Mục lục
Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đạt Điểm Cao Nhất Dưới đây phù hợp cho các bạn sinh viên đang làm các bài báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp đề tài khoa Luật Hy vọng bài mẫu là cơ sở lý thuyết giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.
Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết báo cáo thực tập trọn gói của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/: 0934573149
1.Cách tìm nới thực tập phù hợp làm Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động nhằm giúp sinh viên Luật kinh doanh tiếp cận thực tiễn đời sống pháp luật, hiểu biết và từng bước hình thành những kỹ năng cơ bản của Cử nhân luật.
Giai đoạn thực tập cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1.1.Có nơi thực tập phù hợp:
Nhằm đạt được mục đích của giai đoạn thực tập, sinh viên Chuyên ngành Luật kinh doanh cần phải thực tập tại một trong những đơn vị sau:
- Tổ chức hành nghề luật: Công ty luật, Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng, Văn phòng thừa phát lại…
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế – xã hội: Phòng pháp chế, Phòng nhân sự…
- Cơ quan tư pháp: tòa án, viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án…
- Cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực…
1.2.Đảm bảo quy trình và nội dung thực tập theo quy định:
Sinh viên thực hiện quy trình sau:
- Trong hai tuần đầu tiên của kỳ thực tập, sinh viên cần được đơn vị thực tập tiếp nhận thực tập bằng văn bản và nộp về cho GVHD. Sau tuần thứ hai của đợt thực tập, GVHD nộp báo cáo về khoa xác định rõ số lượng SV tham gia thực tập đã được các đơn vị tiếp nhận.
- Tiến hành thực tập trong 8 – 10 tuần (tối thiểu mỗi tuần một buổi).
- Viết báo cáo thực tập và lấy Phiếu đánh giá thực tập của đơn vị thực tập, đóng quyển (cùng chuyên đề tốt nghiệp) nộp về khoa theo quy định.
Nội dung thực tập cần đảm bảo:
- Tìm hiểu và biết về địa vị pháp lý của đơn vị thực tập
- Tìm hiểu và biết thực tiễn hoạt động pháp lý của đơn vị và các chức danh nghề luật.
- Biết và bước đầu hình thành những kỹ năng văn phòng cơ bản.
1.3.Có xác nhận – đánh giá đạt của đơn vị thực tập đối với những nội dung được yêu cầu:
Sau khi hoàn thành thời gian thực tập, sinh viên phải lấy xác nhận, đánh giá của đơn vị thực tập về nội dung thực tập và về tinh thần, thái độ trong thời gian thực tập ở đơn vị.
2.Gợi ý cách viết Nội Dung báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Hoạt động thực tập cần tập trung vào những nội dung sau đây:
2.1.Tìm hiểu địa vị pháp lý của đơn vị thực tập (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…):
- Nhận biết được cơ sở pháp lý việc hình thành và hoạt động của đơn vị thực tập
- Chỉ ra được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tập
- Biết các chức danh nghề nghiệp và yêu cầu đối với các chức danh tại đơn vị và chỉ ra được cơ hội nghề nghiệp của Cử nhân Luật tại đơn vị
2.2.Tìm hiểu về các hoạt động áp dụng – Thực thi pháp luật tại đơn vị
- Tiếp cận các vụ việc pháp lý tại đơn vị
- Hiểu biết quy trình giải quyết công việc (trong các lĩnh vực pháp lý)
- Tham gia sử dụng pháp luật giải quyết một hoặc một số vụ việc pháp lý
2.3.Thực tập kỹ năng tổ chức và quản lý văn phòng
- Biết phân loại và sắp xếp hồ sơ; tìm kiếm, tra cứu hồ sơ, văn bản phục vụ hoạt động của đơn vị
- Biết soạn thảo các văn bản hành chính (công văn, thư mời, thông báo, biên bản làm việc…)
- Biết lập lịch công tác, lập lịch trình làm việc
- Sử dụng được các thiết bị văn phòng cơ bản (máy in, photocopy,…)
2.4.Thực tập giao tiếp trong công việc
- Có trang phục, tác phong phù hợp với công sở
- Biết giao tiếp với khách hàng/ đương sự/ đối tác
- Biết giao tiếp và phối hợp công việc với quản lý nội bộ, nhân viên
3.Đánh Giá Thực Tập Tốt Nghiệp
Sản phẩm của hoạt động thực tập mà sinh viên cần hoàn thành và nộp về khoa
- Báo cáo thực tập (Nội dung thể hiện theo quy định của Khoa Luật)
- Nhật ký thực tập (Nội dung thể hiện theo quy định của Khoa Luật)
- Phiếu tiếp nhận đăng ký thực tập và phiếu nhận xét đánh giá thực tập phải có xác nhận của đơn vị thực tập
Sau khi hoàn thành Báo cáo thực tập của Khoa Luật – Nhật ký thực tập của Khoa Luật và phải có xác nhận của đơn vị thực tập (bắt buộc), sinh viên đóng chung những văn bản này trong quyển chuyên đề (là phần độc lập ngăn cách với Chuyên đề tốt nghiệp bằng một bìa màu).
