Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật Trong Luận Văn Thạc Sĩ

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết về Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật Trong Luận Văn Thạc Sĩ, chắc hẳn với nhiều bạn học viên ngành giáo dục đặc biệt là giáo dục về pháp luật thì đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích. Bài viết được Luận Văn Tốt soạn thảo từ các nguồn tư liệu uy tín và những bài luận văn thạc sĩ được bảo vệ rất thành công của nhiều học viên cao học, thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường Đại học trên cả nước. Hy vọng bài mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo cho bài luận văn thạc sĩ về đề tài Giáo Dục Pháp Luật

Trong quá trình làm bài nếu các bạn cần thêm tài liệu tham khảo thì nhắn tin Zalo : 0934573149 để Luận Văn Tốt cung cấp miễn phí cho các bạn, hoặc các bạn cần một bài luận văn hoàn chỉnh ( với mọi đề tài ) thì hãy tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé

 1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non

 1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật

    Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và Ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách Khoa -2002) thì “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội” [20]. Như vậy, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm, truyền đạt tinh thần, nội dung cần giáo dục giúp cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi hiện hành.

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm khác nhau, khóa luận có thể khái quát khái niệm giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục một cách hệ thống nhằm trang bị kiến thức, thái độ, niềm tin và hành vi xử lý các tình huống trong cuộc sống phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành, thúc đẩy công dân chủ động thực hiện nghiêm minh pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật được hiểu là các công đoạn xây dựng một chương trình giáo dục pháp luật từ đó truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành và soạn thảo nhằm áp dụng trong hoạt động GDPL đạt hiệu quả cao.

     Cán bộ viên chức trường mầm non là những người trưởng thành, có trình độ nhận thức về pháp nên kiến thức được tiếp nhận, phương pháp cần phảu được chuẩn hóa

Từ khái niệm giáo dục pháp luật, chúng ta có thể hiểu rằng giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên cán bộ viên chức trường mầm non một cách hệ thống nhằm trang bị kiến thức, thái độ, niềm tin và hành vi xử lý các tình huống trong cuộc sống phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành thúc đẩy cán bộ viên chức trường mầm non thực hiện nghiêm minh  pháp luật.

 1.2. Đặc điểm, vai trò của giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non

Thứ nhất, về lứa tuổi, hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non phổ thông là hoạt động giáo dục pháp luật cho độ tuổi đã có độ chính chắn về nhận thức và hành vi của mình.

Thứ 2, tâm sinh lý của cán bộ viên chức trường mầm non  là lứa tuổi có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Đối tượng hướng đến chính là việc hoàn thiện nhận thức nhằm tăng cường giáo dục nói chung

Thứ 3, nhận thức hành vi của lứa tuổi này không dễ gây nhầm lẫn. Do đó, vừa dễ tác động vừa Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách.

       Gần đây nhất ngày 20/06/2012 tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật số 14/2012/QH13 của Quốc hội: Luật phổ biến, giáo dục pháp luật với năm chương, 41 Điều, với những quy định chung về phổ biến và giáo dục pháp luật; các nguyên tắc quản lý về phổ biến và giáo dục pháp luật; nội dung và hình thức phổ biến và giáo dục pháp luật; cũng như trách nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; và các điều kiện đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, bản thân của hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông có những tiêu chỉ ảnh hưởng như sau:

