Luận Văn Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng

Đánh giá post

Luận Văn Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng là nội dung chúng tôi muốn gửi đến các bạn bài viết thể hiện rõ tính cấp thiết, nhiêm vụ cũng như quá trình nghiên cứu về Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ . Nếu bài viết không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm nội dung trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp của mình, thì các bạn gọi hoặc nhắn tin ngay Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ dịch vụ viết luận văn thạc sĩ  bạn nha.

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt và có vai trò là một trung gian tài chính đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Một trong các hoạt động chính đóng vai trò then chốt và mang lại lợi nhuận và thu nhập chính cho ngân hàng đó là hoạt động tín dụng.

Trong bối ảnh hội nhập của kinh tế thế giới và sự phát triển không ngừng của quốc gia, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thừ đó thúc đẩy nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người dân ngày một tăng trường. Từ đó, kéo theo việc các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Điều này lý giải cho việc nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng càng gia tăng. Nhằm mục tiêu đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng bên cạnh đó hạn chế rủi ro thì yêu cầu các ngân hàng phải làm tốt việc quản lý chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng hiện nay được đánh giá là một trong các hoạt động kinh doanh mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận chính cho ngân hàng nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Do vậy, kiểm soát chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng rủi ro chặt chẽ, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải triển khai một số các biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng như đảm bảo quy trình cấp tín dụng được thực hiện một cách chặt chẽ, yêu cầu cán bộ tín dụng đánh giá, thẩm định tín dụng một cách hiệu quả,…. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội cho những tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng, bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều thách thức khi phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với những ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ là các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và bề dày kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Khi mà các sản phẩm, dịch vụ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng không có quá nhiều sự khác biệt thì khi đó chất lượng dịch vụ trở thành chìa khóa tạo nên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng với các đối thủ cùng ngành. Chính vì vậy, trong hoạt động ngân hàng chất lượng dịch vụ được các ngân hàng đặc biệt quan tâm, chú trọng và không ngừng nâng cao hoàn thiện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu, kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng. Do vậy, việc thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra về ảnh hưởng của chất lượng tín dụng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những lý do kể trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”

2..Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố của chất lượng tín dụng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở mục tiêu chính của nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

  • Xác định các yếu tố của chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • Từ kế quả nghiên cứu rút ra các hàm ý quản lý cho các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ đặt ra cho đề tài bao gồm:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trước đây về chất lượng tín dụng và chất lượng dịch vụ ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
  • Xác định các yếu tố của chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • Từ kế quả nghiên cứu rút ra các hàm ý quản lý cho các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu này là các yếu tố của chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát dự kiến được thực hiện trong phạm vi thời gian từ ngày 15/5/2022 đến hết ngày 30/3/2022

4.Nghiên cứu trình bày các biến đo lường chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng trong mô hình.

Trong thời gian qua, vấn đề chất lượng tín dụng đối với ngân hàng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trên thế giới và Việt Nam.

4.1 Tổng dư nợ cho vay

Tổng dư nợ cho vay là số tiền ngân hàng hiện còn cho các tổ chức, cá nhân vay và được xác định tại một thời điểm nhất định (Shahid và cộng sự, 2019). Nhiều nghiên cứu của các học giả trên thế giới và tại Việt Nam khi thực hiện nghiên cứu về chất lượng tín dụng của ngân hàng đã sử dụng đại lượng này là tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Trịnh Thắng, 2010).

Tác giả Dương Thị Hoàn (2019) cho rằng thông qua việc đánh giá tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng có thể phản ánh một phần chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đồng quan điểm đó, nhóm nhà nghiên cứu Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu (2014) đã đưa ra nhận định rằng khi một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cao đột biến, sẽ kéo theo đó là rủi ro tín dụng sẽ khó được kiểm soát chặt chẽ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ
Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ

XEM THÊM : Nhật ký thực tập phòng Quan hệ khách hàng tại Ngân hàng

4.2 Nợ xấu

Khái niệm nợ xấu là các khoản nợ nghi ngờ, nợ dưới tiêu chuẩn và khoản nợ được đánh giá là có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng phổ biến trong các nghiên cứu của các học giả khi thực hiện nghiên cứu các vấn đề về chất lượng tín dụng của ngân hàng (Shahid và cộng sự, 2019; Dương Thị Hoàn, 2019; Nguyễn Trịnh Thắng, 2010).

Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) đã có bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á với tiêu đề “Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô và đặc thù ngân hàng đến nợ xấu: Bằng chứng thực nghiệm của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á” đã chỉ ra rằng, khi nợ xấu của ngân hàng gia tăng, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp các vấn đề về chất lượng tín dụng.

4.3 Lợi nhuận

Lợi “nhuận là đích đến của tấ cả các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tham gia trong thị trường. Khái niệm về lợi nhuận chính được đề cập đến cụ thể là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận đóng vai trờ là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đồng thời nó cũng là cơ sở và là nền tảng để từ đó có căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế mỗi doanh nghiệp”. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) thì đây cũng là được đại lượng dược sử dụng để đo lường, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

4.4 Thu nhập

Như đã trình bày ở trên thì hoạt động tín dụng với nguồn thu từ lãi cho vay là nguồn thu nhập chính của các Ngân hàng thương mại. Theo Githaiga và cộng sự (2020) thì thu nhập từ lãi cho vay phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong chu kỳ kinh tế, đồng thời cũng là nguồn cung cấp dữ liệu cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Đồng quan điểm trên, tác giả Dương Thị Hoàn (2019) khi thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng cho rằng thu nhập từ nguồn lãi cho vay của ngân hàng có mối quan hệ tích cực với chất lượng tín dụng của ngân hàng đó.

5.Nghiên cứu trình bày các biến đo lường chất lượng tín dụng đối với khách hàng trong mô hình

Dương Thị Hoàn (2019) khi thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, yếu tố khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tương tự như vậy, một số nhà nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu liên quan đến đề tài này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố khách hàng đối với hoạt động tín dụng của các tổ chức ngân hàng (Shahid và cộng sự, 2019; Ngô Thanh Phúc, 2012; Dương Thị Hoàn, 2019). Trong đó, các yếu tố của khách hàng cấu thành rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng cua ngân hàng bao gồm: Khả năng của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (Ngô Thanh Phúc, 2012; Nguyễn Văn Tiến, 2015); Lãi suất vay (Trần Việt Hùng, 2020); Kỳ hạn nợ (Geoff Chaplin; 2010) và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Geoff Chaplin; 2010).

6.Nghiên cứu trình bày các biến đo lường chất lượng tín dụng đối với nhà nước trong mô hình

Hệ thống ngân hàng là một bộ phận cơ bản của nền kinh tế giúp thực hiện các giao dịch kinh tế với chi phí thấp giữa người cho vay và người gửi tiền. Chất lượng tín dụng của ngân hàng chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô (Festić và cộng sự, 2011; Rashid và Intartaglia, 2017; Rodríguez-Moreno và Peña, 2013). Phần lớn rủi ro tín dụng, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra suy thoái kinh tế và là một chỉ báo quan trọng về tính dễ bị tổn thương tài chính và đây là một mối quan hệ qua lại (Dudian và Popa, 2013).

Trong khi các tổ chức tài chính chịu ảnh hưởng của nợ xấu gây ra sự suy giảm của chất lượng tín dụng, thì bản thân nợ xấu và chất lượng tín dụng lại chịu tác động của các yếu tố vĩ mô. Sự ổn định của nền kinh tế, thu chi ngân sách chính phủ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được các chính phủ thực hiện ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng và tác động này cao hơn nhiều so với ảnh hưởng đến các ngành khác (Fiordelisi và Marques-Ibanez, 2013; Festic và Beko, 2008). Mặc dù có tác động mạnh mẽ đến các tổ chức tài chính (Al-Jarrah, 2012; Castro, 2013), môi trường kinh tế vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của hệ thống ngân hàng. Một nền kinh tế lành mạnh với chính sách tài chính cởi mở là nền tảng để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai (Dao, 2017).

Bên cạnh đó, mới đây trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì một số nghiên cứu về sự tác động của dịch bệnh và các chính sách được các chính phủ triển khai nhằm kiềm chế dịch bệnh đối với thị trường tín dụng, chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng của một số học giả trên thế giới đã được công bố (Zhang et al. 2020; Topcu and Gulal 2020; Li et al. 2020; Shehzad et al. 2020; Liu et al. 2020; Anh and Gan 2020; Erdem 2020). Phần lớn các nghiên cứu đều tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc chính phủ thực hiện tốt việc kiểm soát dịch bệnh sẽ góp phần ổn định thị trường tín dụng, giảm khả năng xuất hiện khủng hoảng nợ xấu. Từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

