Các Hình Thức, Phương Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam

Đánh giá post

Bài viết sau đây chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn Các Hình Thức, Phương Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam để các bạn học viên các khối ngành kinh tế khi các bạn tíến hành làm bài luận văn thạc sĩ về đề tài Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài. Nội dung của bài viết bao gồm các hình thức đầu tư trực tiếp, các phương thức đầu tư trực tiếp và quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nội dung được Luận Văn Tốt soạn thảo từ nguồn thông tin uy tín và những bài luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ rất thành công. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trước khi tiến hành làm bài tốt nghiệp của mình.

Trong quá trình làm bài nếu các bạn cần thêm tài liệu tham khảo hoặc gặp khó khăn, bế tắc về bài làm thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt qua Zalo/tele : 0934573149 hoặc dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé

1. Các hình thức đầu tư trực tiếp

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ở Việt Nam với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các nhà đầu tư có quyền tự quyết trong mọi vấn đề, ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước nhận đầu tư đưa ra.

Hình thức liên doanh với nước ngoài. Ở nước ta, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia không có cùng quốc tịch. Bằng cách thực hiện ký kết các hợp đồng cùng tham gia góp vốn, cùng nhau quản lý và đều có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ thực hiện phân chia lợi nhuận và phân bổ rủi ro như nhau.

Hình thức (BCC) hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư được nhà nước ta cho phép theo đó bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa hai bên. Trong thời gian thực hiện hợp đồng các bên phải xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mỗi bên mà không tạo ra một pháp nhân mới và mỗi bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức rất phổ biến và có nhiều ưu thế đối với việc phối hợp sản xuất các sản phẩm có tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thật cao đòi hỏi sự kết hợp thế mạnh của các bên tham gia hợp đồng BCC.

2. Các phương thức đầu tư trực tiếp

Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều phương thức để tiến hành đầu tư vào các nước, thông thường thì các dự án phần lớn được tiến hành trên cơ sở ký kết giữa Chính phủ nước sở tại và các tổ chức nước ngoài để xây dựng các công trình phúc lợi như hình thức xây dựng chuyển giao kinh doanh hoặc có thể xây dựng các công trình giao thông, cầu cống… thông qua hình thức xây dựng kinh doanh chuyển giao hoặc có thể đầu tư thông qua khu chế xuất.

Phương thức BOT hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (Build operation-transfer). Phương thức này thực hiện việc ký kết văn bản giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng như cầu đường, bến cảng, nhà máy. Việc thực hiện thông qua các dự án với 100% vốn nước ngoài cũng có thể do nhà đầu tư cộng tác với Chính phủ nước sở tại và được thực hiện đầu tư trên cơ sở pháp lệnh của nhà nước đó. Với hình thức đầu tư này nhà đầu tư sau khi xây dựng hoàn thành dự án thì được quyền thực hiện kinh doanh khai thác dự án để thu hồi vốn và có được lợi nhuận hợp lý sau đó phải có trách nhiệm chuyển giao công trình lại cho phía chủ nhà mà không kèm theo điều kiện nào.

        Khi thực hiện dự án BOT các nhà đầu tư được hưởng những lợi thế đặc biệt như: Thuế lợi tức, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu; được quyền ưu tiên trong sử dụng đất đai đường sá.

– Phương thức BTO hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (Build- transfer-operation). Sau khi đã xây dựng hoàn thành dự án phải thực hiện chuyển giao ngay cho bên chủ đầu tư nhưng vẫn được quyền kinh doanh trên công trình đã xây dựng để thu hồi vốn đầu tư và kiếm lợi nhuận trong một thời gian nhất định.

– Phương thức BT hợp đồng xây dựng chuyển giao (Build-transfer). Đây là hình thức sau khi xây dựng xong thì thực hiện chuyển giao, sau đó thì các nhà đầu tư được phía chủ đầu tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện một dự án khác với nhiều ưu đãi hơn nhằm giúp các nhà đầu tư thu hồi lại phần vốn đã bỏ ra và có lãi nhất định. Điểm mạnh của hình thức này là các nhà đầu tư nhận được nhiều ưu đãi về lợi thế và thuế, bên cạnh đó tính khả thi của các dự án này cũng rất cao và có lãi suất tốt.

