Dưới đây là Cách viết Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị Kinh doanh đạt 99% dùng trong các luận văn thạc sĩ phù hợp cho các bạn học đang làm các bài luận văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.
Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không biết bắt đầu từ đâu các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết bài trọn gói để được hỗ trợ.
……………………………………………………………………………………..
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
– Sự kiện, biểu hiện tình huống, chỉ ra vấn đề… (khách quan) và các đặc trưng của doanh nghiệp/tổ chức trong mối quan hệ với tình huống… (chủ quan) biểu thị được tầm quan trọng, sự cấp thiết, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, từ đó đề xuất nghiên cứu cho tổ chức/doanh nghiệp (DN).
– Giới thiệu tổng quan bối cảnh nghiên cứu, tập trung vào vấn đề đang quan tâm, liên quan đến chủ thể nghiên cứu.
– Sơ lược về lý thuyết và các nghiên cứu trước, nếu có ở tổ chức/DN để kế thừa, tiếp nối, giải quyết vấn đề xác thực hơn.
– Các câu hỏi cụ thể đặt ra cho nghiên cứu này, cần có lời giải: nghiên cứu để giải quyết vấn đề gì? Ích lợi gì?
→ Xuất phát từ những lý do trên hình thành vấn đề nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài cần đạt được là gì? Mục tiêu này bao trùm toàn bộ nội dung nghiên cứu, cũng như đáp ứng yêu cầu của tên đề tài nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: từ mục tiêu chung, nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể (lưu ý: nên xây dựng từ 3 đến 4 mục tiêu cụ thể là đủ, tránh trùng ý giữa các mục tiêu. Mục tiêu cụ thể phải rõ ràng,…đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu chung và phù hợp với tên đề tài).
Ví dụ: Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty A giai đoạn 2015 – 2017.
→ Mục tiêu chung: đề tài phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2017, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp.
→ Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2017.
Mục tiêu 2: Phân tích những nhân tố tác động đến thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Mực tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp trong giai đoạn kế tiếp.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu nghiên cứu (phải thực hiện qua các bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và cách thức tiến hành).
– Nội dung trong các bước: loại dữ liệu cần thu thập, nguồn, phương pháp thu, phương tiện thu, đối tượng cung cấp, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu (tương ứng với từng mục tiêu vụ thể).
Ví dụ: “đối với đề tài phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vừa nêu trên” nên trình bày làm hai bước:
→ Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp, được tổng hợp từ các báo cáo tài chính do công ty cung cấp, từ các tạp chí, các bài báo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan…
→ Phương pháp phân tích số liệu: Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
Đối với mục tiêu 1: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu để phân tích đánh giá số liệu nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2017.
Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp chỉ số tổng hợp, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, thông qua đó xác định những nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1&2, tác giả sử dụng phương pháp luận, phương pháp tổng hợp để xây dựng các giải pháp hữu hiệu, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
1.4 ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Đối tượng nghiên cứu? Giới hạn về không gian và thời gian (dữ liệu lịch sử thu thập từ năm nào? Định hướng giải pháp cho tương lai đến năm nào?).
– Giới hạn về nội dung nghiên cứu
1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
– Giá trị đóng góp cho chủ thể: doanh nghiệp/tổ chức, xã hội.
– Ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn.
1.6 BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1:…………
Chương 2:…………
………………….
Chương 5: Kết luận – kiến nghị
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC (HAY BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU)
[Giới thiệu tóm lược nội dung chính sẽ trình bày trong chương]
– Trình bày tổng quan về tổ chức:
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.2 NGÀNH NGHỀ – LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ
2.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG [Chỉ trình bày TỔNG QUAN về kết quả hoạt động của tổ chức trong thời gian 3 năm gần nhất]
Chí ý: Đối với những đề tài “phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thì phần 2.4 không cần đưa vào vì sẽ trùng lập với phần phân tích thực trạng ở chương 4”
2.5 THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN
2.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Hoặc trình bày các vấn đề liên quan đến vùng nghiên cứu, dữ liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu như: Các yếu tố, dữ liệu chung liên quan đến bối cảnh nghiên cứu: Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, đặc điểm về kinh tế xã hội, đặc điểm của ngành/nghề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở vùng nghiên cứu cụ thể để đánh giá được tổng thể đặc điểm bối cảnh nghiên cứu.
