Các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại

Đánh giá post

Tham khảo ngay Các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại của website Luận Văn Tốt gửi đến các bạn sinh viên đã và đang thực tập tại ngân hàng, với mong muốn hỗ trợ cho các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm bài mẫu để tham khảo cho bài báo cáo thực tập của mình, hy vọng mẫu bài báo cáo thực tập dưới đây sẽ là một mẫu tài liệu có ích được gửi đến các bạn sinh viên đang có nhu cầu.

Ngoài ra, các bạn nào đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu, cũng như khó khăn trong quá trình viết bài, thì tại Luận Văn Tốt cũng có dịch vụ hỗ trợ viết bài báo cáo thực tập, trọn gói, bao mộc công ty, dành cho bạn nào không có thời gian làm bài, với chi phí vô cùng phù hợp.

1. Các loại dịch vụ ngân hàng

1.1 Dịch vụ huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
(Theo Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, TS Nguyễn Minh Kiều, 2007)
Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại quy định các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại như sau:
– Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
– Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấpthuận.
– Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác họat động tại Việt Nam và của các tổ chức nướcngoài.
– Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Đứng ở góc độ sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, dịch vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu bao gồm các hình thức như sau:
a. Huy động qua tài khoản tiền gửi: Hiện nay có nhiều hình thức tiền gửi khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiếtkiệm,…
b. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá (phát hành các công cụ nợ): Ngoài huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi, các ngân hàng thương mại còn huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi,…

XEM THÊM Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking tại Ngân hàng 

1.2 Dịch vụ tín dụng:

Dịch vụ cấp tín dụng là việc Ngân hàng chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang khách hàng trong một khoản thời gian nhất định và khách hàng phải trả cho ngân hàng một chi phí nhất định.
Hoạt động cấp tín dụng bao gồm các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các hình thức khác theo quy định.

1.3 Dịch vụ thẻ

Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và là một sản phẩm tài chính cá nhân mà ngân hàng phát hành và cung cấp cho khách hàng nhằm sử dụng trong giao dịch thanh toán, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút số lượng khách hàng mới, tăng huy động, tăng thu dịch vụ cho ngân hàng qua đó giúp các ngân hàng thương mại quảng bá và mở rộng thương hiệu cũng như uy tín của ngân hàng đến công chúng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cung cấp đến khách hàng rất nhiều dịch vụ thẻ tiện ích tuy nhiên nhìn chung được chia thành 2 loại: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (nội địa và quốc tế).
+ Thẻ ghi nợ là thẻ do ngân hàng phát hành cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (đối với thẻ nội địa) và nước ngoài (đối với thẻ quốc tế), giúp khách hàng chủ động quản lý tài khoản và tiền mặt mọi lúc mọi nơi nhằm mục đích thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và gửi rút tiền mặt tại các máy ATM.
+ Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành cho Khách hàng dưới hình thức chủ yếu là “ứng trước trả sau”, đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu, mua sắm, ăn uống, giải trí hay du lịch…được lưu hành trên toàn thế giới.

1.4 Dịch vụ thanh toán

Theo Nghị định của Chính phủ số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán.Các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng thương mại đang cung cấp hiện nay rất đa dạng như chuyển tiền nội bộ trong hệ thống ngân hàng, chuyển tiền khác hệ thống giữa các ngân hàng thương mại, chuyển tiền TTQT và thanh toán bù trừ. Các phương tiện thanh toán thông dụng bao gồm: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ thanhtoán,…

Các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại
Các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại

1.5 Dịch vụ ngân hàng điện tử

“Ngân hàng điện tử” là một trong nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại của Ngân hàng với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và giao dịch đơn giản đồng thời giúp ngân hàng phát triển dịch vụ này có thể thu hút thêm khách hàng, góp phần tăng doanh thu. Các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay có thể kể đến:
Call Center: Là một trung tâm hỗ trợ dịch vụ của mỗi ngân hàng thương mại nhằm mục đích giải đáp các thắc mắc hoặc xử lý những khiếu nại của khách hàng.
Ví dụ trung tâm 247 của ngân hàng Quân đội, tổng đài 247/247 của ngân hàng Á Châu, tổng đài 24/7 của ngân hàng Eximbank,..

Phone Banking: là loại hình dịch vụ trả lời tự động từ điện thoại cố định của các ngân hàng thương mại nhằm giải đáp các thắc mắc của khách hàng về lãi suất, tỷ giá, thông tin cá nhân của kháchhàng,…
Mobile Banking: là hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng qua điện thoại di động. Khách hàng được cài đặt số điện thoại di động liên kết với các giao dịch liên quan đến tài khoản tại ngân hàng. Từ đó khách hàng có thể cập nhật sự biến động của tài khoản hoặc thực hiện các giao dịch xem số dư, chuyển khoản, liệt kê giao dịch, nhận thông báo lãi suất, tỷ giá qua tin nhắn SMS, và thực hiện các giao dịch thanh toán như thanh toán tiền điện, nước, internet,…

Home Banking: là loại dịch vụ khách hàng có thể thực hiện thông qua hệ thống máy tính tại nhà được ngân hàng cài đặt phần mềm liên kết với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua modem – đường điện thoại quay số, khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ số này mới kết nối được với hệ thống HomeBanking của ngân hàng để thực hiện các giao dịch chuyển khoản và thanh toán.
Internet Bankinglà dịch vụ ngân hàng mà khách hàng thực hiện các giao dịch thông qua Internet. Khách hàng truy cập vào website của ngân hàng để thực hiện các giao dịch.

1.6 Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ chính nêu trên, hiện nay các ngân hàng thương mại đang triển khai rất nhiều gói sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Đối với các khách hàng doanh nghiệp có các sản phẩm như bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, mở LC, chiết khấu bộ chứng từ, sản phẩm phái sinh, dịch vụ tư vấn, đầu tư tài chính,..
Đối với các khách hàng cá nhân có các sản phẩm thu hộ, chi hộ, chuyển tiền du học, chứng minh tài chính,…

Trên đây là Các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm các mẫu tài liệu liên quan, nếu mẫu trên vẫn chưa đáp ứng được các bạn, hãy nhắn tin zalo để mình có thể gửi thêm nhiều bài nhé.

LƯU Ý CÁC BẠN SINH VIÊN NÀO MUỐN TẢI FULL BÀI NÀY VỀ, HÃY NHẮN TIN ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI FILE QUA NHÉ, CÁC BẠN THÔNG CẢM DO DUNG LƯỢNG WEB CÓ HẠN NÊN KHÔNG THỂ ĐĂNG TẢI NGUYÊN BÀI ĐƯỢC.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