Mục lục
Đề tài Luận văn thạc sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến được nhiều bạn học viên ngành quản trị kinh doanh tìm kiếm trên các nguồn internet, để không làm các bạn mất nhiều thời gian và chi phí khi tìm kiếm tài liệu này, thì ngay bây giờ các bạn cùng Luận Văn Tốt tham khảo bài viết dưới đây. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các nguồn internet phong phú thì nhu cầu mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng chiếm ưu thế, đặc biệt là mặt hàng thời trang chiếm 62% trong các mặt mua sắm trực tuyến. Nên đề tài Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến luôn được lựa chọn trong bài luận văn thạc sĩ của nhiều bạn.
Chưa dừng lại ở việc cung cấp các tài liệu tham khảo có giá trị đến cho các bạn, mà Luận Văn Tốt còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói, nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình làm bài hãy gọi ngay cho Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 bạn nhé!
1.Lý do hình thành đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến mua hàng thời trang trực tuyến
Kể từ sự xuất hiện của World Wide Web vào đầu năm 1990, Internet đã tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Tính đến thời điểm giữa năm 2012 trên thế giới đã có hơn 2.4 tỷ người đang sử dụng internet, chiếm đến 34.3% dân số thế giới, trong đó khu vực châu Á có khoảng 1 tỷ người sử dụng internet, riêng Việt Nam (VN) có khoảng 31 triệu người sử dụng internet và chiếm tỉ lệ 33.9% dân số Việt Nam (internetworldstats, 2012). Sự phát triển của Internet đã làm thay đổi rất lớn đời sống của con người. Trên nền tảng sự phát triển của Internet, thương mại điện tử (TMĐT) cũng đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Nhờ TMĐT, người tiêu dùng có thể thực hiện cả quá trình mua bán hàng hóa chỉ với vài cái nhấp chuột. Kinh doanh trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cũng như giảm được nhiều chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Với những đặc điểm ưu việt của TMĐT, nhiều người đã bắt đầu hình thành thói quen mua sắm mới, đó là từ mua sắm tại các cửa hàng truyền thống đến mua sắm trực tuyến. Hiện nay, hình thức mua sắm trực tuyến đang trở nên phổ biến vì nó thuận tiện hơn và nhanh chóng hơn so với mô hình mua sắm truyền thống. Sách, quần áo, đồ gia dụng, đồ chơi, phần cứng, phần mềm, và bảo hiểm y tế là một trong số hàng trăm sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua từ các cửa hàng trực tuyến.
Theo kết quả khảo sát của Nielsen (2010) người Trung Quốc và Hàn Quốc là những người mua sắm trực tuyến nhiều nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với 95% người dùng có ý định thực hiện việc mua hàng trực tuyến trong vòng sáu tháng tiếp theo. Tiếp đó là Hồng Kông với 27%, Thái Lan với 26%, Nhật Bản với 20%. Kết quả khảo sát của Nelsen, (2010) cũng cho thấy rằng, ý định mua sắm trực tuyến trong 6 tháng tiếp theo của người tiêu dùng ở châu Âu là 79%, Canada là 31%, Mỹ là 42% và Brazil là 84%. Hầu hết nhu cầu mua sắm trực tuyến trong sáu tháng tiếp theo là mua sách (44%), quần áo/ phụ kiện/ giày dép (36%), dịch vụ đặt vé/ đặt phòng (32%).
Ở Việt Nam, theo thống kê mới nhất của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Công thương (VECITA) công bố vào đầu tháng 11 năm 2013 có khoảng 34 triệu người có truy cập internet, chiếm 36% tổng dân số (khoảng 90 triệu người). Kết quả khảo sát của VECITA cho biết 57% người truy cập internet của Việt Nam có tham gia mua sắm trực tuyến. Trong đó, giá trị giao dịch mua hàng trực tuyến của một người Việt Nam trung bình là 120 USD và loại hàng hoá phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm, chiếm tỉ lệ 62% trong các mặt hàng mua sắm trực tuyến. Một tín hiệu khá tích cực cho ngành thương mại điện tử của nước ta là tỉ lệ khách không hài lòng chỉ chiếm có 4% (VECITA, 2013).
Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2012 của VECITA đã ước tính doanh số của cả thị trường TMĐT B2C Việt Nam năm 2012 đạt xấp xỉ 700 triệu USD, báo cáo này cũng đưa ra con số ước tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 1.3 tỷ USD (VECITA, 2012). Những con số này cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về mức độ tham gia TMĐT của người tiêu dùng Việt Nam tại các thành phố lớn và xu hướng mua hàng trực tuyến đang phát triển rất mạnh mẽ.
Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng kéo theo số lượng ngày càng tăng của người bán hàng trực tuyến, dẫn đến cạnh tranh trong môi trường TMĐT ngày càng trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. Để có được lợi thế cạnh tranh trong chiến lược kinh doanh, người bán hàng trực tuyến phải thấu hiểu hành vi mua sắm trực tuyến của những người tiêu dùng trực tuyến hiện tại và tiềm năng, biết được những yếu tố nào tác động đến quyết định chọn một sản phẩm – dịch vụ giữa muôn vàn sự lựa chọn trên các website bán hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Trong thực tế việc nghiên cứu về hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng chưa được tiến hành nhiều tại Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này và đã có nhiều công bố các mô hình về hành vi mua hàng trực tuyến và các lý thuyết có liên quan. Tuy nhiên, hành vi của người tiêu dùng ở mỗi nước khác nhau đều có điểm khác biệt do ảnh hưởng bởi văn hóa tiêu dùng, phong tục tập quán, thu nhập và nhiều yếu tố khác nữa. Mặt khác, sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam cũng khác biệt so với các nước trên thế giới do điều kiện phát triển công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng. Do đó, các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến không thể áp dụng hoàn toàn các mô hình và lý thuyết về hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng vào thị trường tiêu dùng Việt Nam, cụ thể là Tp.HCM mà không có sự điều chỉnh cho phù hợp. Việc nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và quyết định mua của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến là rất hữu ích cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. Chính vì vậy đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng tại thị trường Tp.HCM” là rất quan trọng và cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là cơ sở để những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nói riêng và ngành thương mại điện tử nói chung nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh và có chiến lược phát triển tốt nhất.
2.Vấn Đề Nghiên Cứu
XEM THÊM : Các Công Cụ Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Doanh Nghiệp
Giai đoạn 2001-2010 được coi là thập kỷ hình thành TMĐT, thanh toán điện tử đã có những tiến bộ lớn từ năm 2007, góp phần đẩy mạnh hoạt động mua bán trực tuyến thông qua Internet (VECITA, 2013). Cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet là sự tăng trưởng của TMĐT tại Việt Nam. Doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ đã biết tận dụng ưu điểm của TMĐT để phát triển các kênh bán hàng trực tuyến, điển hình là các hãng hàng không, công ty du lịch, khách sạn. Nhiều doanh nghiệp thiết lập website TMĐT để bán hàng hoặc để cho các doanh nghiệp, tổ chức khác tham gia bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên website của mình. Theo kết quả khảo sát của VECOM (2012) cho thấy 42% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã xây dựng webite, 89% các website này có chức năng giới thiệu sản phẩm và 38% có chức năng đặt hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam là dân số trẻ, lại rất nhanh nhạy trong các lĩnh vực công nghệ thông tin nên có thể xem Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển kinh doanh trực tuyến.
Những con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường mua bán trực tuyến, số lượng người bán và người mua đều tăng mạnh. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp trực tuyến để thị trường này phát triển ổn định và bền vững. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hành vi và quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng để những người bán hàng trực tuyến cung cấp sản phẩm dịch vụ phù hợp và kích thích nhu cầu tiêu dùng lại của họ. Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trực tuyến đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện và đã công bố nhiều mô hình liên quan đến mua bán trực tuyến. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực thị trường thời trang trực tuyến. Những nghiên cứu của nước ngoài có thể cần điều chỉnh để phù hợp với đặc thù riêng về hành vi tiêu dùng của người Việt Nam. Luận văn sẽ tiếp cận những nghiên cứu đã có trên thế giới để vận dụng vào thị trường Việt Nam, cụ thể là Tp.HCM, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng Tp.HCM.[[
3.Mục Tiêu Nghiên Cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng tại TP.HCM và sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hoạch định chiến lược kinh doanh. Để làm rõ mục tiêu chính trên, nghiên cứu thực hiện hai mục tiêu chi tiết sau:
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng TP.HCM.
- Mô hình hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng Tp.HCM.
4.Câu Hỏi Nghiên Cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng TP.HCM?
- Các yếu tố trên có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng Tp.HCM?
- Mô hình nào thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng Tp.HCM?
5.Đối Tượng Nghiên Cứu Và Phạm Vi Nghiên Cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến của người tiêu dùng tại Tp.HCM
Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng đã từng mua hàng thời trang trực tuyến và có thực hiện việc mua hàng thời trang trực tuyến trong thời gian 12 tháng từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013 trên địa bàn Tp.HCM.
5.2.Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Thị trường Tp.HCM.
Về thời gian: Dữ liệu khảo sát trong tháng 09/2013.
6.Bố Cục Của Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến
Luận văn được bố cục thành năm chương. Chương một cung cấp những thông tin tổng quan về đề tài, những lý do tác giả chọn đề tài, các vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa và giới hạn của đề tài. Chương hai giới thiệu cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về việc ra quyết định của người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định mua hàng thời trang trực tuyến, các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang trực tuyến trong nước và nước ngoài. Kết hợp với thực trạng tình hình kinh doanh hàng thời trang trực tuyến tại thị trường TP.HCM, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Chương ba trình bày những phương pháp nghiên cứu và cách thức luận văn kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Chương bốn thảo luận và đưa ra lời giải thích cho các phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này. Chương này giải thích cách thức xử lý dữ liệu nghiên cứu và phân tích kết quả. Chương năm sẽ phân tích các kết quả nghiên cứu, đóng góp của đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và đề xuất một số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trên đây là Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến, với tài liệu tham khảo trên và kiến thức mà các bạn đã tích lũy được thì Luận Văn Tốt tin rằng bạn sẽ hoàn thành bài luận văn thạc sĩ về đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến mua hàng thời trang trực tuyến một cách hiệu quả nhất. Nếu các bạn cần tư vấn hay hỗ trợ khó khăn trong khi làm bài thì hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé. Chúc các bạn thành công.