Mục lục
Việc tìm Các Chỉ Số Để Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp đối với nhiều bạn sinh viên không phải là việc dễ dàng gì, Vậy nên Luận Văn Tốt sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu hữu ích để tham khảo khi làm báo cáo thực tập về Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp bằng cách các bạn được tải Free về để làm tài liệu cho bản thân các bạn. Bài viết được soạn thảo từ những bài báo cáo tốt nghiệp đạt điểm rất cao của các bạn sinh viên giỏi ở những khóa trước. Mong rằng sẽ hỗ trợ được các bạn rất nhiều trong quá trình làm báo cáo của mình
Ngoài ra nếu các bạn có khó khăn trong quá trình làm bài hay khó tìm được công ty thực tập, xin mộc dấu xác nhận của công ty… thì hãy liên hệ ngay Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc các bạn cần một bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh (với mội đề tài) đạt được điểm cao thì các bạn tham khảo dịch vụ viết báo cáo thực tập trọn gói của Luận Văn Tốt bạn nhé.
1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, cho biết tình hình tài sản theo giá trị và nguồn hình thành tài sản thại thời điểm nhất định (tháng, quý, năm). Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, thể hiện qua phương trình kế toán cơ bản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Các Chỉ Số Để Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn và được trình bày bên trái bảng cân đối kế toán. Ngược lại nguồn vốn của doanh nghiệp được bố trí bên phải của bảng cân đối kế toán và cũng được chia thành hai nội dung chính, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền hoặc sử dụng trong khoảng thời gian một năm hoặc một chu kỳ hoạt động. Các tài sản ngắn hạn được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần với khoản mục tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản nhất. Các tài sản này bên cạnh việc cung cấp thông tin về khả năng thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp còn giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp về tình hình sử dụng hàng tồn kho hay việc quản lý các khoản phải thu. Các thành phần của tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Nợ phải trả ngắn hạn là các nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Các khoản mục được bố trí vào nợ ngắn hạn bao gồm phải trả ngắn hạn, vay nợ ngắn hạn, tiền trả trước của khách hàng và các khoản phải trả khác.
Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn là một hí báo nhận diện ban đầu về hiệu quả sử dụng tài sản cũng như tính thanh khoản của doanh nghiệp thông qua chi tiêu vốn lưu động (working capital)
WC = Tài sản ngắn hạn – nợ phải trả ngắn hạn
Vốn lưu động không đủ (WC<0) có thể cho thấy những vấn đề hạn chế khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.Tuy nhiên, quá nhiều vốn hoạt động cũng có thể là một chỉ dẫn về việc sử dụng các tài sản ngắn hạn không hiệu quả.
Tài sản dài hạn và nợ dài hạn.
Tài sản dài hạn là những tài sản không có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động. Đây là những tài sản giúp nhà phân tích có thể đánh giá về các hoạt động đầu tư của doanh ngiệp bao gồm các khoản mục chính sau:
Nhà xưởng, máy móc, thiết bị: Là những tài sản hữu hình được sử dụng để sản xuấ hàng hóa, dịch vụ. Giá trị ghi nhận các tài sản hữu hình này có thể được áp dụng theo mô hình chi phí hình thành hoặc theo mô hình định giá lại tùy theo chế độ kế toán vận hành ở mỗi quốc gia. Theo mô hình dựa trên chi phí hình thành, các tài sản cố định không phải là giá trị quyền sử dụng đất sẽ được báo cáo theo giá trị còn lại. Theo mô hình định giá lại các tài sản này được xác định trên cơ sở giá trị hiện hành trừ đi khấu hao lũy kế.
Tài sản đầu tư: Là các tài sản tạo ra thu nhập từ việc cho thuê hay sử dụng vốn. Giá trị các tài sản đầu tư có thể được ghi nhận theo chi phí khấu hao hoặc theo giá trị hiện hành. Dưới mô hình giá trị hiện hành, bất cứ thay đổi nào trong giá trị hiện hành cũng được ghi nhận trong báo cáo thu nhập.
Tài sản vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, có thể nhận diện được như nhãn hiệu thương mại, bản quyền,… Giá trị lợi thế thương mại chỉ được tạo ra sau một hoạt động mua bán, sáp nhập và có thể ảnh hưởng đến báo cáo kết quả thu nhập của doanh nghiệp do giá trị này không được khấu hao.