7.Nghiên cứu trình bày các biến đo lường chất lượng dịch vụ đối với Ngân hàng trong mô hình

Năm 1980, “khái niệm đầu tiên về dịch vụ đã lần đầu tiên xuất hiện bởi các nhà nghiên cứu Churchill và Surprenant (1982) cùng với Parasuraman et al. (1985). Họ cũng là những người đầu tiên đã xây dựng lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng dựa trên việc thực hiện đo lường việc cung cấp dịch vụ của tổ chức trong sự phù hợp với mong đợi của khách hàng, như được xác định bởi đạt được chất lượng cảm nhận và điều đó đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng ngoài nguyện vọng của họ. Dựa trên tiền đề này, Parasuraman et al. (1988) sau đó mở rộng khái niệm dịch vụ thành năm khía cạnh của chất lượng dịch vụ bao gồm các yếu tố hữu hình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, sự đảm bảo và sự đồng cảm. Đánh giá thêm về khái niệm đã phát triển các khía cạnh khác của chất lượng dịch vụ như đã mô tả bởi Lehtinen và Lehtenin (1982) và Groonroos (1984), nơi trước đây nhấn mạnh rằng chất lượng dịch vụ có thể được xác định bởi ba thành phần chính bao gồm: chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh. Điều này đã được xác định trước đó và được đánh giá bởi Parasuraman và cộng sự (1988) người đã giới thiệu mô hình chất lượng dịch vụ được gọi là SERVQUAL, là lần đầu tiên được áp dụng trong ngành dịch vụ dành riêng cho nhà hàng”

Hình 1 Mô hình SERVQUAL
Hình 1 Mô hình SERVQUAL

Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1988)

Trên “thế giới hiện nay, khi thực hiện việc đo lường chất lượng dịch vụ của các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là trong việc đo lường chất lượng dịch vụ của ngân hàng (Hà Thạch, 2012) thì có hai mô hình phổ biến đã được các nhà nghiên cứu thực nghiệm trong nhiều năm và cho kết quả khả quan, đó là mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự năm 1988 và mô hình chất luợng dịch vụ của Gronroos năm 1984. Mô hình nghiên cứu SERVQUAL đuợc Parasuraman xây dựng trên nền tảng chất lượng dich vụ cảm nhận là sự so sánh giữa các giá trị kỳ vọng/mong đợi và các giá trị khách hàng cảm nhận được. Mô hình SERVQUAL chủ yếu đánh giá hai khía cạnh là kết quả dịch vụ (outcome) và cung cấp dịch vụ (process) của chất lượng dịch vụ và nó được thực hiện đánh giá bằng năm tiêu chí: (1) sự tin cậy (reliability), (2) Phương tiện hữu hình (tangibles): (3) Tính đáp ứng (responsiveness), (4) năng lực phục vụ (assurance) và (5) sự đồng cảm (empathy). Hay có thể hiểu cụ thể các hàm ý của các thành phần của chất lượng dịch vụ trong mô hình SERVQUAL cụ thể như sau: (1) Sự tin cậy (reliability): được hiểu là tính nhất quán và đáng tin cậy trong quá trình cung ứng dịch vụ (2) Phương tiện hữu hình (tangibles): Yếu tố hữu hình của dịch vụ tạo nên sự hiện diện của vật chất. (3) Tính đáp ứng (responsiveness): Thực hiện các thủ tục quy trình để tối đa hóa tính đáp ứng đối với các tình huống xảy ra ngày càng thường xuyên hơn (4) Sự đảm bảo về năng lực phục vụ (assurance): Sự thành thạo, lịch sự và tính an toàn mà ngân hàng trao cho khách hàng. (5) Sự đồng cảm (empathy): Khả năng cung ứng các dịch vụ mang tính cung ứng cá nhân”.

8.Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:

  • Các yếu tố của chất lượng tín dụng ảnh hương đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam?
  • Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
  • Hảm ý quản nào được rút ra cho các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?

Trên dây là nội dung bài Luận Văn Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng được chúng tôi soạn thảo từ các nguồn tài liệu uy tín và những bài luận văn của các bạn học viên ưu tú. Nếu các bạn đang gặp khó khăn hay đang loay hoay chưa biết làm như thế nào thì hãy liên hệ ngay luanvantot.com để chúng tôi hỗ trợ và cung cấp dịch vụ viết luận văn tốt nhất 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