Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Trong Chuỗi Cung Ứng HAY!!!

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang gặp vấn đề khó khăn trong việc tìm kiếm Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Trong Chuỗi Cung Ứng  đúng không? Mình đã viết và chọn lọc khái niệm, quy trình hoạt động, chỉ tiêu đánh giá, yếu tố đo lường chất lượng trong hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng hay nhất. Bài viết nêu rõ được những yếu tố cần thiết cho cơ sở lý luận của bài báo cáo tốt nghiệp và dưới đây là bài viết mình muốn giới thiệu cho các bạn cùng tham khảo nhé. Đồng thời team LUANVANTOT.COM  cũng đang Nhận viết thuê báo cáo thực tập, với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm, nhận viết tất cả các ngành nghề hot nhất, bám sát theo yêu cầu của nhà trường bạn đề ra, chỉnh sửa theo yêu cầu của bạn, hãy liên hệ hoặc nhắn Zalo/tele: 0934 573 149 bên mình sẽ báo giá chi tiết cho bạn và bảo mật 100% nha. 


1. Khái niệm về hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng – Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Chuỗi Cung Ứng

1.1 Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được. Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị.

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng. Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.

Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. 

Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington  trong bài báo nghiên cứu thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối. Nhưng quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.”

1.2 Khái niệm về hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng

Sự phát triển ngày càng cao của khối kinh doanh sản xuất được hỗ trợ đắc lực từ sự tăng trưởng của nền kinh tế trên thế giới và khu vực. Vì đó sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất uy tín và chất lượng. Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh sản xuất sẽ trở nên ngày càng gay gắt từ cơ sở hạ tầng nhà máy, chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành,… Chính vì thế mà hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi đây là hoạt động tiền đề và không thể thiếu trong chuỗi cung ứng, tạo các yếu tố đầu vào kịp thời, đầy đủ và chính xác để doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kịp tiến độ kinh doanh.

Vào cuối những năm 1890, công việc thu mua hiếm khi được xem như những bộ phận có chức năng riêng biệt ngoại trừ một số tổ chức đường sắt. Trong Thế chiến I và Thế chiến II, tầm quan trọng của công việc thu mua đã tăng lên do nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô, vật tư để cho các nhà máy và mỏ hoạt động. Trong những năm 1950 và 1970, các chức năng của bộ phận thu mua ngày càng hoàn thiện với hệ thống quản lý nguyên vật liệu. Vào năm 1970, lệnh cấm vận dầu mỏ và sự thiếu hụt tất cả các nguyên liệu thô trở thành vấn đề nan giải. Lúc này, sự phát triển của bộ phận thu mua cùng với sự nhấn mạnh vào việc kiểm soát hàng tồn kho và chất lượng, số lượng, thời gian, độ tin cậy các nhà cung cấp của doanh nghiệp là nền tảng của chiến lược cạnh tranh. Trong thập kỷ 2000, các hoạt động thu mua tại các doanh nghiệp liên tục được đánh giá và cải thiện. Bắt đầu xây dựng nên mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp và phương thức quản lý mạng lưới đó một cách hiệu quả. Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Chuỗi Cung Ứng

Trong tương lai, hoạt động thu mua sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự hoàn thiện của chuỗi cung ứng. Trong khi đó, các nhà cung cấp sẽ là đối tác kinh doanh thúc đẩy việc giảm chi phí. Ngoài ra công nghệ trong hoạt động thu mua đang phát triển rất nhanh và sẽ cải thiện tình hình mua hàng hiện tại. Hiện nay, hoạt động thu mua được công nhận là một chức năng chính có tầm quan trọng và giá trị mà nó mang lại cho một doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì thế mà khái niệm về thu mua cũng hết sức đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào ngành nghề và mục đích nghiên cứu. Chúng ta có thể rút ra được một số khái niệm tiêu biểu về thu mua như sau:

Thu mua là công tác quản lý các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp, cung cấp toàn bộ hàng hóa, dịch vụ, khả năng và kiến thức cần thiết để vận hành, duy trì và quản lý các hoạt động chính của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn đạt được những điều kiện thuận lợi nhất. (Arjan J. Van Weele, 2009)

Thu mua là hoạt động tìm nguồn cung ứng sản phẩm và dịch vụ, mua và giao hàng từ các nhà cung cấp đến cho doanh nghiệp. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất vì các bộ phận và nguyên liệu đã mua chiếm hơn 60% chi phí của hàng hóa thành phẩm. Đối với những công ty bán lẻ, tỷ lệ này có thể lên tới 90%. (John, Chandra and Tim, 2008)

Thu mua được định nghĩa là mua nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, được giao đến đúng nơi, đúng thời điểm với mức giá phù hợp dưới nhiều hình thức. (Lysons, 2006).