Nợ dài hạn thông thường bao gồm các khoản nợ tài chính dài hạn như các khoản vay ngân hàng, nợ phát hành trái phiếu.
Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của cổ đông, vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp, do đó các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.Là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn có thể sử dụng được tại doanh nghiệp có thời hạn khác nhau: nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn), nguồn vốn dài hạn (nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu). Kết cấu vốn dài hạn có thể được đầu tư toàn bộ vào tài sản dài hạn hoặc vào tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn. Ta có:
Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
Trong đó: VLĐ thường xuyên > 0 hay nguồn vốn dài hạn không những đủ đầu tư TSDH mà còn đầu tư vào TSNH. Như vậy, nguồn vốn ngắn hạn được đảm bảo bằng một lượng giá trị TSNH lớn hơn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo.
Nếu VLĐ thường xuyên < 0, thì TSDH của công ty được đầu tư bằng nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không tốt.
2. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, thuế và các khoản phải nộp khác trong những thời kỳ nhất định. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho biết mức lãi, lỗ của doanh nghiệp bằng cách lấy tất cả các khoản tạo nên doanh thu trừ đi chi phí tương ứng. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là phân tích các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí, từ đó đưa ra được lợi nhuận sau thuế, đánh giá được tình trạng hoạt động kinh doanh.
Doanh thu.
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động cũng như quá trình phân tích tài chính, mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của nhà nước thường chia doanh thu thành nhiều phần nhỏ khác nhau:
wDoanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là phần doanh thu mà doanh nghiệp có được nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Đối với doanh nghiệp buôn bán, mục này chính là doanh thu thu được từ việc bán các sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ là doanh thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Các khoản giảm trừ của doanh thu: bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
wDoanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
Thu nhập khác: là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích doanh thu không thể, thể hiện được hết việc công ty có làm ăn hiệu quả hay không mà còn phải phụ thuộc vào các khoản chi phí.
Chi phí.
wGiá vốn hàng bán:
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên giá của sản phẩm.Giá vốn hàng bán được doanh nghiệp tính toán dựa trên cách thức hạch toán của từng doanh nghiệp.Cùng một lượng yếu tố đầu vào nhưng mỗi doanh nghiệp lại có mỗi cách tính ra giá trị của một lượng hàng hóa đầu vào đó khác nhau. Mặt khác giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành của sản phẩm vì vậy mà giá vốn hàng bán là thước đo thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận lớn của doanh nghiệp.
wChi phí quản lý doanh nghiệp:
Gồm các loại chi phí như lương cán bộ công ty nhân viên trong bộ máy quản lý, các chi phí các phòng ban quản lý của công ty. Mặc dù bộ phân quản lý không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại là bộ phận vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp quản lý và thực hiện các chức năng đặc biệt giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt nhất.
wChi phí lãi vay.
Đây là khoản chi phí phải trả cho việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài nhằm mục đích tiêu thụ sản xuất kinh doanh.Chi phí lãi vay cho là condao hai lưỡi mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng nó một cách hợp lý. Mặt tốt của chi phí lãi vay đó là chi phí lãi vay từ các nguồn bên ngoài thường có chi phí thấp hơn khi doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sỡ hữu cộng thêm lãi vay được coi như là tấm:” lá chăn thuế” giúp doanh nghiệp có thể giảm được khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Nhưng mặt hại đó là sử dụng quá nhiều vốn vay và khả năng thanh khoản luôn là một bài toán khó có thể hài hòa được trong doanh nghiệp.
