Mục lục
Luận Văn Tốt xin gửi tới các bạn mẫu cơ cấu tổ chức tại nhà hàng, dành cho các bạn nào đang làm bài báo cáo thực tập tại nhà hàng, đang làm phần cơ cầu tổ chức, nhưng không biết làm thế nào thì có thể tham khảo ở bài viết này nhé. Hứa hẹn sẽ là mẫu cơ cấu tổ chức tuyệt vời được gửi tới các bạn.
………………………………………………………………………………………..
Chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng.
Chức năng:
Nhà hàng Market 39 là nhà hàng tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, có những chức năng sau:
– Nhà hàng tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định về hoạt động kinh doanh nhà hàng của chính phủ, đảm bảo an toàn tính mạng cho khách, và an ninh trật tự xã hội theo quy định của pháp luật.
– Là một đơn vị kinh doanh nhà hàng, Nhà hàng Market 39 có chức năng giống như các tổ chức kinh doanh nhà hàng khác.
– Để hổ trợ cho chức năng giải trí và ăn uống nhằm tạo sự tiện lợi và thoải mái cho khách đồng thời hoàn chỉnh hệ thống sản phẩm của nhà hàng, nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức tiệc liên hoan, đám cưới, vui chơi giải trí, thư giản của khách.
– Doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo nguyên tắc hoạch toán kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nhiệm vụ:
– Nhà hàng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ăn uống, và các dịch vụ bổ sung khi khách hàng yêu cầu riêng.
– Kinh doanh đúng ngành nghề để đăng kí kinh doanh, đúng quy định đối với nhà hàng tiêu chuẩn 4 sao đã được công nhận.
– Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu vệ sinh trong quá trình phục vụ.
– Chấp hành nghiêm túc các chính sách của Nhà nước và thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, thực hiện các quy định do tổng cục du lịch và cơ sở du lịch ban hành.
– Nhà hàng có nhiệm vụ nộp đầy đủ về nghĩa vụ ngân sách cho nhà nước.
– Đảm bảo đón tiếp, phục vụ chu đáo, tận tình, văn minh, tạo cảm giác hài lòng trong thời gian khách đến nhà hàng
– Đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong nhà hàng.
– Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, quyết toán tài chính theo quy định của nhà nước và công ty.
– Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ được giao.
– Khai thác triệt để các điều kiện hiện có đem lại hiểu quả kinh tế cao.
– Giữ gìn cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Nhà hàng Market 39.
Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Phòng nhân sự Nhà hàng Market 39.
Hình: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà hàng Market 39.
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
————— Quan hệ chức năng
Theo sơ đồ ta thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà hàng Market 39 theo mô hình trực tuyến, chức năng. Trong đó, mối quan hệ trực tuyến là mối quan hệ dọc tức là các phòng ban không có quyền ra lệnh trực tiếp đến các bộ phận kinh doanh mà chỉ tham mưu tư vấn cho lãnh đạo ra quyết định tốt nhất. Và giám đốc là người ra quyết định cuối cùng. Chính nhờ vào mô hình này, nhà hàng đã quy định rõ của từng bộ phận như kế toán – tài chính, lễ tân, nhà hàng…
Bên cạnh đó mỗi nhân viên biết được nhiệm vụ của mình là gì, và báo cáo tình hình thực hiện đó cho ai, đảm bảo việc thông suốt mệnh lệnh từ cấp trên. Mối quan hệ chức năng là mối quan hệ ngang, tức là các phòng ban hỗ trợ, phối hợp thống nhất nhau trong công việc: Khi tiễn khách thì bộ phận lễ tân kết hợp bộ phận bảo vệ mang vác hành lý cho khách… Qua đó, ta thấy sơ đồ quản lý của Nhà hàng Market 39 là hợp lý, nó phát huy tính sáng tạo và linh động của các thành viên trong từng bộ phận với nhau.
Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình quản lý nhà hàng nào thích hợp và hiệu quả là một công việc vô cùng khó khăn, đôi khi ta thấy nó luôn hoàn hảo trong lý thuyết, nhưng thực tế có thể là không như vậy. Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà hàng Market 39 như vậy thì còn có một số hạn chế như sau: Ban giám đốc thiếu phó giám đốc nên giám đốc chỉ được sự tham mưu trực tiếp của các trưởng bộ phận, thiếu đi sự giám sát chặt chẽ từng bộ phận của phó giám đốc. Nên có thể các thông tin này thiếu độ chính xác và sai lệch. Thông thường các tổ trưởng có tầm ảnh hưởng không lớn, nên việc gây áp lực đối với nhân viên còn thấp dẫn đến công việc hay trì trệ hoặc không đúng quy trình phục vụ yêu cầu đặt ra.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc
– Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm về quản lý, điều hành chung, nhờ sự tham mưu, trợ giúp của các phòng chức năng để đề ra các chiến lược kinh doanh.
– Hoạch định các chính sách của khách sạn để nguồn lực đạt hiệu quả cao.Tổ chức bộ máy quản trị, nhân sự, tổ chức công việc.
– Đề ra các quy định, điều lệ của khách sạn, giám sát công việc một cách chặt chẽ và kịp thời khắc phục những sai sót.
* Phòng tài chính kế toán
Chịu trách nhiệm về các vấn đề thu mua, thanh toán, thu thập thông tin, lưu trữ dữ liệu, hồ sơ hay các sổ sách chứng từ có liên quan, viết các bản báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động của khách sạn.
Thực hiện báo cáo định kì cho giám đốc về những thống kê kế toán chính xác
Có trách nhiệm ghi kế hoạch, lập hoạch toán kinh tế, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm chi phí, kịp thời phản ánh những khó khăn, thiếu sót cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý thích hợp.