 Thu mua là quá trình liên quan đến việc xử lý thông tin. Hoạt động này thu thập dữ liệu từ nhiều bộ phận, sau đó phân tích và chuyển giao các thông tin phục vụ cho hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng.

Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh toán cho nhà cung cấp. Ngoài ra cũng bao gồm những hoạt động tổ chức tìm kiếm nhà cung cấp mới, đánh giá, duy trì và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại. Công tác này thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng ổn định, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, giảm thiểu được chi phí.

Cho dù khái niệm thu mua được đưa ra với nhiều ngôn ngữ và cách thức diễn đạt hoàn toàn khác nhau, nhưng xét về bản chất, thu mua là hệ thống các hoạt động nhằm tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa… cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và kinh doanh sản xuất một cách kịp thời với tổng chi phí thấp nhất.

1.3 Vai trò của hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng

1.3.1 Nguồn cung ứng của doanh nghiệp

Một trong những vai trò chủ yếu và quan trọng của bộ phận thu mua là cung cấp nguồn hàng hóa, tổ chức các dòng hàng hóa luân chuyển ổn định cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, để doanh nghiệp có đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho công việc sản xuất. Bộ phận thu mua thường có sự liên kết với các bộ phận khác nhằm tìm hiểu đặc tính chủng loại sản phẩm để có thể định giá sản phẩm một cách chính xác và công việc thu mua đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, đảm bảo thu mua đúng nguyên vật liệu cần với chất lượng tốt, được giao hàng đúng thời gian và đúng địa điểm và đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các bộ phận khác.

1.3.2 Quản lý hệ thống nhà cung cấp

Ngoài việc lựa chọn, tìm kiếm các nguồn hàng hóa và thương lượng, đàm phán chi tiết hợp đồng với các nhà cung cấp, bộ phận thu mua còn có trách nhiệm theo dõi hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp. Bộ phận thu mua phải thường xuyên đánh giá hiệu suất và kiểm soát chất lượng của nhà cung cấp. Điều này bao gồm giám sát thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, chi phí và hiệu suất. Có thể nói rằng, yếu tố quan trọng nhất của hoạt động thu mua là tìm kiếm và quản lý tốt hệ thống các nhà cung cấp. Để đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp, bộ phận thu mua cần đặt các yếu tố lên hàng đầu về triển vọng phát triển của nhà cung cấp, năng lực cung ứng nguyên vật liệu, độ chính xác của hàng hóa cung ứng, chất lượng được đảm bảo, giao hàng đúng thời gian, định mức giá cả phù hợp, có kiến thức am hiểu về đặc điểm ngành và có uy tín tốt trên thị trường. 

1.3.3 Kiểm soát hệ thống giá cả

Bộ phận thu mua cũng phải chịu trách nhiệm về hoạt động duy trì và sử dụng hợp lý nguồn kinh phí. Để có được chi phí thu mua tốt nhất, bộ phận thu mua cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp sử dụng sản phẩm với chi phí thấp hơn từ các nhà phân phối và nhà sản xuất. Bộ phận thu mua cũng có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả bằng cách tăng quy mô giao hàng để được hưởng các chiết khấu và ưu đãi, thanh toán đúng hạn để không phát sinh phí phạt trễ hạn, đặt hàng trực tuyến hoặc áp dụng các công cụ thương mại điện tử mới nhất để giảm phát sinh chi phí.

CLICK THAM KHẢO NGAY  ==> Cơ Sở Lý Luận Chung Về Logistics Và Dịch Vụ Logistics   MỚI NHẤT !!!


2. Các hoạt động trong quy trình thu mua – Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Chuỗi Cung Ứng

2.1 Giai đoạn lên kế hoạch và dự báo

Giai đoạn này thường sẽ có 2 phương pháp phổ biến:

– Lập kế hoạch và dự báo dựa vào nhu cầu từ khách hàng:

Phương pháp này được đúc kết từ đội ngũ nghiên cứu bộ phận ngành hàng: họ sẽ lên dự báo, phân tích nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng để đưa ra những con số thống kê dự báo nhu cầu trong từng thời điểm. Dòng thông tin này sẽ được chuyển tới phòng ban chức năng khác để làm cơ sở lập kế hoạch, đảm bảo được nguồn cung và nhu cầu kinh doanh.

