Khóa luận cho vay thế chấp tài sản bảo đảm tại ngân hàng Vietbank

Đánh giá post

Hello, hôm nay mình sẽ gửi đến các bạn sinh viên mẫu Hoạt động cho vay thế chấp tài sản bảo đảm tại ngân hàng Vietbank, các bạn sinh viên nào đang làm bài thực tập, khóa luận, luận văn,.. Hy vọng bài mẫu dưới đây sẽ là một mẫu tài liệu có ích được gửi tới các bạn sinh viên.

Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, cũng như không biết bắt đầu từ đâu, hoặc có thể thiếu thốn nguồn tài liệu để làm thì hãy nhắn tin zalo cho Luận Văn Tốt để được liên hệ với Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập bao mộc với chi phí phù hợp túi tiền sinh viên nhé.

……………………………………………..

Khóa luận cho vay thế chấp tài sản bảo đảm
Khóa luận cho vay thế chấp tài sản bảo đảm

MỞ ĐẦU khóa luận hoạt động thế chấp tài sản bảo đảm tại ngân hàng 

1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận Hoạt động cho vay tại ngân hàng 

Hiện nay, phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tổ chức kinh tế của Việt Nam cũng lớn mạnh không ngừng, đặc biệt là sự thay đổi cả về chất và lượng của hệ thống ngân hàng. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán, thực hiện hoạt động tín dụng…

Khi thực hiện hoạt động cho vay, ngân hàng luôn xác định nguồn thu hồi nợ chính là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng. Tuy nhiên, không phải mọi Khách hàng vay đều bảo đảm có được những khoản thu nhập dự tính từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để hoàn trả nợ đã vay Ngân hàng. Trong trường hợp Khách hàng không trả nợ vay đúng hạn thì Ngân hàng sẽ gặp rủi ro và chịu tổn thất về tài chính. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phía Khách hàng, Ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của Khách hàng.

Mặt khác tiền cho vay của Ngân hàng đối với nền kinh tế sẽ làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông, tăng sức mua của xã hội, tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường. Cho vay có tài sản bảo đảm nhằm bảo đảm quan hệ cân đối tiền – hàng.
Vì vậy, mặc dù tài sản bảo đảm chỉ là yếu tố thứ yếu, nhưng trên quan điểm an toàn và sinh lợi của một ngân hàng, thì nó sẽ là nhân tố giúp giảm bớt rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn thay đổi.

Với những lý do trên và qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về hoạt động cho vay tại ngân hàng cùng sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Bổn, tôi xin chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẾ CHẤP CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – PGD CAO THẮNG” Thông qua các số liệu, đề tài sẽ được phân tích về tình hình thực tế cho vay có bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay này.
Do khả năng còn hạn hẹp và thời gian cọ sát thực tế hạn chế nên bài viết này khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cùng các bạn.

2. Mục tiêu nghiên cứu khóa luận Hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietbank

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay nhanh có tài sản bảo đảm (F2).
– Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay nhanh có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thương tín (Vietbank) – PGD cao thắng từ năm 2019 đến 2021 từ đó rút ra ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của các nhược điểm đó.
– Đề suất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thế chấp có tài sản bảo đảm tại Vietbank – PGD cao thắng.

3. Phạm vi nghiên cứu.

– Đối tượng nghiên cứu của khoá luận: Hoạt động cho vay nhanh có tài sản bảo đảm (F2).
– Phạm vi nghiên cứu của khoá luận: Thực trạng hoạt động cho vay thế chấp có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thương tín (Vietbank) – PGD cao thắng từ năm 2019 đến 2021.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Khoá luận tốt nghiệp đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận thực tiễn: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê.

5. Kết cấu đề tài cho vay thế chấp tài sản bảo đảm 

Đề tài gồm ba phần chính:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín – PGD cao thắng.
Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay thế chấp có tài sản bảo đảm (f2) tại Vietbank – PGD cao thắng.
Chương 3: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thế chấp có tài sản bảo đảm tại Vietbank – PGD cao thắng.

XEM THÊM => 5+ Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Vietinbank 10đ