3. Các Chỉ Số Để Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn.
Doanh nghiệp muốn tồn tại được trước tiên thể hiện ở khả năng chi trả các cam kết tài chính ngắn hạn mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh như các hóa đơn mua nguyên liệu, trả lương cho người lao động, chi phí thuê nhà xưởng máy móc,… Như vậy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho biết khả năng đáp ứng các khoản thanh toán ngắn hạn là cao hay thấp và được xác định:
Về mặt lý thuyết, nếu hệ số chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng một doanh ngiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của các tài sản ngắn hạn hiện có. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ này không thấp hơn một là mức tối thiểu cho thấy khả năng tồn tại nhưng thiếu biên độ an toàn. Nếu hệ số này duy trì ở mức quá cao thì lại không tốt khi đứng ở vị trí của doanh nghiệp vì chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu thực tế mà sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả do tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu.
wKhả năng thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn, cho biết với những khoản mục có khả năng thanh khoản cao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền hiện có liệu doanh nghiệp có đảm bảo việc thanh toán kịp thời các khoản nợ không. Thông thường hệ số thanh toán nhanh thường biến động từ 0,5 đến 1 được coi là hợp lý. Tuy nhiên cũng giống như trường hợp hế số thanh toán ngắn hạn khi đánh giá cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh ngiệp đó. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với chính sách thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ vì thời hạn thanh toán của khách hàng nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
wKhả năng thanh toán tức thời.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của DN. Tức là với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, DN có đảm bảo khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Khả năng thanh toán lãi vay.
Hệ số nay cho biết mức độ trang trải chi phí lãi vay từ khoản thu nhập trước khi chi trả lãi suất và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại là những chủ nợ quan tâm tới chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiện trạng doanh nghiệp trong các quyết định tài chính liên quan.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
wVòng quay tổng tài sản.
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
wVòng quay tài sản ngắn hạn.
Hệ số này cho biết trong một năm TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Ngoài ra, hệ số này cho biết mỗi đơn vị TSNH trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Hệ số này đánh giá mức độ sử dụng TSNH trên mối quan hệ so sánh giữa mức sản xuất trong kỳ (tổng doanh thu thuần) với số tài sản ngắn hạn bỏ ra trong kỳ. Hệ số này chứng tỏ tài sản ngắn hạn được luân chuyển nhanh hơn, đồng nghĩa với việc sử dụng TSNH của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
wKỳ luân chuyển TSNH
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày thực hiện một vòng quay TSNH. Vòng quay TSNH càng nhanh thì kỳ luân chuyển TSNH càng được rút ngắn, chứng tỏ TSNH của doanh nghiệp càng được sử dụng hiệu quả
wVòng quay tài sản dài hạn.
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng) để tạo ra doanh thu.
Với mỗi đồng tài sản dài hạn của DN đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bấy nhiêu đồng doanh thu. Tài sản dài hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay càng cao. Đối với DN thương mại, do giá trị tài sản cố định thường không lớn nên tỷ số này cao hơn đối với DN sản xuất. Mặt khác, phương pháp tính khấu hao có ảnh hưởng rất lớn tới mức độ chính xác của chỉ tiêu này.Cho nên, khi xác định giá trị tài sản ròng cần chú ý tới giá trị hao mòn của tài sản cố định và các khoản dự phòng.
wVòng quay các khoản phải thu.
Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.Chỉ số vòng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng.Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số.Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính.
wKỳ thu tiền bình quân.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro. Đó là giá trị hàng hoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến kỳ thu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này. Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị: ngày)
wVòng quay hàng tồn kho.
Là tiêu chuẩn đánh giá xem doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho như thế nào và ra sao, được tính bằng công thức.
Các doanh nghiêp kinh doanh luôn phải tính đến mức dự trữ.Để tránh trường hợp bị ứ đọng thì doanh nghiệp phải có một lượng hàng hóa vừa phải bưởi nếu quá nhiều thì doanh nghêp sẽ mất khoản chi phí để bảo quản.Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Như vậy, chỉ tiêu này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định mức dự trữ an toàn cho doanh nghiệp. Vòng quay càng cao thể hiện khả năng sử dụng TSNH cao.