– Lập kế hoạch và dự báo dựa vào khả năng cung cấp sản phẩm của nhà cung ứng: Phương pháp này xảy ra nhiều hơn trong các mặt hàng Fresh Food, hoạt động xảy ra dựa trên các mặt hàng theo mùa vụ và tuỳ vào tinh hình thời tiết địa phương (có thể được mùa và mất mùa, hết mùa,…). Tuỳ vào kết quả thông tin từ nhà cung ứng, bộ phận ngành hàng phải chịu trách nhiệm dự báo, nghiên cứu, tìm các nhà cung ứng tương đương và đưa ra được số liệu phù hợp với kết quả.

2.2 Hoạt động làm rõ nhu cầu và gửi yêu cầu đơn hàng

Những nhân sự trực thuộc bộ phận mua hàng phải tìm cách xác định nhu cầu của họ đối với một sản phẩm mà mình đang trực tiếp cung ứng tại cửa hàng hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu thu mua để sản xuất, lúc này họ phải làm rõ nhu cầu mua hàng dựa trên những yêu cầu của từng bộ phận ngành hàng, khách hàng hoặc những bộ phận có liên quan để kiểm tra tồn kho, gửi đơn đề nghị mua hàng để có thể nắm được số lượng chính xác sắp tới, lên kế hoạch phát triển sản phẩm để về cửa hàng.

Trong quá trình này, các đơn vị kiến nghị nhu cầu mua hàng cần phải mô tả thông tin sản phẩm thật chính xác, dựa trên các tiêu chuẩn ngành hàng vì những tiêu chuẩn này chính là thước đo tốt nhất giúp bộ phận thu mua có thể hiểu rõ sản phẩm và có những chính sách đàm phán hợp lý với nhà cung ứng và chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng phù hợp với nhu cầu của các đơn vị có nhu cầu. (Nguồn: Lê Kiều Giang, 2019) 

2.3 Tìm nhà cung cấp

Nhà cung cấp tốt sẽ tạo được vị thế vững chắc cho doanh nghiệp, giúp các mặt hàng được đặt trên kệ có cơ hội tiếp cận khách hàng cũng như góp phần vào tiến trình sản xuất được thuận tiện và dễ dàng hơn. Bộ phận thu mua phải thường xuyên tiến hành kiểm tra lại lịch sử giao hàng, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, chi phi cũng như hiệu suất cung ứng sản phẩm của nhà cung cấp để có thể tìm kiểm và quản lý tốt hệ thống nhà cung cấp cho doanh nghiệp.

Quá trình tìm nhà cung cấp cũng mất rất nhiều thời gian vì những khâu giấy tờ cần cho việc chứng nhận xuất xứ và những loại giấy tờ chuyên biệt cho từng sản phẩm mà nhà cung ứng cần có để chứng nhận hàng đạt chuẩn và lấy được sự tin tưởng trong lòng doanh nghiệp. Việc kiểm tra chất lượng này rất quan trọng, vì nó quyết định gần như toàn bộ hình ảnh mà doanh nghiệp xây dựng trong những năm qua. (Nguồn: Lê Kiều Giang, 2019)

2.4 Tổ chức hoạt động thu mua

Hoạt động mua hàng được định nghĩa là một trong những chức năng cơ bản chung cho mọi tổ chức có hoạt động mua bán lẻ. Nó đề cập đến quá trình mua lại hàng hóa, dịch vụ và thiết bị từ một tổ chức khác một cách hợp pháp và có đạo đức để sản xuất hoặc cung ứng lại cho các khách hàng của họ. Hoạt động thu mua cũng có thể được định nghĩa là quá trình mua đúng nguyên vật liệu, đúng số lượng, đúng giá, sẵn có vào đúng thời điểm và sử dụng dùng nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu hoạt động của một tổ chức. Theo LYSONS, Mua là chức năng chịu trách nhiệm thu được bằng cách mua, thuê hoặc các phương tiện hợp pháp khác, thiết bị, nguyên liệu, vật tư và dịch vụ theo yêu cầu của cam kết để sử dụng trong sản xuất.