Một là, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư tưởng. Hoạt động giáo dục pháp luật được hướng tới các bộ phận và các đối tượng khác nhau. Trong đó, đối với hoạt động GDPL đối với cán bộ, viên chức trường mầm non là cán bộ viên chức trường mầm non cấp 3 đã hoàn thiện về tư duy, trình độ …và cần thiết được nâng cao và duy trì cũng như đạt được mục đích đề ra là các cán bộ, viên chức trường mầm non có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối tượng của giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non mang những nét đặc điểm riêng ở sự phân loại nhỏ số lượng cán bộ viên chức trường mầm non ở một số ngôi trường đặc thù. Trường mầm non khác với các trường mầm non ở việc phân loại số lượng cán bộ viên chức trường mầm non ở có những đặc điểm mang tính chuyên biệt với nhau. Giáo dục pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhiều loại hình giáo dục khác vì nằm trong hoạt động giáo dục nói chung, đặc biệt, giáo dục pháp luật có quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục kỹ năng sống, bởi giữa chúng có nhiều điểm tương đồng ở nội dung, mục đích, cách thức thực hiện.Việc giáo dục pháp luật định hình cho cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông khái quát được những tư tưởng cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời định hướng tư tưởng cho các em trong những quyết định quan trọng. Mục đích của giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non bậc mầm non là định hình cho cán bộ viên chức trường mầm non những vấn đề cơ bản của pháp luật, những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân, đồng thời có những ảnh hưởng tích cực của pháp luật đối với nhận thức của các em.

Hai là, giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non có có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật nhằm hướng tới đối tượng được bảo vệ là trẻ em

Ba là, hoạt động giáo dục pháp luật cán bộ, viên chức trường mầm non được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định. Chủ thể giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông là các cán bộ chuyên trách, nhà quản lý giáo dục. Các cơ quan có nhiệm vụ và trách nhiệm trong công tác giáo dục pháp luật gồm Chính phủ, Các bộ, ngành  Trung ương, UBND các cấp. Về đối tượng là cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông thì có những cơ quan liên quan và trực tiếp tiếp cận với các em gồm UBND các cấp  trực tiếp quản lý, các trường giáo dục chính trị, các tổ chức giáo dục pháp luật cho đối tượng cán bộ viên chức trường mầm non nói chung và cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông nói riêng.

Bốn là, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, viên chức trường mầm non nhằn truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam có mối quan hệ rất mật thiết với pháp luật. Pháp luật là công cụ của Nhà nước để thể hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, những tư tưởng của Nhà nước đến cho người dân, những tư tưởng của Nhà nước thường xuyên suốt và có những ảnh hưởng đến các hành vi của người dân trong nhận thức và hiệu quả.

Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của xã hội đối với từng giai đoạn trong các điều kiện lịch sử cụ thể. Việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông phải hướng đến việc hình thành, làm sâu sắc, mở rộng hệ thống tri thức của cán bộ viên chức trường mầm non; hình thành ý chí và lòng tin của cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông đối với hệ thống pháp luật, từ đó giúp cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông xây dựng được hành vi và thói quen, động cơ xử sự theo pháp luật.

Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật Trong Luận Văn Thạc Sĩ
Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật Trong Luận Văn Thạc Sĩ

2. Nội dung của giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non

Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, nội dung giáo dục pháp luật bao gồm: Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật; Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế; ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

Nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông ở nước ta giai đoạn hiện nay, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, được xác định theo những mức độ khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu và vị trí xã hội của cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông, có thể phân định những nội dung của giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông, cụ thể;

2.1. Chủ thể giáo dục

Chủ thể tiến hành hoạt động giáo dục là giáo viên – chủ thể chính và một số chủ thuế khác như cán bộ của các cơ quan tư pháp: Công an – Viện kiểm sát – Tòa án, Ủy ban nhân dân…Với các hình thức Kết hợp hình thức giáo dục chính khóa và ngoại khóa: Trong những năm qua, việc lồng ghép nội dung giáo dục giữa chính khóa và ngoại khóa giữa chính khóa và ngoại khóa cho các cán bộ viên chức trường mầm non về GDPL nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Kết hợp hình thức giáo dục tự giáo dục: Hình thức tự giáo dục là hình thức quan trọng trong việc thiết lập tính độc lập trong quá trình học, làm việc và tích lũy các cán bộ viên chức trường mầm non nói chung ở nước ta hiện nay.

