Mục lục
Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường là nội dung được các bạn sinh viên, học viên ngành quản trị kinh doanh tìm kiếm nhiều trong quá trình làm khóa luận nhưng các bạn chưa thấy được tài liệu nào ưng ý từ internet,thì bài viết dưới đây sẽ là bài mẫu có gía trị sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ ích hỗ trợ cho bài làm của các bạn.
Ngoài ra nếu các bạn vẫn còn khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo, chọn đề tài, triển khai nội dung …thì các bạn hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 để nhận dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói bạn nhé!!!!
1. Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường
Nguồn: Phòng nhân sự
2. Nguồn nhân lực Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường
Tổng số thành viên bao gồm ban lãnh đạo, nhân viên và cộng tác viên của công ty hơn 150 người có trình độ đại học và trên đại học. Với các Thạc Sĩ, Kỹ Sư có trình độ chuyên nghiệp, được đào tạo và huấn luyện từ các chuyên gia nước ngoài.
Hội đồng quản trị: 05 người
Ban Giám Đốc : 02 người
Bộ phận kinh doanh: 48 người
Bộ phận kế toán văn phòng: 10 người
Bộ phận mua hàng: 20
Bộ phận dự án: 51
Bộ phận nhân sự : 25 người
3. Tổ chức bộ máy kế toán Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường
Sơ đồ bộ máy kế toán.
Nguồn: Phòng kế toán
XEM THÊM : Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Kinh Doanh Thương Mại
4. Nhiệm vụ và vai trò kế toán:
Kế toán là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Là bộ phận vận hành dòng tiền hoạt động trong doanh nghiệp, dòng tiền vào-ra luôn được kiểm soát bởi kế toán trưởng. Từng thành viên trong phòng kế toán liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên quy trình hoạt động tối ưu nhất.
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của bộ phận kế toán, giám sát việc quyết toán, đảm bảo tính hợp pháp trên sổ sách kế toán, tham gia phân tích và dự báo về nguồn tài chính, kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn các bộ phận kế toán hạch toán theo đúng quy định của Bộ tài chính. Ngoài ra, Kế toán trưởng còn được ủy quyền từ Tổng Giám đốc ký các giấy tờ liên quan như đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán, biên bản điều chỉnh hóa đơn,…. Và Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về tính chính xác của số liệu kế toán và quy định vận hành của bộ máy kế toán.
Kế toán tổng hợp: là người thu thập, tổng hợp, xử lý, kiểm tra, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Lập in báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối kế toán theo đúng quy định, thực hiện kế toán thuế, nộp thuế cho cơ quan thuế. Và là người cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra cũng như theo dõi các diễn biến thị trường nhằm quản lý doanh nghiệp đạt hiệu suất tốt hơn.
Kế toán công nợ: là người nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận, kiểm tra công nợ, theo dõi tình hình khả năng thanh toán của khách hàng, đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hổi nợ, xử lý công nợ tạm ứng của cán bộ công ty, xử lý công nợ ủy thác và các khoản vay trong doanh nghiệp,… Ngoài ra, Kế toán công nợ còn trực tiếp thực hiện lập báo cáo công nợ, thông báo thanh toán công nợ và thực hiện các hợp đồng công nợ của doanh nghiệp.
Kế toán kho: Là người lập các chứng từ nhập-xuất hàng hóa vật tư, theo dõi việc nhập-xuất –tồn vật tư ở các khâu, đối chiếu số liệu nhập-xuất của thủ kho và kế toán, trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập-xuất cùng thủ kho và lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập-xuất-tồn.
Kế toán thanh toán: là người thực hiện quản lý lập chứng từ các khoản thu-chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ của doanh nghiệp, theo dõi quản lý chung về quỹ tiền mặt. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ. Kế toán thanh toán cho công nhân viên là người xét duyệt hồ sơ tạm ứng của nhân viên công ty, xét duyệt giấy đề nghị thanh toán của người lao động.
Kế toán tiền: là người theo dõi dòng tiền thu vào-chi ra của Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, nếu có chênh lệch thì tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời, kiểm soát hóa đơn, chứng từ đầu vào sao cho hợp pháp, hợp lý, hợp lệ để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, lập báo cáo thu chi-tiền gửi ngân hàng hằng ngày, liên hệ với ngân hàng nơi làm việc (về rút tiền, trả triền… cuối tháng lấy sổ phụ ngân hàng và chứng từ ngân hàng..), theo dõi tiền gửi ngân hàng tại từng ngân hàng theo VND và theo Ngoại tệ và lập phiếu thu-chi theo đúng quy định.
5. Chính sách, chế độ và hình thức áp dụng kế toán
– Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
– Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
– Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.
– Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT- BTC.
– Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).
– Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
– Phần mềm kế toán sử dụng: AMIS.
– Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy.
Nguồn: Phòng kế toán
6. Hệ thống báo cáo tài chính
-Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B 01-DNN).
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( Mẫu số B 02-DNN).
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B 03-DN).
-Bản thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B 09-DNN.
7. Chiến lược, phương hướng phát triển Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường
Phát triển Công ty trở thành nhà cung cấp, lắp đặt đáng tin cậy đối với khách hàng hơn trong tương lai, đáp ứng tối đa nhu cầu trên toàn quốc thì việc hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức tổ chức quản lý của công ty kỹ thuật môi trường là rất cần thiết và cấp bách
Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu ngày càng uy tín hơn.
Phấn đấu không ngừng để hoạt động của công ty ngày một đi lên, đem lại nguồn lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Giúp cải thiện môi trường làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên sâu và nâng cao năng lực phục vụ công tác quản lý. Tăng cường các khóa đào tạo, huấn luyện quản lý kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài để phát triển trình độ chuyên sâu.
Tiếp tục nâng cao hệ thống nâng cấp , phát triển nguồn Nguyên-Nhiên liệu để đáp ứng được nhu cầu Khách hàng hơn.
Tóm tắt chương 1: Chương 1 đã giới thiệu một cách tổng quát nhất về đơn vị mà đề tài đang tiến hành phân tích, đó là Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Môi Trường Việt An. Ở chương 1, cho chúng ta biết một số thông tin về quá trình hình thành và phát triển của công ty, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, cũng như những quy định, chính sách mà doanh nghiệp đang sử dụng. Đồng thời, cho ta thấy được quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp.
Bài viết Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường mà mình chia sẻ cho các bạn hy vọng giúp các bạn phần nào giảm được áp lực khi làm bài. Nếu các bạn cần hỗ trợ thêm hay muốn có một bài khóa luận đạt hiệu quả thì ngay bây giờ các bạn hãy đến với dịch vụ viết khóa luận của luanvantot.com để được tư vấn và báo giá.