Chuyên đề tốt nghiệp không buộc phải có xác nhận của đơn vị thực tập.
Đánh giá mức độ hoàn thành thực tập tốt nghiệp (đạt/ không đạt)
- Mức độ ĐẠT: sinh viên phải được đơn vị thực tập đánh giá đạt số điểm tối thiểu từ 70/100 điểm. Trong đó riêng phần B (Phần tìm hiểu về các hoạt động áp dụng – Thực thi pháp luật tại đơn vị thực tập) phải đạt tối thiểu từ 15/30 điểm.
- Hoàn thành (ĐẠT) thực tập tốt nghiệp là một trong các điều kiện không thể thiếu để GVHD xem xét quyết định cho phép trình chuyên đề chấm điểm trước Khoa.
XEM THÊM : Cách làm báo cáo thực tập Marketing điểm cao
4.Các chỉ tiêu cần đạt được trong bài báo cáo ngành luật
Viết chuyên đề tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên hình thành ý tưởng nghiên cứu, biết cách phân tích, tổng hợp và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề pháp lý trong thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản như sau:
Về hình thức: theo đúng Hướng dẫn trình bày chuyên đề của Khoa Luật (xem hướng dẫn của tài liệu này).
Về nội dung: (sinh viên phải trao đổi cụ thể với giảng viên hướng dẫn và thực hiện nhằm:
- Có mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cụ thể và phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
- Nêu được cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề pháp lý đã chọn nghiên cứu.
- Phân tích hiện trạng của vấn đề pháp lý cần nghiên cứu tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp một cách cụ thể.
- Đưa ra được những kết luận cụ thể và rõ ràng về hiện trạng của vấn đề.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp, cụ thể để giải quyết những tồn tại của hiện trạng nói trên.
- Đánh giá tổng kết kết quả nghiên cứu.
Phải được giảng viên hướng dẫn cho phép đưa chuyên đề ra chấm tại Hội đồng chấm chuyên đề của Khoa Luật.
5.Lựa Chọn đề tài Chuyên Đề
Sinh viên Chuyên ngành Luật kinh doanh thực tập chủ yếu tại các doanh nghiệp như: công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã… Ngoài ra, sinh viên cũng có thể thực tập tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các cơ quan tố tụng, các văn phòng tư vấn pháp lý, văn phòng luật sư, công ty luật, v.v… với các đề tài phù hợp, được sự đồng ý của Khoa Luật và giảng viên hướng dẫn.
Tùy theo năng lực, sở thích của cá nhân và điều kiện của nơi thực tập, mỗi sinh viên có thể lựa chọn một trong những lĩnh vực thuộc chuyên môn ngành học để làm đề tài cho chuyên đề.
Những chủ đề gợi ý:
Những nội dung cơ bản trong pháp luật dân sự như: tài sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ & hợp đồng, thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại… ứng dụng trong kinh doanh.
Pháp luật về chủ thể kinh doanh. Có thể hướng vào các chủ đề cụ thể như: địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp; hình thành, quản lý, tăng giảm và chuyển nhượng vốn; vấn đề hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp; những vấn đề liên quan đến tổ chức lại doanh nghiệp; mua lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Pháp luật về các loại hành vi thương mại.
Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại: Có thể tập trung vào các chủ đề về hợp đồng trong kinh doanh; các loại hợp đồng kinh doanh thương mại (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ kinh doanh…)
Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và những giải pháp bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ tại doanh nghiệp.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (Tố tụng tòa án và trọng tài thương mại).
Pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.
Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
Pháp luật quản lý nhà nước về kinh tế.
6.Lưu Ý Quan Trọng: Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật
- Trên đây là Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật, SV có thể đề xuất và được GV hướng dẫn chấp thuận, chọn những đề tài khác trong các lĩnh vực Luật thương mại, Luật dân sự, Luật lao động, Luật quốc tế…
- Ngoài nhưng chủ đề trên, có tính tổng quát. Trong quá trình thực tập, SV cần trao đổi với GV hướng dẫn để chọn ra một vấn đề cụ thể trong các chủ đề trên, đi sâu nghiên cứu, phân tích và liên hệ thực tiễn
Trong quá trình thực tập, theo gợi ý của đơn vị thực tập và được GV hướng dẫn chấp thuận, SV có thể chọn các chủ đề về pháp luật kinh tế khác, nhưng phải đảm bảo đúng yêu cầu của một Chuyên đề tốt nghiệp Cử nhân luật – Chuyên ngành Luật kinh doanh.
Bài viết Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đạt Điểm Cao Nhất được tham khảo từ báo báo cáo thực tập điểm cao, các bạn có thể dùng tham khảo khi làm bài của mình nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình qua Số điện thoại/zalo 0934573149 để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói bạn nha