Kết hợp hình thức giáo dục cá nhân, nhóm và đại chúng: Như đã đề cập, dựa vào đối tượng giáo dục thì phân thành giáo dục cá nhân, nhóm và đại chúng. Các hình thức giáo dục này trên thực tế có mối quan hệ thân thiết, cụ thể với nhau, từ đó tạo nền tảng cơ bản cho hoạt động nắm chắc lý luận thực tiễn nói chung.

Kết hợp cả 3 hình thức.

2.2. phạm vi giáo dục

Thứ nhất, mức độ tối thiểu về giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi công dân trong đó có cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông.

Mức độ tối thiểu về pháp luật từng bước hình thành cho các em ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng thói quen, lối sống lao động, học tập và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết tôn trọng trật tự chung, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, nó là văn bản duy nhất quy định chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước, quyền nhân thân, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bả của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Hiến pháp đã là phương tiện pháp lý thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng và mang tính chất bao quát bao gồm hấy hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội như chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, quyền con người, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam.

Thứ hai, giáo dục pháp luật cung cấp những kiến thức mang tính lý luận về nhà nước và pháp luật. Những vấn đề lý luận về Nhà nước và pháp luật mang tính khái quát chung cũng cần được nhân thức rõ ràng và thực hiện hiện quả quyền lực của nhân dân, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong Nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân.

 Thứ ba, giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông những kiến thức quan trọng trong đời sống liên quan đến vật chất, tinh thần, lao động và học tập của cán bộ viên chức trường mầm non.

Thứ tư, giáo dục những chuẩn mực pháp luật cơ bản như dân chủ, công bằng, bình đẳng, tự do,…

Việc giáo dục những kiến thức chuyên sâu đối với cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông chưa phải là yếu tố cần thiết cho mục tiêu giáo dục pháp luật đối tượng này. Cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông là độ tuổi năng động, dễ bị ảnh hưởng bởi những sự việc xảy ra trong xã hội. Trong quá trình giáo dục pháp luật, cần giáo dục cho các em xác định được nhưng vấn đề chung, những chuân mực cơ bản của một cán bộ viên chức trường mầm non, một công dân của đất nước, biết phận định được cái đúng, cái sai, tôn trọng quan điểm, chính kiến và phát ngôn của các cán bộ viên chức trường mầm non khác. Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trước nhà nước và pháp luật, vì vậy, giáo dục pháp luật giúp các bạn xác định được những quyền và nghĩa vụ của mình, cách thức tiến hành áp dụng vào thực tiễn một cách bình đẳng, không phân biệt dân tộc và tôn giáo, mỗi hành vi đều được thực hiện một cách hiệu quả. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước.

Thứ năm, phát triển cho các em những kỹ năng thực hiện những chuẩn mực pháp lý, hình thành cho các em lòng tin vào pháp luật, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

Kiến thức pháp luật cho cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông thôi chưa đủ, ngoài việc giáo dục về những kiến thức phù hợp cho cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông, chúng ta cần hướng dẫn cho các em cách áp dụng pháp luật vào thực tiễn, cách thực thi pháp luật hiệu quả. Trong quá trình nhận thức và hiện thực hóa quyền của mình, các cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông có thể đồng thời phải tôn trọng, thực hiện hàng loạt các nghĩa vụ tích cực để đáp ứng quyền của chủ thể khác. Đồng thời tất cả các thành viên nếu được giáo dục pháp luật hiệu quả, sẽ nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp yêu cầu chung, nhằm bảo vệ an toàn và lợi ích của cả xã hội. Tác động kép này của giáo dục pháp luật đã tạo sự gắn kết ngày càng bền vững giữa các thành viên trong xã hội. Khi các em đx có lòng tin và pháp luật thì việc thực hiện pháp luật sẽ trở nên rất dễ dàng và hiệu quả trong việc tuân thủ pháp luật càng ngày càng cao.

