2,8 -15.889 -23,8
Vĩnh Long 25.098 26.890 18.097 1.792 7,1 -8.793 -32,7
Hậu Giang 42.908 42.009 37.622 -899 -2,1 -4.387 -10,4
Kiên Giang 21.098 23.098 11.093 2.000 9,5 -12.005 -52,0
Nghệ An 19.987 21.345 16.782 1.358 6,8 -4.563 -21,4
TP.Hồ Chí Minh 60.987 62.008 49.876 1.021 1,7 -12.132 -19,6
Các tỉnh khác 46.082 47.346 20.872 1.264 2,7 -26.474 -55,9
Tổng 281.258 289.593 205.350 8.335 3,0 -84.243 -29,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Thông qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý của Công ty hai khu vực có lượng tiêu thụ lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh doanh thu đạt >20% tổng doanh thu của công ty.

Năm 2019, khu vực Hà Nội đạt 65.098 triệu đồng, Hồ Chí Minh đạt 60.987 triệu đồng và Vĩnh Long đạt 25.098 triệu đồng, Hậu Giang đạt 42.908 triệu đồng, Kiên Giang đạt 21.098 triệu đồng, Nghệ An đạt 19.987 triệu đồng các tỉnh còn lại doanh thu đạt 46.082 triệu đồng.

Năm 2020, doanh thu của công ty tăng lên khu vực Hà Nội đạt 66.897 triệu đồng tăng 1.799 triệu đồng tương đương với mức tăng 2,8% so với năm 2019. Hồ Chí Minh đạt 62.008 triệu đồng tăng 1.021 triệu đồng và tăng 1,7% so với năm 2019 và Vĩnh Long đạt 26.890 triệu đồng tăng 1.792 triệu đồng và tăng 7,1% so với năm 2019, Hậu Giang đạt 42.009 triệu đồng giảm 899 triệu đồng và giám 2,1% so với năm 2019, Kiên Giang đạt 23.098 triệu đồng tăng 2.000 triệu đồng và tương đương mức tăng 9,5%. Nghệ An đạt 21.345 triệu đồng tăng 1.358 triệu đồng và  các tỉnh còn lại doanh thu đạt 47.346 triệu đồng tăng 2,7% so với năm 2019.

Sang năm 2021 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của đại dịch covid-19 nên ngành sản xuất cũng chịu một phần ảnh hưởng.  Khu vực Hà Nội giảm doanh thu đạt 51.008 triệu đồng giảm 23,8% so với năm 2020; thành phố Hồ Chí Minh doanh thu đạt 49.876 triệu đồng giảm 12.132 triệu đồng và giảm 19,6% so với năm 2020. Các tình thành khác cũng có hướng giảm, giảm mạnh là Kiên Giang năm 2021 doanh thu giảm tới 52% doanh thu so với năm 2020.

Tình hình tiêu thụ theo kênh phân phối

Công ty đã lựa chọn 2 hình thức kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

Hình thức kênh phân phối trực tiếp là các sản phẩm gỗ của công ty sản xuất ra được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, người tiêu dùng đến trực tiếp đại lý lớn đặt tại công ty để tiến hành mua sản phẩm. Tuy nhiên kênh trực tiếp có hạn chế ở chỗ tổ chức và quản lý khá phức tạp, vốn và nhân lực phân tán, chu chuyển vốn chậm nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động trên thị trường hẹp.

Hình thức kênh phân phối gián tiếp là thực hiện bán hàng qua các đại lý thương mại và các cửa hàng chuyên bán sỉ được đặt ở các tỉnh thành. Kênh gián tiếp khắc phục được một số nhược điểm của kênh trực tiếp là thông qua vai trò của các trung gian phân phối giúp công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, có điều kiện tập trung vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhầm giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo thì Luận Văn Tốt sẽ gửi thêm cho các bạn bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cửa Nhôm, Cửa Gỗ, Cơ Khí

hình

Bảng 1.3: Doanh thu tiêu thụ theo kênh phân phối của công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

Hình thức phân phối  

Năm 2019

 

Năm 2020

 

Năm 2021

So sánh

2020/2019

So sánh

2021/2020

Chênh lệch % Chênh lệch %
Trực tiếp 98.076 101.786 79.654 3.710 3,8 -22.132 -21,7
Gián tiếp  
– Các đại lý thương mại 81.454 84.783 58.521 3329 4,1 -26.262 -30,9
–  Các cửa hàng bán sỉ 101.728 103.024 67.175 1296 1,3 -35849 -34,8
Tổng 281.258 289.593 205.350 8.335 3,0 -84.243 -29,1

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)

Bảng 1.3 cho thấy được tình hình doanh thu từ các kênh phân phối của Công ty không đồng đều. Doanh thu từ các kênh phân phối có xu hướng tăng vào năm 2020 so với năm 2019. Tuy nhiên, năm 2021 doanh thu từ tất cả các kênh phân phối đều có xu hướng giảm đi đáng kể.