Hệ số này phản ánh số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.Hệ số này càng cao nghĩa là hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại.Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy nghĩa là lượng dự trữ hàng tồn kho không nhiều, có thể làm gián đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp khi có nhu cầu thị trường tăng đột ngột.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những nội dung được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, cho vay đặc biệt quan tâm bởi nó gắn liền với lợi ích của họ.
wTỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là một hệ số tài chính quan trọng và được sử dụng rộng rãi, là chỉ tiêu được các chủ sở hữu và nhà đầu tư quan tâm. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn của chủ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và được xác định bởi công thức:
Hệ số này càng lớn doanh nghiệp càng có khả năng cao về huy động vốn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và ngược lại. Tuy nhiên, khi đánh giá về hệ số này cần tính đến tác động khuếch đại của đòn bầy tài chính đối với chỉ tiêu lợi nhuận nhằm tránh nguy cơ rủi ro khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm do quy mô vốn của chủ thường nhỏ hơn tổng quy mô vốn huy động.
wTỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả.Tương tự như chỉ số ROE, những chứng khoán có ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng hơn.Và tất yếu những chứng khoán có chỉ số ROA cao cũng có giá cao hơn.
wTỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS).
ROS là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, cho chúng ta biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ suất ROS càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, cho thấy công ty kiểm soát tốt chi phí và tạo ra nhiều lợi nhuận.
4. Phân tích tài chính thông qua mô hình Dupont.
Mô hình Dupont trong phân tích ROA.
wTỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
wTỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Khi áp dụng công thức DuPont vào phân tích, ta nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROA, ROE qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Ví dụ như từ công thức trên, ROA phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Còn chỉ số ROE bị thay đổi có thể do lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và cấu trúc vốn. Phương pháp này có ưu điểm là cho biết việc tập trung vào cải tiến cụ thể các chỉ tiêu sẽ cải thiện Lợi nhuận/ Vốn góp cổ phần bằng cách nâng hệ số lợi nhuận gộp, tăng hệ số vòng quay tổng tài sản hoặc sử dụng đòn bẩy nợ lớn hơn trong giới hạn cho phép. Cụ thể:
Thứ nhất, có thể cải thiện lợi nhuận biên bằng cách nhiều cách, có thể tăng thu nhập hoặc giảm chi phí bằng các cách sau:Giá thành tăng có thể do việc cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc giới thiệu thêm dịch vụ mới, dịch vụ bổ trợ.Giữ nguyên giá nhưng giảm bớt số lượng sản phẩm trong gói hàng.Đề nghị hoặc tăng phí đối với các dịch vụ phụ thuộc như Ngân hàng tăng phí để khóa séc hoặc chặn tờ séc được ký mà không có đủ khả năng chi trả.Cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động., cắt giảm chi phí trên cơ sở ngiên cứu cấu trúc phù hợp của chi phí.
Thứ hai, vòng quay tổng tài sản có thể cải thiện bằng cách: Đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu.Tăng vòng quay hàng tồn kho, có thể bằng phương pháp trữ hàng “fust in time-đúng thời điểm”.Thanh toán cho các nhà cung cấp chậm hơn, do đó các khoản phải trả sẽ tăng lên.Giảm bớt công suất nhàn rỗi của máy móc thiết bị.
Thứ ba, trong giới hạn cho phép có thể tăng tỷ suất đòn bẩy nợ bằng cách sau: Sử dụng nợ dài hạn thay vì vốn góp cổ phần khi cần huy động thêm vốn cho nhà xưởng và trang thiết bị.Mua lại cổ phiếu phổ thông đã đạt được phát hành làm cổ phiếu quỹ.
Bên cạnh đó còn có một vài hạn chế sau: Không bao gồm chi phí sử dụng vốn và mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.
Mô hình Dupnt trong phân tích ROE.
Công thức:
Phương trình trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên VCSH phụ thuộc 2 yếu tố:
- Hiệu quả hoạt động, khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp thể hiện qua ROS.
- Hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua Vòng quay tổng TS.
Như vậy, sự thay đổi của ROE có thể là do ít nhất một trong 2 yếu tố nêu trên gây ra. Mặt khác, doanh nghiệp muốn cải thiện ROE thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả khai thác tài sản và lựa chọn cơ cấu vốn thích hợp.
Trên đây là nội dung Các Chỉ Số Để Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp để giúp các bạn dể dàng hơn trong việc tìm kiếm nội dung cho bài báo cáo Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp của mình. Tuy nhiên nếu trong quá trình làm bài các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn hãy liên hệ ngay Zalo/tele : 0934573149 để Luận Văn Tốt hỗ trợ bạn hoàn thành bài báo cáo thực tập bạn nha.