Theo BAILEY và FARMER, Mua hàng là mua nguyên liệu dùng chất lượng, đồng thời điểm, đúng số lượng, dùng nguồn gốc với giá cả phù hợp.

2.5 Hoạt động kiểm soát giá cả

Việc quản lý và điều phối nguồn vốn cho việc thu mua hàng hoá cũng là thước đo chi tiết cho sự làm việc hiệu quả của bộ phận thu mua. Những nhân viên thu mua phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì và sử dụng hợp lý nguồn vốn theo kế hoạch của phòng ban đưa ra theo từng ngành hàng. Đôi lúc, bộ phận thu mua có thể thực hiện các biện pháp nhằm tăng giá chiết khấu cho sản phẩm hoặc kiểm soát giá cả bằng cách tăng quy mô giao hàng cho từng nhà cung cấp như tăng số lượng sản phẩm đặt trên một chuyến xe hàng về để hạn chế chi phí vận chuyển, đàm phán các chính sách khuyến mãi, giảm giá, hưởng các chiết áp dụng các công cụ trực tuyến như nhận đặt hàng để đến tay nhà cung cấp đúng hạn và tránh phát sinh các chi phí giấy tờ có liên quan.

“Một trong những nguyên tắc cơ bản của thu mua là hàng hóa phải được mua tại mức giá tốt nhất với nhũng điều kiện tốt nhất để tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho công ty. Và một trong những phương tiện trợ giúp cho việc quản lý bộ phận thu mua của bạn là các số liệu phân tích thu mua.” (Aijan J. Van Weele, 2009) 

2.6 Hoạt động liên hệ và chốt đơn đặt hàng với nhà cung cấp

Quá trình nhận hàng từ các đơn vị cung ứng, doanh nghiệp hợp tác với nhiều nhà cung cấp có nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau, có những sản phẩm trùng lập, có thể thay thế và tạo việc làm cho nhiều nhà cung ứng địa phương có cơ hội làm việc với các doanh nghiêp lớn. Việc này đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có nguồn cung ứng bền vững và chất lượng để hoạt động quanh năm. Đối với từng đơn hàng, công ty có thể lựa chọn giữa nhiều nhà cung cấp. Công ty luôn đề cao việc tạo lập và duy trì mối quan hệ không chỉ với khách hàng mà còn với các nhà cung cấp để có thể cùng nhau phát triển trong tương lai. 

2.7 Hoạt động lưu kho

Hoạt động lưu kho luôn cần đáp ứng khi hàng hoá được cập nhật vào vận kho, bộ phận vận kho sẽ tiếp tục công việc là nơi nhập xuất các loại hàng hoá, trưng bày quầy kệ như thế nào để tiếp cận được khách hàng, giảm chi phí tồn kho tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường, đảm bảo phục vụ cho khách hàng.

XEM THÊM CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI ====> Chuyên đề hot nhất nhiều năm gần đây Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Số Lĩnh Vực Logistics 


3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng – Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Trong Chuỗi Cung Ứng HAY!!!

Hoạt động thu mua là hoạt động tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của các bộ phận khác. Kết quả của hoạt động thu mua đảm bảo điền kiện cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất. Nội dung của hoạt động thu mua luôn phải đi kèm với tầm nhìn chiến lược và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng của hoạt động thu mua luôn phải phụ thuộc vào khả năng đáp ứng tài chính của doanh nghiệp và yếu tố quan trọng nhất là hoạt động thu mua tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao kết quả kinh doanh, hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp phải đạt được những chỉ tiêu sau:

3.1 Chỉ tiêu về chủng loại – Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Trong Chuỗi Cung Ứng HAY!!!

Chỉ tiêu đúng chính xác về chủng loại có nghĩa là đảm bảo được sự đồng bộ của tất cả các nguyên vật liệu cần mua. Về khía cạnh cấu thành sản phẩm, ta chia nguyên liệu thành nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, hàng hóa thay thế, thiết bị cơ bản.. Những rõ ràng rằng nếu chỉ có nguyên liệu chính mà không có nguyên liệu phụ thì không thể hoàn thành được quá trình sản xuất hoặc không thể cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh được. Chủng loại hàng hóa về một nhóm các sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tương đồng với nhau về các yếu tố chức năng, đặc điểm. Vì vậy, sự chính xác về chủng loại sản phẩm là yếu tố bắt buộc đối với bộ phận thu mua.

