Mục lục
Hoạt động bảo quản thuốc
1. Sắp xếp và bảo quản thuốc
1.1. Sắp xếp thuốc
– Thuốc tại nhà thuốc Việt Pháp I được phân chia theo từng ngành riêng biệt: Thuốc không để lẫn với thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và dụng cụ y tế. Các thuốc trong tủ đều được sắp xếp gọn gàng, khoa học, đảm bảo nguyên tắc 3 dễ đó là: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
– Thuốc được xếp theo loại kê đơn, không kê đơn. Trong mỗi loại lại được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý. Trong cùng nhóm có cả thuốc kê đơn và không kê đơn, các thuốc kê đơn được xếp riêng một bên, thuốc không kê đơn được xếp riêng bên cạnh.
Thuốc KSĐB để ở khu vực riêng, ghi rõ trên tủ là Tủ thuốc KSĐB
– Hàng nặng để dưới hàng nhẹ để trên, chai lọ, ống tiêm để nơi chắc chắn, không chồng lên nhau.
– Những hộp đã bán lẻ luôn được đánh dấu bên ngoài vỏ hộp, tránh tình trạng mở nhiều hộp lẻ, và bán nhầm cho khách hàng.
– Thuốc có thời hạn sử dụng ngắn thì xếp ở ngoài, thuốc có hạn sử dụng dài thì xếp vào trong; Thuốc nào nhập trước thì bán trước, thuốc nào nhập sau thì xuất sau.
1.2. Bảo quản thuốc
– Nguyên tắc bảo quản thuốc củ NTVP I: Bảo quản thuốc theo quy định ghi trên nhãn, bao bì của thuốc.
– Cụ thể việc bảo quản tại NTVP I như sau:
Tại nhà thuốc NTVP I, đặc biệt là mùa hè, nhân viên luôn bật điều hòa nhiệt độ để duy trì ở nhiệt độ khoảng 25oC và độ ẩm không khí khoảng 65%:
+ Thuốc có nhãn ghi điều kiện bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng mặt trời thì nhà thuốc trưng bày và sắp xếp lên các tủ kính, trước khi sắp xếp luôn lau sạch bụi tủ và kéo cửa kính để ngăn bụi.
Hàng ngày nhân viên nhà thuốc luôn theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bằng nhiệt ẩm kế tự động, có kết nối với máy tính và in ra hàng tuần. Nhiệt ẩm kế có bộ phận cảnh báo khi quá 30oC và độ ẩm quá 75%, sẽ có tiếng kêu “tít”, Khi đó nhân viên nhà thuốc sẽ phải bật điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong giới hạn cho phép.
+ Với những thuốc yêu cầu bảo quản ở 8oC – 15oC, nhà thuốc để trong ngăn mát tủ lạnh như voltaren đặt, Prednyl 1500IU, efferagan đặt. Với thuốc tiêm Insulin, nhiệt độ bảo quản từ 2 – 8oC, nhà thuốc thường bảo quản ở ngăn mát trên cùng giáp với ngăn đá của tủ lạnh
+ Những thuốc cần tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhà thuốc để vào vị trí ngăn tủ giao dịch bán hàng với khách có dán poster của các hãng thuốc để tránh được ánh sáng chiếu vào như Vitamin C…
2. Theo dõi chất lượng thuốc, hạn dùng
Theo dõi chất lượng thuốc:
– Tại NTVP, việc kiểm tra chất lượng được tiến hành thường xuyên. NVBH kiểm tra chất lượng thuốc trước khi giao hàng cho khách. Hàng ngày, NVBH thường vệ sinh tủ thuốc, lau dọn, khi xếp lại thuốc vào các ngăn tủ đồng thời quan sát, kiểm tra chất lượng luôn. Kiểm tra chất lượng có thể tiến hành đột xuất khi có phản ánh của khách hàng về chất lượng thuốc hoặc khi có quyết định thu hồi của Cục qQuản lý dược hoặc của chính nhà sản xuất.
-Việc kiểm tra chất lượng thuốc còn được thực hiện định kỳ 3 tháng một lần. Định kỳ kiểm tra chất lượng tiến hành đồng thời với việc kiểm tra hạn dùng và kiểm kê thuốc
– Phương pháp kiểm tra chất lượng là phương pháp cảm quan. Quan sát hình thức của sản phẩm để phát hiện thuốc không đạt. Cụ thể với từng dạng bào chế như sau:
Với viên nén: kKiểm tra độ ẩm của thuốc bằng cách lắc nhẹ vỉ hoặc lọ và nghe tiếng kêu của nó, đồng thời kiểm tra màu sắc của viên (nếu có thể).