Trong thời gian qua, công ty đã cố gắng cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt đến khách hàng của mình. Luôn có chính sách thu hút khách hàng truyền thống. Sau đây là doanh thu tiêu thụ sản phẩm đã tiêu thụ trong 3 năm gần đây như sau:

Bảng 1.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

ĐVT: Triệu đồng

Tên sản phẩm  

 

Năm 2019

 

 

Năm 2020

 

 

Năm 2021

So sánh

2020/2019

So sánh

2021/2020

Chênh lệch % Chênh lệch %
Gỗ xẻ 53.897 54.007 40.654 110 0,2 -13.353 -24,7
Viên nén gỗ 52.087 52.876 40.460 789 1,5 -12.416 -23,5
Dăm gỗ 45.009 47.987 36.908 2978 6,6 -11.079 -23,1
Mùn cưa 33.998 36.009 25.876 2011 5,9 -10.133 -28,1
Củi trấu 45.087 46.980 39.800 1893 4,2 -7.180 -15,3
Gỗ vụn 51.180 51.734 21.652 554 1,1 -30.082 -58,1
Tổng 281.258 289.593 205.350 8335 3,0 -84.243 -29,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Thông qua bảng tiêu thụ theo sản phẩm của công ty giải đoạn 2019- 2021 ta thấy lượng sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là gỗ xẻ, viên nén uống và củi trấu.

Gỗ xẻ: Năm 2019 tổng doanh thu đạt được là 49.876 triệu đồng và tăng lên đạt 54.007 triệu đồng tăng 0.2% so với năm 2020. Sang năm 2021 doanh thu giảm 24,7% còn là 40.654 triệu đồng.

Gỗ vụn: Năm 2019 đạt 51.180 triệu đồng và tăng năm 2020 đạt 51.734 triệu đồng, giảm mạnh vào năm 2021 còn là 21.652 triệu đồng giảm 58,1%.

Viên nén gỗ: Năm 2019 đạt 52.087 triệu đồng và tăng 1,5% vào năm 2020 đạt 52.876 triệu đồng năm 2021 giảm 23,5% còn 40.460 triệu đồng. Công ty có hệ thống cung cấp sản phẩm rất đa dạng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.

4.3. Đánh giá thực trạng công tác truyền thông – marketing

Công tác truyền thông của doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh, chủ yếu qua các trang web như facebook, website,… Doanh nghiệp đã và đang áp dụng nhiều chính sách truyền thông để quảng bá tiếp cận khách hàng.

4.4. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty.

Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2019- 2021

ĐVT: Triệu đồng

TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020
+/- % +/- %
1 Doanh thu thuần 281.258 289.593 205.350 8.335 2,96 -84.243 -29,09
2 Tổng số lao động 121 109 99 -12 -9,92 -10 -9,174
 

 

3

 

 

Tổng vốn kinh doanh 110.454 114.080 125.812 3.626 3,28 11.732 10,284
a.Vốn cố định bình quân 34.715 35.325 37.918 610 1,76 2.593 7,340
b.Vốn lưu động bình quân 75.739 78.755 87.894 3.016 3,98 9.139 11,604
4 Lợi nhuận sau thuế 12.098 12.078 9.506 -20 -0,17 -2.572 -21,295

 (Nguồn: Phòng tài chính)

Nhìn vào bảng 1.5 điều đầu tiên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động qua các năm. Năm 2021, công ty đã áp dụng chính sách thu tiền bán hàng mềm dẻo hơn, thay vì yêu cầu thanh toán sớm, công ty đẩy mạnh chính sách chiết khấu trong thanh toán tuy vậy tình hình doanh thu vẫn không có cải thiện, giảm 84.243 triệu đồng tương ứng với giảm 29,09% so với năm 2020.

Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay đầu ra, lợi nhuận được ví như nguồn máu để nuôi sống công ty. Phân tích tình hình lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết được khả năng tồn tại và phát triển trong hiện tại của công ty như thế nào. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 12.078 triệu đồng giảm 0,17% so với năm 2019, năm 2021 giảm mạnh 2.572 triệu đồng giảm 21,295% so với năm 2020.

4.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Môi trường kinh tế:

Yếu tố môi trường tác động mạnh đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm:

– Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

– Hệ thống thuế và mức thuế

– Lạm phát

Nguồn nhân lực:

Vấn đề quan trọng và tác động thường xuyên đến đội ngũ nhân viên chính là những chính sách sử dụng, quản lý lao động của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau để có những hướng đi đúng với thị trường và trong từng giai đoạn cụ thể

 Nhân tố Thị trường:

 Nhân tố thị trường ở đây bao gồm: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.

Nhân tố thị trường sẽ có tác động trực tiếp và mang tính quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất.

Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4.6. Đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp

Điểm mạnh

Là công ty có thương hiệu lớn trên thị trường.

