Câu Hỏi Đảo Đáp Án Reversed Question Trong Lập Bảng Khảo Sát

5/5 - (10 bình chọn)

Một nội dung khá phổ biến mà bất kỳ nghiên cứu sinh nào cũng quan tâm tới – Câu Hỏi Đảo Đáp Án Reversed Question Trong Lập Bảng Khảo Sát. Câu hỏi đảo ngược đáp án là một trong những dạng câu hỏi được sử dụng thường xuyên trong lập bảng câu hỏi. Nhằm loại bỏ một cách tối đa nhất các phiếu khảo sát kém chất lượng trong quá trình nghiên cứu. Qua đó, ta có thể thấy được vai trò và tầm quan trọng của câu hỏi đảo đáp án trong quá trình lập bảng khảo sát. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu sinh cần phải có nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu. Hãy theo giõi bài viết của chúng tôi để có thêm kinh nghiệm đặt câu hỏi đảo đáp án trong lập bảng khảo sát bạn nhé.

Ngoài ra nếu quá trình nghiên cứu về Câu Hỏi Đảo Đáp Án Reversed Question Trong Lập Bảng Khảo Sát đối với bạn còn quá khó khăn, bạn chưa có kinh nghiệm hoặc dữ liệu phân tích không chất lượng thì bạn cũng đừng lo lắng, hãy tham khảo ngay với dịch vụ chạy SPSS thuê trọn gói của Luận Văn Tốt hoặc liên hệ trực tiếp sđt/zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn và báo giá bạn nhé  

Khái Quát Chung Về Tính Thuận Chiều Trong Các Câu Hỏi Likert

Khái Quát Chung Về Tính Thuận Chiều Trong Các Câu Hỏi Likert
Khái Quát Chung Về Tính Thuận Chiều Trong Các Câu Hỏi Likert

          Trong những bài viết trước, chúng tôi đã nói về câu hỏi Likert trong bảng khảo sát. Và trong đó có “tính thuận chiều” – một trong những đặc điểm quan trọng, nổi bật trong loại câu hỏi này. Mỗi một nhân tố khám phá bao gồm các câu hỏi Likert nhỏ bên trong đó. Tất cả những biến quan sát này đều mang tính thuận chiều, tích cực hoặc tiêu cực. Tức là chúng tỷ lệ thuận với nhau hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực. Tuy nhiên, không được có sự xen lẫn vừa tích cực vừa tiêu cực trong loại câu hỏi này. Bởi nếu không thì phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo sẽ khiến cho tình trạng hệ số Cronbach Alpha của nhân tố nhỏ hơn 0.6 hoặc là âm. Như các bạn đã biết, nếu hệ số Cronbach Alpha mà nhỏ hơn 0,6 hoặc là âm thì các nhân tố có chứa biến đó đều bị loại bỏ ra khỏi thang đo. Khiến cho các bạn không thể thực hiện được quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo của mình. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ phân tích một ví dụ như sau: các nhân tố về Lương, thưởng, phúc lợi cùng với 5 biến quan sát đều đi theo hướng tích cực. Cụ thể như sau:

Tài liệu tham khảo :  Kỹ Thuật Chọn Mẫu Xác Suất Và Phi Xác Suất Trong Thống Kê

Tài liệu tham khảo : Thang Đo Likert Và Những Vấn Đề Cần Quan Tâm Trong SPSS

Lương, thưởng, phúc lợi Ý kiến đánh giá
TN1 Lương phù hợp với khả năng và đóng góp của nhân viên 1 2 3 4 5
TN2 Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty 1 2 3 4 5
TN3 Phân phối công bằng tiền lương, thưởng và phụ cấp theo đóng góp của nhân viên 1 2 3 4 5
TN4 Thu thập từ công ty ngang bằng với các công ty khác 1 2 3 4 5
TN5 Chính sách phúc lợi thỏa đáng 1 2 3 4 5

 Căn cứ vào bảng kết quả trên, chúng ta có thể thấy được tích cực là như thế nào và tiêu cực là như thế nào. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai tính chất: tích cực và tiêu cực, chúng tôi đã làm bảng phân tích sau   

Tích cực Tiêu cực
Lương phù hợp với khả năng và đóng góp của nhân viên Lương không tương xứng với đóng góp của nhân viên
Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty Thu nhập từ công ty không đáp ứng được mức sống cơ bản của nhân viên
Phân phối công bằng tiền lương, thưởng, phụ cấp theo đóng góp của nhân viên Công ty không công bằng trong việc phân phối tiền lương, thưởng, phụ cấp
Thu nhập từ công ty ngang bằng với các công ty khác Mức thu nhập từ công ty thấp hơn mặt bằng thu nhập công ty khác cùng lĩnh vực
Chính sách phúc lợi thỏa đáng Chính sách phúc lợi không tốt