– Khu chế xuất công nghiệp: Luật pháp Việt Nam quy định khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định do chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp.

Như vậy theo nghĩa rộng khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ sở tại cho phép chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động sản xuất, nó là khu biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng cố định ranh giới và ấn định nguồn hàng ra vào khu vực.

Ngoài những mục đích chung của việc thu hút đầu tư nước ngoài như giải quyết khó khăn về vốn việc làm, tiếp thu công nghệ hiện đại, học tập tiếp thu công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, tận dụng nguồn nguyên nhiên vật liệu. Việc xây dựng khu chế xuất còn nhằm mục đích tăng xuất khẩu, tăng các khoản thu ngoại tệ cho đất nước, từng bước thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến, mở ra khả năng phát triển công nhhiệp theo hướng hiện đại hoá, góp phần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Các Hình Thức, Phương Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam
Các Hình Thức, Phương Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam

XEM THÊM :  Luận Văn Thạc Sĩ Tiếng Anh Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi)

3. Quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.1. Khái niệm về pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài

Pháp Luật đầu tư là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật đó được quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ. Pháp luật đầu tư là hình ảnh phản chiếu các quan hệ kinh tế – xã hội trong lĩnh vực đầu tư của nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng quy trình lập pháp nói chung và xây dựng pháp luật về đầu tư nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quan hệ kinh tế trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường. Các quan hệ thị trường được thể hiện một cách gián tiếp qua các nội dung điều chỉnh của pháp luật về đầu tư manh nha là từ Điều lệ đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 115/CP ngày 18/4/1977, sau đó là Luật Đầu tư nước ngoài 1988 (được sửa đổi, bổ sung và các năm 1990, 1993, 1996 và 2000 tiếp đến là Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (được sửa đổi vào năm 1998), Luật đầu tư 2005, Luật đầu tư 2014 và hiện nay là Luật đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 của Quốc Hội và hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Bên cạnh đó là hàng loạt các Luật chuyên ngành điều chỉnh các nội dung liên quan đến đầu tư như Luật đất đai, Luật Môi Trường, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật đấu thầu, Luật chứng khoán…

Trên cơ sở đó có thể hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

3.2. Đặc điểm và vai trò của pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đặc điểm pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

+ Theo quy định của Luật đầu tư 2020 nội dung của quan hệ đầu tư chỉ bao gồm quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trên các hình thức cơ bản đó là: Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh; thành lập doanh nghiệp Liên doanh; thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

+ Chủ thể của quan hệ đầu tư nước ngoài bao gồm bên nước ngoài và bên Việt Nam.

Bên nước ngoài bao gồm các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế.

Bên Việt Nam bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký gồm bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thủ tướng chính phủ chỉ định ký kết và thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT với nhà đầu tư nước ngoài.

+ Các hình thức đầu tư: Pháp luật Luật đầu tư nước ngoài của nước ta quy định 5 hình thức đầu tư bao gồm:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

Thực hiện dự án đầu tư;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

– Vai trò của pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Pháp luật về đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến việc các tổ chức, cá nhân có vốn, có tài sản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của bên đầu tư và bên nhận đầu tư và các bên liên quan trong hoạt động đầu tư vào nước ta. Đồng thời điều chỉnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo “một sân chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư.

3.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Pháp luật về Các Hình Thức, Phương Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài nằm rải rác ở nhiều đạo luật khác nhau, tạo nên một cơ chế điều chỉnh toàn diện. Nhìn tổng thể, pháp luật đầu tư nước ngoài có những nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật về đầu tư nước ngoài quy định về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ hai, pháp luật về đầu tư nước ngoài quy định các lĩnh vực ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ ba, pháp luật về đầu tư nước ngoài quy định đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Nội dung bài này chia sẻ Các Hình Thức, Phương Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam Nội dung được trích dẫn từ một số luận văn thạc sĩ và luận văn đại học bảo vệ thành công và được đánh giá cao. Nhưng tài liệu mang tính chất tham khảo các bạn nếu sử dụng sẽ bị dính các lỗi về đạo văn. Hiện nay bên mình có hỗ trợ dịch vụ viết luận văn thạc sĩ hãy liên hệ zalo/tele : 0934573149 hoặc luanvantot.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