[Tóm tắt lại nội dung chính đã trình bày trong chương]
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
[Giới thiệu nội dung chính sẽ trình bày trong chương]
3.1 CÁC KHÁI NIỆM (LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ)
– Định nghĩa, khái niệm (có tên tác giả, năm công bố) có liên quan từ các trường phái, qua các năm
– Mối quan hệ giữa các khái niệm, định nghĩa, biến
– Biểu hiện, tiêu chí đo, phương pháp đo lường
– Mô hình có liên quan đã được thực nghiệm
[Lưu ý các định nghĩa, khái niệm,… (gọi chung là lý thuyết) phải có tên tác giả và được công bố trên các ấn phẩm khoa học mới được sử dụng (trích dẫn) ở chương này, không chấp nhận lý thuyết không có tác giả, không được công bố trên các công trình khoa học. Lưu ý thực hiện trích dẫn theo đúng quy định đã hướng dẫn ở phần trên]
3.2 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
– Giới thiệu tóm lược chủ đề, tác giả, phương pháp và kết quả
– Chỉ ra sự khác biệt, đồng nhất của các nghiên cứu đó với nghiên cứu này
– Lưu ý đề cập đến các nghiên cứu của nước ngoài (rất khuyến khích sinh viên tìm các công trình nghiên cứu cứu có liên quan ở nước ngoài)
3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
– Các khái niệm được dùng trong nghiên cứu và quan hệ của chúng được hệ thống (sơ đồ hóa/dạng hàm toán học)
– Phát biểu các giả thuyết cần kiểm định
– Diễn giải mô hình (để cụ thể các biến và thành phần chi tiết trong mô hình)
[Tóm tắt nội dung chính đã luận giải trong chương]
Lưu ý:
– Chương cơ sở lý luận nhằm mục đích đi lý giải, diễn giải những gì mà chúng ta sẽ làm ở chương trọng tâm (chương 4), do đó yêu cầu lập luận ở chương nay phải hết sức chặt chẽ, từng khái niệm, định nghĩa, công thức toán học hay mô hình nghiên cứu phải được diễn giải rõ ràng và phải được ứng dụng ở (chương 4), tránh dư thừa và không cần thiết.
– Chương này, chủ yếu sinh viên tham khảo từ các phần lý thuyết sẵn có, do đó phải ghi rõ nguồn tài liệu trích dẫn, tránh trường hợp sao chép của người khác mà không ghi trích dẫn rõ ràng. Thông tin trích dẫn phải được lấy từ các giáo trình, sách chính thống, tránh trường hợp copy trên mạng những tài liệu có nguồn gốc không rõ ràng.
– Đây là chương trọng tâm vì là chương nền móng và cơ sở khoa học cho việc hoàn thành nội dung nghiên cứu ở chương 4.
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
– Quan điểm tiếp cận nghiên cứu (nghiên cứu định tính/định lượng/hỗn hợp?)
– Quy trình nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức?
3.4.2 THANG ĐO
– Thang đo sử dụng
– Loại câu hỏi
3.4.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Đối tượng nghiên cứu?
– Đối tượng khảo sát, phương pháp thu thập dữ liệu (thứ cấp/sơ cấp)?
– Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu?
3.4.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
– Phương pháp xử lý (sử dụng phần mềm?)
– Phương pháp phân tích tương ứng với từng mục tiêu, phần này trình bày cụ thể và chi tiết hơn so với phần giải thích ở chương 1 “chương tổng quan”
3.4.5 QUY TRÌNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Lập bảng tiến độ thực hiện chi tiết đến từng công việc theo thời gian (bắt đầu – kết thúc)
[Tóm tắt nội dung chính đã trình bày trong chương]
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(Nội dung chính của đề tài: có thể lấy tên đề tài nghiên cứu để đặt cho tên chương này)
[Giới thiệu nội dung chính sẽ trình bày trong chương]
– Các đề mục trong chương này được lập từ các mục tiêu chi tiết của đề tài nghiên cứu: luận giải cho từng đề mục chính là luận giải cho từng mục tiêu nghiên cứu.
– Chương này thông thường nội dung tập trung luận giải các mục tiêu đã đề ra: (1) Thực trạng vấn đề (có thể là thực trạng kết quả/hiệu quả kinh doanh; thực trạng về hành vi tiêu dùng/thực trạng về sự hài lòng,…); (2) Nhân tố/nguyên nhân tác động đến thực trạng và (3) Đề xuất giải pháp (lưu ý gắn kết với đặc điểm của thực trạng và nhân tố/nguyên nhân tác động cùng với nguồn lực khả dụng của tổ chức đề đề xuất giải pháp)
– Việc luận giải nội dung ở chương này lưu ý các vấn đề sau:
1. Kết quả thu thập dữ liệu
– Số lượng, chủng loại, tính chất, nguồn cung cấp (thông tin mẫu)
– Xử lý làm sạch dữ liệu
– Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu
– Các dữ liệu liên quan đến đến đánh giá thực trạng, phân tích, nhận định vấn đề.