Mạng lưới phân phối rộng.

Tạo được niềm tin đối với khách hàng.

Mẫu mã đa dạng phong phú.

Điểm yếu

Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều.

Giá bán sản phẩm tương đối cao.

Thiết bị công nghệ còn lạc hậu.

Cơ hội

Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế, có nhiều chính sách như đi tắt đón đầu, chính sách thu hút đầu tư. Với quan điểm hợp tác cùng phát triển. Trong nước đã có nhiều chính sách qui hoạch vùng nguyên liệu, chế biến sản xuất, định hướng hỗ trợ cho việc phát triển ngành chế biến gỗ giai đoạn 2020-2030. 

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các loại lâm sản, tăng khả năng hội nhập với thị trường thế giới nhờ nguyên tắc không phân biệt đối xử và chính sách cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi vào thị trường các nước thành viên, kể cả những ưu đãi thuộc quy chế MFN dành cho các nước thành viên WTO.

Thách thức:

– Ngành này hiện đòi hỏi sự sáng tạo, sử dụng công nghệ cao, sản phẩm ngày càng yêu cầu khắt khe về môi trường nên phải tạo được môi trường lành mạnh để thu hút nhóm người trẻ ưu tú toàn xã hội khởi nghiệp trong ngành này. Chứ như hiện nay, các startup đa số đều chọn IT, ăn uống, còn làm sản xuất là rất ít.

– Ứng dụng công nghệ phải đi trước để tránh khó khăn mà các nước đang phải đối diện, khi giá nhân công cao mà mình chưa đủ công nghệ để thay thế, khiến cho giá cả khó cạnh tranh. Đầu tư công nghệ nhiều hơn sẽ giúp cải tiến sản xuất, có lợi nhuận cao hơn; đồng thời giúp tiếp xúc với khách hàng thuận lợi hơn.

Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ sẽ không dừng lại ở đây mời các bạn theo dõi hết phần còn lại nhé

5. Thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp

5.1. Thuận lợi

Các chính sách về đầu tư ngành tái chế gỗ của Đảng và Nhà Nước rất rõ ràng, công minh, phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và nói riêng là đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp tái chế gỗ, luôn kêu gọi và luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.

 Nguồn nhân lực dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao động Việt Nam đủ sức và thừa sức để tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri thức toàn cầu.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam xuất khẩu các loại lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ gỗ, tăng khả năng hội nhập với thị trường thế giới nhờ nguyên tắc không phân biệt đối xử và chính sách cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi vào thị trường các nước thành viên, kể cả những ưu đãi thuộc quy chế MFN dành cho các nước thành viên WTO.

– Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi mở rộng hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, đồng thời tận dụng được lợi thế sẵn có về nhân công, tài nguyên thiên nhiên rừng phong phú nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

– Các doanh nghiệp có khả năng rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tranh thủ và bổ xung các lợi thế sẵn có giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu kỹ thuật công nghệ, đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác.

– Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường được cải thiện nhờ quá trình đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

5.2. Khó khăn

 Ngành chế biến tái chế chất thải gỗ và của Việt Nam còn mang tính đầu tư và sản xuất nhỏ, sản xuất mang tính thủ công, tính cách gia đình, việc tích lũy vốn, để đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của các nước tiên tiến không được chú trọng. Do sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí công lao động thấp, không phải chịu những khoản thuế, các chi phí đónng BHXH, BHYT và các chế độ khác cho người lao động, giá thành cấu thành cho sản phẩm xuất khẩu thấp, vì vậy họ đưa ra giá chào bán sản phẩm xuất khẩu thấp, tạo nên sự mất cân đối về hệ thống giá cả xuất khẩu trong nước và từ giá cả này mà khách hàng áp đặt giá và gây áp lực đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn.

Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất tái chế gỗ, họ không có bất kỳ sự tư vấn, tham mưu nào của các công ty tư vấn, các Hiệp hội ngành gỗ, hoặc các cơ quan hữu quan, dẫn đến việc mất phương hướng mở rộng đầu tư, đi sau các nước em về đầu tư công nghệ, máy móc, và hiển nhiên thua kém nước em về chiếm thị phần trên thương trường quốc tế.

6. Định hướng phát triển của doanh nghiệp

Về sản phẩm

Phát triển đa dạng hóa sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần và sản phẩm có tính công nghệ, kỹ thuật cao. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mà Công ty có tiềm năng và lợi thế.

Về thị trường

Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn hơn.

Trên đây là bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ được Luận Văn Tốt gửi tới các bạn sinh viên đang thực tập, đang và chuẩn bại làm bài báo cáo thực tập. Tuy nhiên đây chỉ là tài liệu để tham khảo nếu các bạn nào có nhu cầu viết Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất Thành Phẩm Gỗ hoàn chỉnh hơn và không bị đạo văn có thể liên hệ với dịch vụ viết báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt bạn nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

 

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