ĐỀ CƯƠNG khóa luận Hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietbank

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Nhận xét của đơn vị thực tập iv
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn v
Mục lục vi
Danh mục các chữ viết tắt x
Danh mục các bảng biểu xi
Danh mục các sơ đồ xii
MỞ ĐẦU xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – PGD CAO THẮNG
1.1 Giới thiệu tổng quan về VietBank. 
1.1.1 Lịch sử hình thành VietBank (Việt Nam Thương Tín). 
1.1.2 Hệ thống tổ chức. 
1.2 Giới thiệu sơ lược về VietBank – Cao Thắng. 
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển VietBank – Cao Thắng. 
1.2.2 Mô Hình Trung Tâm Kinh Doanh. 
1.2.3 Hệ thống tổ chức phòng kinh doanh. 
1.2.4 Nhiệm vụ và chức năng phòng ban. 
1.3 Tình hình chung. 
1.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn. 
1.3.2 Tình hình lao động. 
1.4 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi. 
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẾ CHẤP CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM (F2) TẠI VIETBANK – PGD CAO THẮNG
2.1 Một số lý thuyết liên quan đến cho vay nhanh có tài sản bảo đảm. 
2.1.1 Khái niệm cho vay nhanh có tài sản bảo đảm. 
2.1.2 Đặc điểm về cho vay nhanh có tài sản bảo đảm 
2.1.3 Các hình thức bảo đảm tín dụng bằng tài sản. 
2.1.3.1 Thế chấp tài sản. 
2.1.3.2 Cầm cố tài sản. 
2.1.3.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. 
2.1.3.4 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 
2.1.3.5 Bảo đảm không bằng tài sản. 
2.2 Một số quy định về cho vay có Tài sản bảo đảm của Vietbank. 
2.2.1 Các Tiêu Chí Về Tài sản bảo đảm. 
2.2.2 Danh mục hồ sơ pháp lý bất động sản. 
2.3 Quy trình thực hiện cho vay nhanh có Tài sản bảo đảm. 
2.3.1 Cách thức thực hiện. 
2.3.2 Xác định khả năng tài chính của khách hàng. 
2.3.3 Quy trình thực hiện cho vay nhanh (F2) tại PGD cao thắng. 
2.4 Phân tích hoạt động cho vay nhanh (F2) tại PGD Cao Thắng. 
2.4.1 Tình hình huy động vốn. 
2.4.2 Doanh số cho vay nhanh có tài sản bảo đảm theo mục đích vay. 
2.4.3 Tình hình dư nợ. 
2.4.4 Tình hình nợ quá hạn. 
2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay nhanh có tài sản bảo đảm. 
2.6 Đánh giá hoạt động cho vay nhanh có tài sản bảo đảm tại PGD Cao thắng. 
2.6.1 Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2017-2018. 
2.6.2 Ưu điểm và nhược điểm về việc cho vay nhanh có tài sản bảo đảm. 

Dịch vụ viết thuê chuyên đề - khóa luận uy tín
Dịch vụ viết thuê chuyên đề – khóa luận uy tín

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NHANH CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI VIETBANK – PGD CAO THẮNG
3.1 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nhanh. 
3.1.1 Tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ành của Ngân hàng. 
3.1.1.1 Thực hiện chiến lược chính sách khách hàng hợp lý. 
3.1.1.2 Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing Ngân hàng. 
3.1.2 Mở rộng mạng lưới của Ngân hàng. 
3.1.3 Phát triển khoa học công nghệ vào hoạt động Ngân hàng. 
3.1.4 Nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng. 
3.2 Một số kiến nghị. 
3.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước . 
3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước. 
Kết luận 
Tư liệu tham khảo 
Phụ lục 

KẾT LUẬN khóa luận Hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietbank

Mặc dù hoạt động cho vay nhanh có tài sản bản đảm (F2) là một sản phẩm mới được triển khai vài năm trở lại đây, nhưng sản phẩm đã khẳng định được vai trò tích cực của mình không chỉ đối với Ngân hàng mà còn đối với người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng đối với Ngân hàng nói chung và tín dụng có tài sản bảo đảm nói riêng, Hội sở Vietbank trong những năm gần đây dã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng có tài sản bảo đảm (F2) từng bước khẳng định vai trò, vị thế và chất lượng dịch vụ hàng đầu, bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào thành tích của PGD nói riêng và của toàn ngành ngân hàng nói chung trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thương tín còn gặp nhiều khó khăn, trong bản thân ngân hàng cũng như môi trường kinh doanh, trong việc mở rộng hoạt động cho vay nhanh có tài sản bảo đảm.

Trong xu thế mở của hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội về mọi mặt thì cho vay nhanh có tài sản bảo đảm là một xu thế tất yếu trong hoạt động của Ngân hàng, nó là một hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng vì những lợi ích mà nó mang lại cũng như tiết kiệm được chi phí và thời gian xử lý hồ sơ, điều này đã được kiểm chứng tại các nước phát triển. Vì vậy việc đưa ra và thực hiện những giải pháp để mở rộng cho vay tiêu nhanh có tài sản bảo đảm là một nhu cầu rất cần thiết đối với các ngân hàng.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động cho vay thế chấp có tài sản bảo đảm tại Vietbank – PGD cao thắng, được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Bổn cùng với các anh chị cán bộ tại phòng giao dịch, tôi đã đi vào phân tích và nêu ra những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động cho vay nhanh có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng.

Từ đó, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn hoạt động này càng ngày càng được mở rộng tại Vietbank, giúp đem lại lợi ích cho Ngân hàng và cho những người có nhu cầu đi vay vốn.

Do hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, đồng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhưng tôi chưa làm được điều đó trong bài viết này, tôi rất mong có thể quay lại nghiên cứu trong một ngày gần nhất.
Tôi rất mong có được sự góp ý, nhận xét của các thầy, các anh chị cán bộ công nhân viên tại Vietbank để có thể hoàn thành bài viết một cách tốt nhất.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

…………………………………………………..

Nếu đã tham khảo qua mẫu Hoạt động cho vay thế chấp tài sản bảo đảm tại ngân hàng, trên đây mà vẫn chưa đủ đáp ứng được cho bài làm các bài, thì hãy nhắn tin cho Luận Văn Tốt qua zalo để được gửi thêm nhiều mẫu nữa nhé. Hoặc nếu không có thời gian hoàn thiện bài làm, thì hãy liên hệ với zalo Luận Văn Tốt để được sử dụng Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập bao nhật ký với chi phí phù hợp nhé.

XIN LƯU Ý: BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC QUA ĐỀ CƯƠNG VÀ MUỐN TẢI FULL BÀI NÀY VỀ, HÃY NHẮN TIN VỚI LUẬN VĂN TỐT QUA ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI NHÉ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