Phương Thức Xây Dựng Câu Hỏi Đảo Đáp Án Trong Lập Bảng Khảo Sát

Phương Thức Xây Dựng Câu Hỏi Đảo Đáp Án Trong Lập Bảng Khảo Sát
Phương Thức Xây Dựng Câu Hỏi Đảo Đáp Án Trong Lập Bảng Khảo Sát

          Căn cứ vào tính chất tích cực hay tiêu cực mà chúng tôi đã nói ở phần trên, các nhà nghiên cứu đã xây dựng nên cách thức xâu dựng câu hỏi đảo ngược bằng hai trường hợp như sau:

          Trường hợp 1: các bạn sẽ cần phải chọn ra được hai biến quan sát có sự tương đồng mạnh về tính chất (tích cực hoặc tiêu cực). Sau đó hãy chuyển một biến quan sát sang tính chất còn lại. Ví dụ nếu các bạn chọn hai biến quan sát có tính tích cực thì chuyển một biến quan sát sang tính tiêu cực. Hoặc nếu bạn chọn hai biến quan sát đều là tính tiêu cực thì chuyển một biến quan sát sang tính tích cực. Như vậy, các bạn đã hoàn thành xây dựng một câu hỏi đảo đáp án trong lập bảng khảo sát.

          Trường hợp 2: nếu các bạn không có hai biến quan sát tương đồng về tính chất trong thang đo của mình, các bạn sẽ cần phải bổ sung vào thang đo của mình một biến quan sát ảo giống với tính chất của một biến quan sát có sẵn (tích cực hoặc tiêu cực). Và các bạn cũng sẽ tiến hành chuyển một biến sang tính chất còn lại. Nếu tất cả các biến quan sát bạn chọn trong nhóm đều mang tính tích cực thì các bạn cần phải chuyển một biến sang tính tiêu cực và ngược lại. Theo đó, các bạn đã hoàn thành việc xây dựng một câu hỏi đảo đáp án trong lập bảng khảo sát.

          Trong lập bảng khảo sát cũng như trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, câu hỏi đảo ngược sẽ được đưa trực tiếp vào trong bảng khảo sát. Sau khi hoàn tất qáu trình thu thập dữ liệu về, các bạn có thể kiểm tra kết quả trả lời của người được khảo sát ở hai câu tương đồng nhau. Khi đó, nếu một câu là tích cực thì đáp viên sẽ chọn điểm 4, 5 nhưng nếu chọn câu là tiêu cực thì vẫn sẽ chọn điểm 4, 5. Nói một cách đơn giản hơn, nghĩa là có sự mâu thuẫn trong câu trả lời. Kéo theo đó, khả năng rất cao bảng khảo sát này đánh giá, bao lô một loạt điểm số. Chính vì thế, theo nguyên tắc, chúng ta sẽ cần phải xem xét lại, tiến hành loại bỏ bảng khảo sát này.

Nhập Dữ Liệu Đối Với Trường Hợp Có Sẵn 2 Biến Quan Sát Tương Đồng

Nhập Dữ Liệu Đối Với Trường Hợp Có Sẵn 2 Biến Quan Sát Tương Đồng
Nhập Dữ Liệu Đối Với Trường Hợp Có Sẵn 2 Biến Quan Sát Tương Đồng

          Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục phân tích ví dụ trên để giúp các bạn hiểu rõ các thao tác nhập dữ liệu đối với trường hợp có sẵn hai biến quan sát tương đồng trong thang đo. Theo đó, trong nhóm nhân tố lương, thưởng, phúc lợi có biến quan sát TN1 và TN3 có sự tương đồng mạnh về tính chất, cụ thể ở đây là tính tích cực nên chúng ta sẽ tiến hành chuyển câu TN3 về dạng tiêu cực để thực hiện một câu hỏi đảo ngược đáp án.