Các quy định về chế tài trong pháp luật khi công dân không tuân thủ theo pháp luật, vi phạm pháp luật là một yếu tố quan trọng mang tính răn đe cho đối tượng cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các chế tài áp dụng cũng như biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật là yêu tố rất quan trong trong mỗi văn bản pháp luật đảm bảo pháp luật được thực thi hiệu quả và có hệ thống để người dân tuân thủ, đảm bảo cưỡng chế thi hành. Những hành vi, hoạt động và sinh hoạt của cán bộ viên chức trường mầm non đều nằm trong khuôn khổ pháp luật, nhận thức đúng vai trò của nhà nước và pháp luật đồng thời hiểu rõ mức độ xử lý nếu vi phạm sẽ giúp cán bộ viên chức trường mầm non thực hiện hiệu quả pháp luật một cách tự giác để không bị vi phạm pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật được thực hiện hiệu quả thông qua những quy định cụ thể của các văn bản khác nhau như: Bộ luật hình sự 2015, Luật xử phạt vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn khác tùy theo lĩnh vực chịu ảnh hưởng và tác động đến. Nhiều trường hợp một hành vi không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, trách nhiệm dân sự mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Mặc dù cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông không đặt nặng khối lượng kiến thức nhưu vậy, tuy nhiên định hướng cho các em hiểu được mức độ vi phạm của hành vi đồng thời phân tích được những hành vi bị pháp luật quy định phải thực hiện chế tài giúp cho cán bộ viên chức trường mầm non biết được mức độ vi phạm, ảnh hưởng của mình đến những sự việc xung quanh và quyền lực của Nhà nước. Việc này khi thực hiện giáo dục pháp luật cần có những ví dụ thực tiễn giúp cán bộ viên chức trường mầm non hình dung được, thấy được sự gần gũi, không khô khan và lý thuyết.

Thứ sáu, giáo dục pháp luật là giáo dục nhân cách, đạo đức cho cán bộ viên chức trường mầm non bậc mầm non. Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. Đạo đức ở một cá nhân rất quan trọng trong việc hành xử theo pháp luật. Khi cán bộ viên chức trường mầm non được hình thành nên nhân cách tốt thì việc tiếp thu những kiến thức về pháp luật đồng thời tuân thu pháp luật một cách tự nguyện và hiệu quả sẽ giúp chúng ta thực hiện hiệu quả một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người, đồng thời, tạo điều kiện cho con người phát huy những năng lực thực tiễn của mình. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết cần phải đầu tư và phát triển. Đạo đức là nền tảng của nhân cách. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức và duy trì việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, môn học giáo dục công dân đã được xây dựng và duy trì để mục đích giáo dục đạo đức, các hành vi của một công dân trong xã hội. Môn học giáo dục công dân trong nhà trường thực hiện hiệu quả sẽ có tác động rất lớn đến nhân cách và tư duy của công dân nói chung và lứa tuổi cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông nói riêng.

2.3. hình thức giáo dục

Hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông được tiến hành chủ yếu thông qua dạy học môn Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông được lồng ghép trong các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong chương trình. So với các đối tượng khác, đối tượng cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông được thực hiện với điều kiện khá thuân lợi, đặc biệt với môn Giáo dục công dân – chỉ áp dụng trong trường học, khác so với các đối tượng khác.

2.4. phương pháp

Phương pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức trường mầm non Rạng Đông là phương pháp thuyết phục, phương pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, hành vi, thói quen thực hiện pháp luật. Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân chủ yêu là phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề và thảo luận nhóm. Các phương pháp giáo dục pháp luật đối với cán bộ viên chức trường mầm non Rạng Đông mang tính trực quan, sinh động và kết hợp những phương pháp hoạt động thực hành phù hợp với lứa tuổi của các em nhằm tăng sự thích thú, tinh thần nhóm của mỗi cán bộ viên chức trường mầm non.

Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật Trong Luận Văn Thạc Sĩ, Luận Văn Tốt tin rằng với bài mẫu trên và những kiến thức mà các bạn học được thì các bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài luận văn thạc sĩ của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình làm bài thì hãy liên hệ với Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé. Chúc các bạn thành công với bài luận văn thạc sĩ của mình!

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Contact Me on Zalo