* Phòng tổ chức hành chính
Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhân sự, tuyển dụng, sa thải, khen thưởng, kỷ luật nhân viên.
Giải quyết các công việc liên quan đến công văn, giấy tờ, hợp đồng mua bán.
Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của nhân viên.
Cung cấp nguồn nhân lực cho khách sạn.
* Bộ phận tiếp thị kinh doanh
Tìm kiếm thị trường khách mới, phát triển thị trường khách cũ của khách sạn.
Đưa ra các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, chiêu thị, các chương trình đặc biệt vào các ngày lễ.
* Bộ phận lễ tân
– Nhiệm vụ quan trọng của bộ phận lễ tân trong khách sạn là bán dịch vụ buồng của khách sạn cho khách. Thông thường các nhân viên của bộ phận lễ tân phải tham gia vào việc đưa ra các dự báo về tình hình đặt buồng của khách sạn trong những giai đoạn nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu và dự báo đó, bộ phận lễ tân có thể tham gia vào việc kiến nghị mức giá cho thuê buồng tại các thời điểm nhất định và thúc đẩy việc kinh doanh buồng của khách sạn một cách có hiệu quả.
– Bộ phận lễ tân cũng phải thực hiện chức năng “liên hiệp và phối hợp trong khách sạn”. Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với khách, bộ phận này có nhiệm vụ thông tin cho các bộ phận trong khách sạn mọi vấn đề về yêu cầu, đòi hòi và phản hồi của khách, giúp đỡ các bộ phận khác có thể thực hiện phục vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bộ phận lễ tân còn đảm nhiệm các nhiệm vụ như:
– Làm thủ tục nhận buồng khi khách đến khách sạn.
– Đảm bảo duy trì thông tin chính xác về tình trạng buồng.
– Bố trí buồng (loại buồng, buồng dành cho khách hút thuốc/ không hút thuốc, khách có những yêu cầu đặc biệt khác…).
– Cung cấp dịch vụ thông tin cho khác.
– Giải đáp thắc mắc cho khách.
– Hướng dẫn khách (một cách thích hợp).
– Nhận yêu cầu đặt buồng.
– Làm thủ tục trả buồng cho khách.
– Phục vụ các yêu cầu về dịch vụ vận chuyển, đăng ký vé máy bay, gọi taxi…
– Giải quyết các phàn nàn của khách.
* Bộ phận buồng
– Chịu trách nhiệm về vệ sinh trong khách sạn: buồng khách, khu nhà hàng, khu hội họp, khu sảnh…
Thường xuyên kiểm tra tình hình các trang thiết bị tiện nghi trong buồng để báo cáo cho bộ phận kỹ thuật sửa chữa, kiểm tra và thay thế các đồ dùng bổ sung của khách như: Bàn chải đánh răng, khăn tắm, xà phòng, ga trải giường, nước uống…
Lên kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì các phòng hội họp, nhà hàng, khu vực sảnh…theo định kỳ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Kiểm tra, kiểm soát về chi tiêu cho bộ phận: hóa chất vệ sinh, dụng cụ vệ sinh, hàng vải, chi tiêu cho trang trí hoa.
Thường xuyên liên lạc về tình trạng buồng cho bộ phận lễ tân để bán buồng và kiểm soát tình trạng các buồng.
Lên lịch làm việc và quản lý số lượng nhân viên trong bộ phận.
Ngoài ra nhân viên còn đảm nhận một số công việc để phục vụ khách như: Giặt, ủi,…
* Bộ phận nhà hàng – bar
Xây dựng thực đơn cho khách, xác định khẩu phần ăn thích hợp với giá bán.
Đảm bảo chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn, cung cấp các bữa ăn cho khách hàng.
Có trách nhiệm tổ chức các loại hình tiệc, hội nghị có chất lượng cao.
Đề ra các kế hoạch, chương trình ẩm thực phù hợp thời điểm và tình hình kinh doanh chung của khách sạn.
Các món ăn được tạo ra không chỉ đẹp mà còn phải đảm bảo chất lượng, ngon, lạ, phong phú đáp ứng các nhu cầu khác nhau mà giá cả phải thật hợp lý.
* Bộ phận kỹ thuật
Thực hiện toàn bộ công việc về bảo dưỡng, sửa chữa các loại tài sản, thiết bị lao động, hệ thống điện nước, điều hòa không khí… lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị theo định kì.
Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, tài sản của khách sạn, thực hiện bảo dưỡng các trang thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Bộ phận bảo vệ
Bảo vệ an toàn về người và tài sản của khách cũng như khách sạn.
Đề ra các quy định và các biện pháp an toàn đạt hiệu quả, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra làm mất an ninh trong khách sạn, có phương an phòng cháy chữa cháy, bố trí ca kíp vào vị trí làm việc đảm bảo 24/24 giờ đối với người làm nhiệm vụ. Quản lí thời gian ra vào của nhân viên khách sạn.
……………………………………………………………………………………..
Trên đây là cơ cấu tổ chức tại nhà hàng, Luận Văn Tốt gửi đến các bạn sinh viên ngành nhà hàng – khách sạn, đang đi thực tập tại nhà hàng, mẫu cơ cấu tổ chức trọn vẹn, đầy đủ này, được trích ra từ bài báo cáo thực tập điểm giỏi. ĐẶC BIỆT, TẠI LUẬN VĂN TỐT CÒN CÓ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỂM CAO, CÁC BẠN NÀO CÓ NHU CẦU HÃY LIÊN HỆ LUÔN NHÉ.
LƯU Ý: NẾU BẠN NÀO MUỐN TẢI FULL BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP NÀY, THÌ HÃY NHẮN TIN QUA ZALO NGAY ĐỂ MÌNH GỬI MIỄN PHÍ TRONG VÒNG 3 GIÂY NHÉ.
Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149