Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán

Đánh giá post

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán là nội dung luôn được nhiều bạn tìm kiếm vì độ phổ biến của chuyên ngành cũng như việc ứng dụng thực tế. Tuy nhiên các bạn lại gặp khó khăn khi tìm kiếm, vì tài liệu này hiện nay rất ích trên các nguồn internet và không dễ để tìm được nội dung hay và đúng với đề tài, nhưng các bạn cũng đừng lo lắng hôm nay Luận Văn Tốt sẽ chia sẻ đến các bạn bài viết đúng với nộ cung mà các bạn cần tìm. Hy vọng nội dung bài viết dưới đây sẽ góp phần cho sự thành công của bài luận văn tốt nghiệp Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán của các bạn.

Trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn hay bế tắc về bài làm thì hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời hoặc các bạn muốn cho một bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh (với mội đề tài) và được đánh giá cao thì hãy tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé!!

1. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học

Ở học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp đầu cấp, hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm nhiều ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ hai, do đó các em rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Điều này phản ánh trong nhiều hoạt động nhận thức ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Do khả năng phân tích chưa phát triển, các em thường tri giác trên tổng thể. Tri giác không gian chịu nhiều tác động của trường tri giác gây ra các biến dạng vào “ảo giác”.

Ở học sinh tiểu học sự chú ý không có chủ định còn chiếm ưu thế, sự chú ý này chưa bền vững nhất là các đối tượng ít thay đổi. Do thiếu khả năng tổng hợp, sự chú ý của học sinh tiểu học còn phân tán, mặt khác do thiếu cả khả năng phân tích nên các em dễ bị lôi cuốn vào trực quan, gợi cảm. Sự chú ý ở các em thường hướng ra bên ngoài vào hành động chứ các em chưa có khả năng hướng vào trong, hướng vào tư duy.

Trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lôgíc, ghi nhớ máy móc dễ dàng hơn ghi nhớ lôgíc, hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn các câu chữ trừu tượng. Trí tưởng tượng tuy có phát triển hơn nhưng tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống và các mẫu hình đã biết.

Với đặc điểm nhận thức như trên thì quá trình nhận thức môn Toán của học sinh tiểu học được phát triển qua hai giai đoạn:

        – Giai đoạn đầu (Từ lớp 1 đến lớp 3):  sự nhận thức còn mang tính trực quan.

  – Giai đoạn hai (Từ lớp 4 đến lớp 5): các hoạt động tri giác phát triển và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác dần.

Dựa vào Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán thì đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học việc dạy học giải toán có lời văn nhằm mục đích rèn luyện và phát triển khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo, khả năng tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, khả năng vận dụng những kiến thức đã học và những trường hợp có liên quan.

2. Chương trình môn Toán lớp 4

  1. a) Mục tiêu dạy học toán lớp 4

Dạy học Toán lớp 4 nhằm giúp HS:

* Về số và phép tính:

– Số tự nhiên:

+ Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên.

+ Biết đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên.

+ Biết cộng, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với số tự nhiên có ba chữ số; chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số.

+ Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia.

+ Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số dạng đơn giản.

+ Biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn 

để tính bằng cách thuận tiện nhất.

+ Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000,…Chia cho 10, 100, 1000,…Nhân số có hai chữ số với 11.

+ Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9,…

– Phân số:

+ Bước đầu nhận biết về phân số (qua hình ảnh trực quan).

+ Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số; so sánh hai phân số.

+ Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản.

* Về đo lường:

– Biết mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với kg; giữa giây, phút, giờ; giữa ngày và giờ; năm và thế kỉ; giữa dm2 và cm2; giữa dm2 và m2; giữa km2 và m2.

– Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng thông dụng trong một só trường hợp cụ thể khi thực hành vận dụng.

* Về các yếu tố hình học:

– Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; một số đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.

– Biết vẽ đường cao của hình tam giác, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.

– Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi.

* Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ:

– Biết đọc và nhận định ( mức độ đơn giản) các số liệu trên biểu đồ cột.

– Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế.

* Về giải bài toán có lời văn :

– Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ.

– Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có các bài toán: tìm sso trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biế tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số.

* Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh:

– Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cụ thể hóa.

– Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,… bằng ngôn ngữ nói, viết ở dạng khái quát.

– Tiếp tục rèn luyện các đức tính chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm.

  1. b) Nội dung dạy học toán lớp 4

Nội dung dạy học toán lớp 4 gồm các phần:

– Ôn tập về số tự nhiên. Bảng đơn vị đo khối lượng.

– Bốn phép tính với só tự nhiên. Hình học.

– Dấu hiệu chí hết cho 2,5,9,3. Giới thiệu hình bình hành.

– Phân số – các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi.

– Tỉ số – Một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.

– Ôn tập các nội dung trên.

  1. c) Một số dạng toán có lời văn lớp 4

Theo cấu trúc của chương trình toán 4 thì giải toán có lời văn được dàn trải đều 6 chương với 5 dạng bài cơ bản sau:

Tìm số trung bình cộng.

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Tìm chu vi, diện tích của một hình.

Tìm phân số của một số.

Tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học và nêu ra phép tính thích hợp, từ đó tìm ra được đáp số của bài toán.

3 Một số phương pháp dạy học các nội dung giải toán có lời văn lớp 4

Phương pháp trực quan: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức của môn toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng và vốn hiểu biết. Ví dụ: giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ, sau dó lập tóm tắt đề bài, rồi mới đến bước chọn phép tính.

Phương pháp thực hành luyện tập: Sử dụng phương pháp này để thực hành luyện tập kiến thức, kỹ năng giải toán từ đơn giản đến phức tạp ( Chủ yếu ở các tiết luyện tập ). Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp các phương pháp như: gợi mở – vấn đáp và cả giảng giải – minh hoạ.

Phương pháp gợi mở – vấn đáp: Đây là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với học sinh tiểu học, rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng học sinh.

Phương pháp giảng giải – minh hoạ: Giáo viên hạn chế dùng phương pháp này. Khi cần giảng giải – minh hoạ thì giáo viên nói gọn, rõ và kết hợp với gợi mở – vấn đáp. Giáo viên nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành của học sinh ( Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, vật thật…) để học sinh phối hợp nghe, nhìn và làm.

Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng: Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng đã cho ở trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó. Giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để học sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi giải toán.

Trên đây là Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán mong rằng sẽ giúp các bạn định hướng và sáng tạo ra những nội dung giá trị để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ của riêng mình. Nếu gặp khó khăn khi làm luận văn thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với Luận Văn Tốt nhé ! Chúc các bạn thành công với bài luận văn thạc sĩ của mình.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