Lương, thưởng, phúc lợi Ý kiến đánh giá
TN1 Lương phù hợp với khả năng và đóng góp của nhân viên 1 2 3 4 5
TN2 Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty 1 2 3 4 5
TN3 Công ty không công bằng trong việc phân phối tiền lương, thưởng, phụ cấp 1 2 3 4 5
TN4 Thu thập từ công ty ngang bằng với các công ty khác 1 2 3 4 5
TN5 Chính sách phúc lợi thỏa đáng 1 2 3 4 5

 

          Sau khi các bạn hoàn thành loại bỏ các phiếu khảo sát xấu, những phiếu khảo sát còn lại sẽ được tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá và kiểm định. Và để thuận tiện cho quá trình sử dụng các hàm tính toàn đối với những câu hỏi đảo đáp án này, các bạn nên nhập dữ liệu vào Excel thay vì nhập trực tiếp trên phần mềm SPSS. Các bạn chỉ cần tạo thêm một cột mang tên “TN3 _ Bandau” để nhập dữ liệu gốc của biến TN3 thu được từ những phiếu khảo sát vào. Sau đó, tiến hành sử dụng hàm IF () trong Excel để đảo ngược đáp án trả lời. Khi đó, chúng ta sẽ hiểu như sau:

Đáp án ban đầu 1 2 3 4 5
Đảo ngược kết quả 5 4 3 2 1

Những giá trị đã được đảo ngược tại cột TN3 sẽ phục vụ vào việc xử lý chính thức những số liệu của bài nghiên cứu. Nhìn chung, quy trình nhập dữ liệu của câu hỏi đảo đáp án vào trong bảng đối với trường hợp có sẵn hai biến tương đồng, có một số đặc điểm sau:

          -Sau khi thu phiếu khảo sát, các bạn cần phải loại bỏ những phiếu khảo sát xấu, không đạt

          – Tiếp điến, tiến hành nhập dữ liệu của các phiếu khảo sát đã được chọn lọc vào Excel

          – Dùng hàm Excel để hoàn thiện việc đảo ngược đáp án của các biến quan sát đó

          – Sau cùng, sử dụng những dữ liệu đã đảo ngược để đưa vào quá trình phân tích, xử lý dữ liệu chính thức trong phần mềm SPSS

Nhập Dữ Liệu Đối Với Trường Hợp Bổ Sung Biến Quan Sát Ảo

Nhập Dữ Liệu Đối Với Trường Hợp Bổ Sung Biến Quan Sát Ảo
Nhập Dữ Liệu Đối Với Trường Hợp Bổ Sung Biến Quan Sát Ảo

          Tiếp tục ví dụ ban đầu, trong nhóm nhân tố lương, thưởng, phúc lợi không có các biến quan sát có mức độ tương đồng về tính chất, các bạn sẽ đưa vào một biến quan sát ảo mang tên TN6. Sao cho biến TN6 có mức độ tương đồng với biến TN2 có sẵn. Biến TN6 này sẽ được tiến hành chuyển về dạng tiêu cực phục vụ cho việc làm câu hỏi đảo ngược đáp án.

Lương, thưởng, phúc lợi Ý kiến đánh giá
TN1 Lương phù hợp với khả năng và đóng góp của nhân viên 1 2 3 4 5
TN2 Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty 1 2 3 4 5
TN3 Phân phối công bằng tiền lương, thưởng và phụ cấp theo đóng góp của nhân viên 1 2 3 4 5
TN4 Thu thập từ công ty ngang bằng với các công ty khác 1 2 3 4 5
TN5 Chính sách phúc lợi thỏa đáng 1 2 3 4 5
TN6 Thu nhập ở công ty không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống thường ngày của nhân viên 1 2 3 4 5

  Sau khi các phiếu khảo sát xấu, kém chất lượng được loại bỏ, những phiếu khảo sát còn lại vẫn tiếp tục được nhập dữ liệu vào Excel. Tuy nhiên, ở đây bởi vì biến ảo TN6 được đưa vào làm công cụ lọc nên sẽ được loại bỏ trong quá trình nhập dữ liệu. Các bạn nên lưu ý vấn đề này, vì nhiều trường hợp nghiên cứu sinh quên không bỏ biến ảo, dẫn tới kết quả đánh giá, phân tích dữ liệu bị sai lệch. Các bạn chỉ nên nhập dữ liệu từ TN1 đến TN5 – những dữ liệu có sẵn của bài nghiên cứu. Và lưu ý không thực hiện thao tác đảo ngược đáp án vì phần mềm sẽ thực hiện việc này cho các bạn.

          Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn những vấn đề về Câu Hỏi Đảo Đáp Án Reversed Question Trong Lập Bảng Khảo Sát . Trong bài viết của mình chúng tôi đã trình bày tới các bạn hai trường hợp thường xuyên gặp phải trong quá trình xây dựng câu hỏi đảo đáp án. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hơn trong quá tình lập bảng khảo sát cho bài nghiên cứu của mình. Nếu cần hỗ trợ hay tư vấn thêm về bài làm thì các bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với dịch vụ thuê xử lý định lượng SPSS trọn gói của Luận Văn Tốt bạn nhé. Chúc các bạn thành công

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