2. Kết quả xử lý, phân tích dữ liệu
– Kết quả đo lường, phân tích các khái niệm – nhận định
– Kết quả đo lường, phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm – nhận định
– Kiểm định mô hình (đối với đề tài định lượng)
– Kiểm định các giả thuyết (đối với đề tài định lượng)
– Các định hướng, mục tiêu phát triển
3. Đánh giá chung kết quả phân tích
Sau khi phân tích đối với các đề tài, người nghiên cứu cần chốt lại vấn đề đã nghiêp cứu, cụ thể chỉ ra được những kết quả đã nghiên cứu trong đó:
– Khái quát những mặt mạnh, thành tựu tại doanh nghiệp đang nghiên cứu.
– Khái quát ngắn gọn (liệt kê) không cần lý giải những tồn tại, yếu kém mà người nghiên cứu nhận định được sau một thời gian thực hiện đề tài.
Ví du: những tồn tại:
Thứ nhất, Doanh thu giảm qua các năm……
Thứ hai, Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao…
Thứ ba, Thị hiếu của khách hang đối với sản phẩm đã thay đổi…
Thứ tư,…………
4. Đề xuất giải pháp
Chú ý: Các giải pháp đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với nội dung nghiên cứu, phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp. Giải pháp phải rõ ràng và cụ thể mang tính chỉ dẫn tác nghiệp hơn là chỉ đạo chung không rão rang mà làm mất đi giá trị của giải pháp đề xuất.
Ví dụ: từ nhận định ở (mục số 3) chương 4 ta có các nhóm giải pháp để giải quyết những tồn tại như sau:
Nhóm giải pháp 1: “Giải quyết tồn tại thứ nhất” Nếu như đã kết luận bên trên là doanh thu giảm thì phần giải pháp chúng ta cần đề xuất giải quyết là “Nhóm giải pháp tăng toanh thu”
Nhóm giải pháp 2: “Giải quyết hạn chế thứ hai” Nếu như đã kết luận bên trên là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao thì phần giải pháp chúng ta cần đề xuất giải quyết là “Nhóm giải pháp kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp”
Nhóm giải pháp 3: “Giải quyết hạn chế thứ ba” Nếu như đã kết luận bên trên là thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm đã thay đổi thì phần giải pháp chúng ta cần đề xuất giải quyết là “Nhóm giải pháp cải tiến sản phẩm, mẫu mã, đáp ứng thị hiếu nhu cầu khách hàng,… ”
Nhóm giải pháp 4: “Giải quyết hạn chế thứ tư”
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết quả chính của nghiên cứu
– Tóm tắt lại vấn đề nghiên cứu, phương pháp và các kết quả chính
– Thảo luận thêm về phương pháp và kết quả: độ tin cậy, giá trị, ý nghĩa, sự đóng góp về lý thuyết và ứng dụng, các hàm ý cho doanh nghiệp…
2. Các kiến nghị
– Lưu ý kiến nghị phải từ kết quả nghiên cứu (nghĩa là trong bài có nghiên cứu đến và thực trạng có những hạn chế cần được giải quyết, tránh ghi kiến nghị cho có kiến nghị, tránh kiến nghị đối với chính phủ, nhà nước như:hoàn thiện hệ thống thể chế, trính trị, pháp luật ,….những kiến nghị này không có tính khả thi vì thiếu cơ sở khoa học);
– Kiến nghị phải có địa chỉ (kiến nghị đến ai, cấp nào, cấp đó có thẩm quyền giải quyết? không kiến nghị chung chung, cho có)
3. Các hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
– Các vấn đề chưa trả lời/giải quyết được hoặc chưa trả lời/giải quyết trọn vẹn
– Tầm hạn, mức độ đóng góp giá trị của kết quả
– Các hạn chế về phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu, đầu tư, nguồn lực.
…………………………………………………………………………………….
Trên đây là Cách viết Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị Kinh doanh được Luận Văn Tốt viết ra để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài luận văn thạc sĩ của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao từ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ trọn gói của Luận Văn Tốt.
Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149