Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính

Đánh giá post

Bài viết Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính dành cho các bạn sinh viên khi làm bài khóa luận tốt nghiệp về đề tài Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính. Bài viết đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính gồm có nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn tìm ra được phương hướng cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Nếu các bạn vẫn còn khó khăn hay các bạn còn đang loay hoay về bài làm không biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ với chúng tôi zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn về bài làm hoàn toàn miễn phí hoặc các bạn cần một bài khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh (với mọi đề tài) được đánh giá cao thì tham khảo dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của luanvantot.com bạn nhé

1.Các nhân tố chủ quan Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính

– Tâm lý của nhà quản trị tài chính: Đây là nhân tố quan trọng của nhà quản lý tài chính. Nếu với nhà quản lý tài chính có tâm lý “phóng khoáng” và ưa sự thích mạo hiểm thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính sẽ cao, doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều nợ. Ngược lại, những nhà quản trị tài chính có tâm lý “bảo thủ” thì họ thường lựa chọn phương án tài trợ dùng rất ít nợ thậm chí là không dùng nợ mà họ chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính là không hiệu quả.

– Trình độ người lãnh đạo: Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là khó khăn khi những nhà lãnh đạo có trình độ không cao, không hiểu thấu đáo được tác động 2 mặt của đòn bẩy nên sẽ không sử dụng nó một cách có hiệu quả. Ví dụ nhà lãnh đạo dùng đòn bẩy tài chính một cách vô thức khi nó đang thể hiện mặt trái dẫn đến hậu quả không tốt cho doanh nghiệp (trong khi tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều lần chi phí lãi vay thì việc sử dụng nợ nhiều sẽ càng làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng thấp) dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc nặng hơn là nguy cơ phá sản. Do đó, trình độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.

– Chiến lược phát triển doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi là rất cần thiết. Khi đó đòn bẩy kinh doanh sẽ phụ thuộc vào quyết định của các nhà quản trị tài chính. Nếu doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực nhiều rủi ro hơn thì rất có thể đòn bẩy kinh doanh sẽ được sử dụng ít đi trong tương lai nhằm không làm tăng hơn nữa rủi ro đối với doanh nghiệp.

– Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động là nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu sử dụng đòn bẩy hoạt động không tốt thì thu nhập trước thuế và lãi vay không tăng lên thậm trí còn làm giảm thu nhập trước thuế và lãi vay điều này tất yếu sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp cũng khó có thể quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc sử dụng nó còn phụ thuôc vào nhiều nhân tố khách quan khác như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp,…

– Uy tín doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp tìm được nguồn để huy động nợ, hay vốn cổ phần ưu đãi là điều cần thiết nếu họ muốn sử dụng đòn bẩy tài chính. Đối với một số doanh nghiệp thì điều này không phải là quá khó nhưng đối với một số doanh nghiệp thì đây quả là vấn đề rất nan giải. Điều này đều phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có uy tín tốt thì việc vay nợ hay huy động vốn thường rất thuận lợi, dễ dàng và ít tốn kém. Ngược lại, việc huy động thêm nợ và vốn cổ phần ưu đãi rất khó khăn và tốn nhiều chi phí nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ tạo lòng tin cho chủ nợ và các cổ đông. Chính việc này đã tác động rất lớn đến mức độ sử dụng và hiệu quả của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nhưng do uy tín tốt thì có thể hoãn được nợ, thậm chí còn huy động thêm để khắc phục khó khăn về tài chính. Việc này không những hạn chế được mặt trái của đòn bẩy tài chính mà còn tránh cho doanh nghiệp phải đi đến một kết cục xấu…

– Các nhân tố khác đến từ doanh nghiệp…

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính

XEM THÊM : Các Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp

2.Các nhân tố khách quan

– Thị trường tài chính: Việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát triển. Điều này giúp doanh nghiệp khi sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả. Việc ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc vay nợ và huy động vốn gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong điều kiện này.

– Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng  ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng nợ của doanh nghiệp. Khi chi phí lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ cao lên. Ngược lại mức độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút khi chi phí lãi vay cao, doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ. Khi chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên lợi nhuận trước thuế sẽ tăng lên, thu nhập trên một cổ phiếu sẽ được khuyếch đại hơn.

– Chính sách, luật pháp Nhà nước: Doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ khi thuế TNDN càng cao, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhờ thuế là lớn. Việc nhà nước khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì đòn bẩy tài chính được sử dụng nhiều hơn.

– Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Tùy từng lĩnh vực mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu là khác nhau, do đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Vì thế với từng lĩnh vực hoạt động sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp.

– Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Đòn bẩy hoạt động sử dụng có hiệu quả khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, doanh thu tăng làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính được nâng lên. Ngược lại nếu doanh nghiệp bị ế ẩm, vốn bị ứ đọng trong khi các chi phí lãi vay, chí phí cố định vẫn phải thanh toán sẽ làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là không tốt.

– Thực trạng của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế đang trong điều kiện hưng thịnh thì các doanh nghiệp sẽ có được kết quả kinh doanh tốt từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngược lại nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp bị trì trệ trong hoạt động làm cho sử dụng đòn bẩy tài chính không có lợi.

– Các nhân tố khách quan khác: Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hoả hoạn, động đất…

Trên đây là Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính hy vọng khi đã xem qua bài viết và cùng với kiến thức mà các bạn học được thì các bạn sẽ hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên nếu các bạn có thắc mắc hay khó khăn về bài làm của mình thì nhớ liên hệ ngay với Luận Văn Tốt nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