Với viên bao: kKiểm tra bề mặt không dính ướt, không nứt vỡ, không chảy nước (viên bao đường).
Với thuốc đạn, trứng: Không chảy nước
Với siro thuốc, thuốc nước: Phải trong, không lắng cặn, không biến chất, không lên men, đường không bị kết tinh trở lại.
Với thuốc tiêm: Dạng bột kiểm tra độ khô tơi bằng cách lắc nhẹ lọ thuốc, khi lắc ngược lọ bột thuốc chảy đều, bột thuốc không chảy theo hình dạng của lọ.
Thuốc bột: Lọ hoặc gói bột thuốc đồng nhất màu sắc, không vón cục, khi lắc nhẹ gói thuốc thấy bột khô tơi hoặc khi lắc ngược lọ bột thuốc chảy đều, bột thuốc không chảy theo hình dạng của lọ.
Thuốc mỡ, gel, kem: Tuýp thuốc không bị móp, biến dạng, dung dịch đồng nhất, không có bọt khí bên trong.
Khi kiểm tra nếu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhân viên sẽ để ở khu vực chờ xử lý và báo cho DSPTCM. Nhà thuốc tiến hành thu, trả lại đơn vị cung cấp nếu thuốc vẫn còn hạn dùng dài, hoặc để xử lý hủy theo đợt, trong một vài trường hợp có thể lấy mẫu gửi kiểm nghiệm khi có nghi ngờ về chất lượng.
Theo dõi hạn sử dụng thuốc: Dựa vào phần mềm quản lý thuốc và kiểm kê Nhà thuốc có thể nắm bắt được hạn sử dụng thuốc và thường xuyên phân loại, giám sát các thuốc ngắn hạn (trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm hiện tại đến ngày hết hạn) và các thuốc đó được nhà thuốc vào sổ theo dõi riêng vì vậy việc theo dõi về chủng loại, số lượng thuốc ngắn hạn được kiểm soát rất chặt chẽ.
3. Kiểm kê, bàn giao
3.1 Kiểm kê
– Nhà thuốc Việt Pháp I lên kế hoạch, kiểm kê, kiểm soát chất lượng định kỳ các sản phẩm tại Nhà thuốc ba tháng 1 lần . Định kỳ kiểm tra số lượng thuốc thực tế tại Nhà thuốc và số lượng trên sổ sách. Biên bản kiểm kê được lưu vào hồ sơ của Nhà thuốc.
– Kiểm kê, thường kết hợp luôn với kiểm tra chất lượng và hạn dùng của thuốc. Sau kiểm kê, nếu phát hiện thuốc kém chất lượng hoặc hết hạn dùng, NVBH chuyển các loại thuốc đó vào ô tủ thuốc “chờ xử lý” để tiến hành hủy thuốc theo đợt
3.2. Bàn giao
Vì NTVP I bán hàng theo ca, nên việc bàn giao diễn ra hàng ngày giữa các ca.
– Khi hết ca Nhân viên làm ca sáng tại Nhà thuốc Việt Pháp I tiến hành bàn giao ca cho Nhân viên làm ca chiều. Nhân viên của ca sáng sẽ in báo cáo tồn, báo cáo hàng hóa trong ca và tiến hành giao ca sau, về số lượng thuốc tồn thực tế, số tiền bán hàng thực tế. Số tiền bán hàng phải khớp với báo cáo tồn, báo cáo bán hàng in từ phần mềm, giao cho ca sau.
– Bàn giao các trang thiết bị, tài sản, sổ sách cho nhân viên ca chiều.
– Hết ngày nhân viên ca tối sẽ bàn giao sổ sách ghi chép, tiền hàng cho DSPTCM của nhà thuốc.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuốc
– Nhà thuốc Việt Pháp I đã sử dụng phần mềm quản lý Nhà thuốc GPP của Viettel nên rất thuận lợi trong việc theo dõi mua và bán hàng; Kiểm kê thuốc; Thống kê báo cáo; Cảnh báo thuốc sắp hết hạn dụng…
– Nhà thuốc còn có hệ thống camera an ninh giám sát trong Nhà thuốc
…………………………………………………………………………………
Trên đây là mẫu Báo cáo thực tập Các hoạt động bảo quản thuốc tại nhà thuốc, của Luận Văn Tốt với mục tiêu muốn gửi đến các bạn các bài hay và chỉnh chu nhất, nếu bạn nào đang có nhu cầu tìm bài liên quan thì đây là một bài mẫu bổ ích, phù hợp nhất dành cho các bạn. Nếu các bạn có khó khăn, chưa thể hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình, thì hãy liên hệ với Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt để chúng tôi được hỗ trợ tận tình và làm bài trọn gói bao mộc, dấu cho các bạn nhé.
Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149