Với đề tài luận văn thạc sĩ về Các Nghiên Cứu Về Trí Tuệ Cảm Xúc Nước Ngoài Và Việt Nam chắc hẳn sẽ rất khó cho bạn vì khái nịêm về trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence quotient – EQ) đang không ngừng được nghiên cứu, bởi trí tuệ cảm xúc là quản lý cảm xúc của bản thân theo những cách tích cực để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác… Trí tuệ cảm xúc giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt và thành công hơn, đạt được các mục tiêu công việc. Mong rằng với nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn sẽ phát huy trí tuệ cảm xúc của mình hoàn thành bài luận văn thạc sĩ với đề tài trí tuệ cảm xúc hiệu quả nhất
Quá trình làm bài nếu các bạn gặp khó khăn, cần hỗ trợ tài liệu tham khảo, các bài mẫu hay…thì hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 để được cung cấp và hỗ trợ kịp thời.
1. Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở nước ngoài.
Khoảng những thập niên cuối thế kỷ XX, trí tuệ cảm xúc được biết đến như một hiện tượng tâm lí mới. Trong nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng: khái niệm trí tuệ không chỉ bao hàm năng lực nhận thức mà còn cả kinh nghiệm và cảm xúc của con người. Bắt nguồn từ nước Mỹ, phong trào Các Nghiên Cứu Về Trí Tuệ Cảm Xúc phát triển rất mạnh mẽ với các nhà tâm lý học kiệt xuất:
Năm 1930: E.L.Thorndike nhận dạng trí tuệ cảm xúc với tên gọi “Trí tuệ xã hội”. Theo ông, TTXH là năng lực hiểu và điều khiển những người đàn ông, đàn bà, con trai và con gái sử dụng để hoạt động một cách khôn ngoan, sáng suốt trong các mối quan hệ của con người”.[1]
Năm 1960: Walter Mischel tiến hành trắc nghiệm để đo năng lực chế ngự cảm xúc tại một nhà trẻ ở trường Đại học Stanford.[19]
Năm 1983: Howard Gander cho ra đời tác phẩm “Frames of mind” như là một tuyên ngôn chống lại độc quyền IQ. Ông đưa ra mô hình đa trí tuệ và cho rằng trí tuệ cá nhân gồm hai loại: trí tuệ liên nhân cách (Interpersonal Intelligence) và trí tuệ về bản thân (Intrapersonal Intelligence). Howard Gander cho rằng hai loại trí tuệ này cũng quan trọng như trí thông minh (IQ). [1, 6]
Năm 1985: Rewven Bar- On, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ EQ trong luận án tiến sĩ của mình. Ông đưa ra mô hình trí tuệ cảm xúc theo kiểu hổn hợp từ việc xem xét những nghiên cứu tâm lý về đặc tính của nhân cách có liên quan đáng kể đến sự thành công trong cuộc sống và nhận diện năm khu vực (nhân tố) bao quát về mặt chức năng phù hợp với sự thành công trong cuộc sống. Cho đến 15 năm sau, Bar – On định nghĩa: “TTCX như là một dãy các phi năng lực và những kĩ năng ảnh hưởng đến năng lực của một người thành công trong việc đương đầu với những đòi hỏi và sức ép từ môi trường”.
Năm 1970: Perter Salovey và John Mayer công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về TTCX: “Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng nhưng thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình”. Cũng trong năm này, Mayer, Salovey cùng với M.T.Đipaolo công bố bộ trắc nghiệm đo TTCX, dẫn đầu sự phát triển khoa học về lý thuyết và phương pháp xác định chỉ số EQ.[3, 16]
Năm 1995: Daniel Golenman cho ra đời cuốn sách “Emotional Intelligence –Trí tuệ cảm xúc”, ông nghiên cứu trí tuệ cảm xúc theo lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc theo mô hình trí tuệ cảm xúc hỗn hợp. Theo ông, trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực: sự tự chủ; lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cũng như khả năng và sự kích thích hành động.[35, 14]
Năm 1997: Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực được Perter Salovey và John Mayer xây dựng dựa trên định nghĩa TTCX năm 1990 trong cuốn “Imagination, cognition and personality” như sau: “TTCX như là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm; hòa xúc cảm vào suy nghĩ; có thể hiểu và phân tích bằng xúc cảm; đồng thời có khả năng định hướng, điều khiển, kiểm soát xúc cảm của bản thân và của người khác nhằm gia tăng sự phát triển cảm xúc và trí tuệ”.[1, 16]
Năm 2000: Daniel Goleman đưa ra bốn biểu hiện của trí tuệ cảm xúc là tự biết mình; tự kiểm soát, tự quản; nhận biết các quan hệ xã hội; kiểm soát, điều khiển các mối quan hệ xã hội. [33]
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, có thể nói có ba đại diện tiêu biểu đã đi sâu Các Nghiên Cứu Về Trí Tuệ Cảm Xúc dưới những cách tiếp cận khác nhau, trong đó R.Bar- On tiếp cận trí tuệ cảm xúc dưới góc độ nhân cách, P.Salovey và J.Mayer nghiên cứu dưới góc độ nhận thức và Daniel Goleman tiếp cận dưới góc độ hiệu quả công việc.
XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Y Học
2. Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc tại Việt Nam
Năm 1997: từ ngữ “trí tuệ cảm xúc” lần đầu tiên được nhắc đến trong chương trình KHXH cấp nhà nước KX-07 do GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm.
Tháng 12 năm 2000, tạp chí Tâm lý học số 6 của viện Tâm Lý Học thuộc Trung tâm Khoa học Xã Hội và nhân văn quốc gia (nay là viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam) lần đầu tiên đăng loạt bài chuyên khảo về Trí tuệ cảm xúc của PGS.TS Nguyễn Huy Tú: “Trí tuệ cảm xúc – bản chất và phương pháp chẩn đoán”
Chương trình Khoa học cấp nhà nước KX – 05 chu kỳ 2001- 2005 do GS. TSKH Phạm Minh Hạc chủ nhiệm: “Trí tuệ cảm xúc được xác định là một trong ba thành tố trí tuệ (trí thông minh, trí sáng tạo và trí cảm xúc). Đề tài này mở đầu cho các công trình nghiên cứu trí tuệ cảm xúc sau này.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Công Khanh cũng đề cập đến “các mô hình lý thuyết về trí thông minh cảm xúc” trên tạp chí Giáo dục [7]. Tác giả Nguyễn Huy Tú với một số bài viết như: “Chỉ số thông minh cảm xúc cao – một tiền đề thành công” trên tạp chí Giáo dục.[15]
Năm 2004, Luận văn thạc sĩ tâm lý học của Dương Thị Hoàng Yến về “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội”, trường ĐHSP Hà Nội.[32]
Năm 2005, khóa luận tốt nghiệp của Trần Thanh Tùng về “khảo sát mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GVMN ở TP HCM”[25]. Tác giả Trần Kiều đề cập đến trí tuệ cảm xúc trong cuốn “Trí tuệ và đo lường trí tuệ”.[15]
Năm 2007, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (Hà Nội) nhiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên) thực trạng và giải pháp (2007) cho thấy trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến việc xây dựng, thiết lập, vận hành các mối quan hệ xã hội nói riêng và phát triển nhân cách của sinh viên nói chung[1,9].
Tác giả Phan Trọng Nam với luận văn thạc sĩ bàn về “Mức độ trí thông minh và trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học sư phạm Đồng Tháp”.[10]
Năm 2008, Cao Văn Quang với khóa luận: “Tìm hiểu những biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh một số trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh”. [15]
Năm 2009, Nguyễn Minh Anh có bài viết: “TTCX với nội dung phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ trong chương trình GDMN mới” – kỷ yếu hội thảo trường cao đẳng Sư phạm TW TP Hồ Chí Minh .
Năm 2010, Võ Hoàng Anh Thư với luận văn Thạc sĩ “TTCX của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng”.[18]
Năm 2013, Lê Thị Ngọc Thương với nghiên cứu khoa học “Khảo sát năng lực cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn TP HCM”[19]. Ngô Thị Thạch Thảo với luận văn thạc sĩ “Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh”.[17]
Năm 2015, Trần Lý Vũ với luận văn thạc sĩ “Trí tuệ cảm xúc của cán bộ đoàn tại tỉnh Bình Định”. [31]
Năm 2016, Đào Thị Huệ với luận văn thạc sĩ tâm lí học vế “Kỹ năng quản lý cảm xúc của điện thoại viên tại trung tâm chăm sóc khách hàng tập đoàn viễn thông quân đội Viettel”.[6]
Nhìn chung, có rất nhiều công trình Các Nghiên Cứu Về Trí Tuệ Cảm Xúc trong và ngoài nước về trí tuệ cảm xúc bước đầu đã đạt được những kết quả. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu đến trí tuệ cảm xúc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, để từ đó xây dựng một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Hy vọng Các Nghiên Cứu Về Trí Tuệ Cảm Xúc Nước Ngoài Và Việt Nam sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị giúp các bạn quản lý những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực và tập trung hoàn thành bài luận văn thạc sĩ về đề tài Trí tuệ cảm xúc. Nếu các bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình làm bài hoặc các bạn cần một bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh (với mọi đề tài ) được đánh giá cao thì các bạn liên hệ với luanvantot.com. Chúc các bạn thành công với bài luận văn thạc sĩ của mình.