3.2 Chỉ tiêu về số lượng – Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Trong Chuỗi Cung Ứng HAY!!!

Chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng là về số lượng hàng hóa. Số lượng mà doanh nghiệp cần thu mua phải đủ để phục vụ công việc sản xuất và đủ lượng hàng dự trữ bảo đảm quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Đồng thời có thể đối phó với những biến động thị trường tạo nên các đợt khan hiếm hoặc dư thừa hàng hóa. Việc thu mua hàng hóa quá nhiều hoặc quá ít đều gây ra những bất lợi trong việc sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, bộ phận thu mua cần cân đối và tính toán hợp lý số lượng hàng hóa để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu sản xuất. 

3.3 Chỉ tiêu về chất lượng

Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Sản phẩm luôn luôn phải đi đôi với chất lượng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi sản xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng trên thị trường. Chất lượng cao về mặt kỹ thuật vẫn chưa là giải pháp tối ưu khi nó dẫn đến nguy cơ gia tăng chi phí và gây nên những phân vân khó khăn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn hàng hóa thích hợp với khả năng thanh toán và điều kiện sử dụng của khách hàng.

3.4 Chỉ tiêu về thời gian

Một chu kỳ thu mua bắt đầu từ thời điểm nhận yêu cầu hàng hóa từ các bộ phận đến khi các sản phẩm cần thiết có mặt tại kho của từng bộ phận. Tiêu chí này rất quan trọng để đánh giá hoạt động của bộ phận thu mua. Vì thời gian của một chu kỳ thu mua nhanh hay chậm gây ra những tác động tích cực hay tiêu cực rất rõ nét đối với quá trình hoạt động sản xuất. Người quản lý bộ phận thu mua đóng vai trò rất quan trọng để duy trì quá trình thu mua diễn ra trơn tru và sử dụng thời gian hiệu quả một cách tối đa. Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Chuỗi Cung Ứng

3.5 Chỉ tiêu về chi phí

Việc giảm thiểu chi phí các yếu tố đầu vào là một trong những điều kiện quan trọng để hạ giá thành trong sản xuất sản phẩm. Để tối thiểu chi phí từ quá trình thu mua, bộ phận thu mua cần phải hiểu rõ các nhân tố tác động đến từng loại chi phí như chi phí vận chuyển – chi phí này sẽ xuất hiện khi việc vận chuyển do người mua đảm nhận; Chi phí kho bãi, bảo quản nguyên vật liệu; chi phí cơ hội vốn… Hiểu rõ các nhân tố tác động đến chi phí sẽ giúp bộ phận thu mua có thể đưa ra các biện pháp giảm chi phí để góp phần hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 

THAM KHẢO THÊM 1 BÀI MẪU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ TẠI ĐÂY =====> Cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ logistics


Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Trong Chuỗi Cung Ứng HAY NHẤT!!!
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Trong Chuỗi Cung Ứng

4. Các yếu tố đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động thu mua

4.1 Yếu tố bên trong

– Nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn lực doanh nghiệp được cấu thành từ các yếu tố trọng điểm nhỏ nhưng lại liên kết tạo thành một mảng kết cấu vững chắc, từ đó giúp doanh nghiệp định vị được chức năng và các trạng thái hoạt động của doanh nghiệp.

Trước tiên phải kể đến yếu tố nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp như là yếu tố tiên phong ảnh hưởng đến mọi hoạt động xảy ra trong doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn không đủ mạnh, yếu kém sẽ khiến cho tất cả hoạt động rơi vào trạng thái trì trệ, thiếu hụt nguồn cung ứng và nhiều vấn đề khác phát sinh. Bên cạnh đó, nhà cung ứng, đối tác sẽ dựa vào nguồn lực về vốn của doanh nghiệp để quyết định xem có nên hợp tác đầu tư, vận động quy mô vốn đầu tư vào các dự án, sản phẩm của doanh nghiệp hay không.

Các kế hoạch trong quy trình thu mua chịu ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Nó tác động đến kế hoạch đặt hàng, lên ngân sách dự trù kinh phí cho hầu hết các sản phẩm mà doanh nghiệp nhập về để cung ứng và sản xuất. 

– Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cũng là một trong các điều kiện tiên phong để có một “bước đà” vững chắc cho mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động thu mua nói riêng. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp có thể được hình thành dưới dạng một khối cấu trúc đồ sộ về văn phòng làm việc, hệ thống kho bãi được xem là tiềm năng cho sự phát triển của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp rút ngắn thời gian, công sức và nhân sự cho doanh nghiệp, đa số dùng hệ thống robot làm việc bằng phần mềm,…các hoạt động về hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kho bãi có đủ sức chứa cho các sản phấm dùng để cung ứng trực tiếp và sản xuất trong một giai đoạn cố định. Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Chuỗi Cung Ứng

Theo cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia “Đặc điểm của bộ phận thu mua chính là kết nối với các bộ phận khác. Bản chất của hoạt động thu mua chính là cung cấp, kiểm soát và quản lý số lượng hàng hoá, nhà cung cấp quy trình thu mua đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết và đảm bảo cho cả quá trình được thực hiện một cách liền mạch, tránh đứt gãy hàng hoá hoặc tình trạng thiếu nguồn cung ứng.

– Nguồn nhân lực của bộ phận thu mua

Bộ phận thu mua thực ra không còn quá xa lạ đối với đại bộ phận người dân Việt Nam chúng ta. Theo Cục Cảnh sát đăng ký, Quản lý cư trú và Dữ liệu quốc gia về dân cư Việt Nam thống kê hàng năm vào tháng 7: “Việt Nam được xem là một nước mật độ dân số cao, đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ” có dân số trẻ và đang còn trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, hơn 99,092 triệu người, chiếm 1,24% dân số thế giới.” Độ tuổi trung bình là 33,3 tuối, chứng tỏ số lượng người trẻ trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao”, tuy nhiên việc tìm kiếm nguồn nhân lực trên thực tế so với đại đa số các bộ phận trong doanh nghiệp nói chung và bộ phận thu mua nói riêng hiện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thiếu kiến thức và kỹ năng về mặt chất lượng, khiến cho việc tuyển dụng và đào tạo gặp nhiều khó khăn.

Do tính chất công việc của từng doanh nghiệp, từng ngành hàng, sản phẩm có những đặc trưng riêng biệt và (có thể) không công ty nào có nguồn cung ứng và nhà cung cấp giống nhau, kể cả là Minigo, cũng có những nhà cung ứng địa phương khác nhau và từng nhóm sản phẩm mang đặc trưng riêng khác nhau. Việc tuyển dụng một nhân viên thuộc bộ phận thu mua cũng sẽ khiến doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian và cả chi phí đào tạo riêng biệt cho từng cá nhân, các khoá học đào tạo phù hợp với văn hoá và ngành hàng mà bộ phận đó theo đuổi. Tuy nhiên, đa số nhân viên và quản lý bộ phận thu mua đều có khối lượng công việc rất dày đặc, các tình huống xảy ra cần giải quyết giữa nhà cung ứng và Ban quản trị doanh nghiệp khiến cho việc sắp xếp thời gian để có thể đào tạo chuyên nghiệp một nhân viên hoặc thực tập sinh chuyên biệt cho bộ phận đang là vấn đề nan giải và vì thế thời gian đào tạo và rành nghề cho một nhân lực thường mất nhiều thời gian. Các nhà quản trị của hoạt động thu mua chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại, phát triển và lớn mạnh của bộ phận ngành hàng và đưa chỉ số nguồn lực doanh nghiệp nhân lên rất cao

– Lựa chọn nhà cung cấp

Hoạt động tìm kiếm và kết nối với các nhà cung cấp tuỳ công ty sẽ phụ thuộc vào bộ phận thu mua hoặc phụ thuộc vào bộ phận ngành hàng hoặc sẽ có đội ngũ tìm kiếm chuyên biệt liên kết trực tiếp với bộ phận thu mua tại khối văn phòng. Các nhà cung cấp này sẽ được tìm kiếm thông tin trên mạng internet, các phương tiện truyền thông như tạp chí, trung tâm thông tin hoặc các nguồn khảo sát uy tín, các ý kiến từ chuyên gia phân tích đầu vào của từng ngành hàng mà doanh nghiệp theo đuổi. Sau đó, dựa vào những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được các nhà cung ứng phù hợp, bộ phận thu mua sẽ tiến hành rà soát lại lần nửa tiến hành xử lý phân tích đánh giá và trao đổi những nguồn thông tin cơ sở dựa trên những tiêu chuẩn đặt ra từ trước về các chỉ tiêu chất lượng và như hàng tươi sống cần phải có giấy phép an toàn thực phẩm, các sản phẩm có cồn phải có giấy phép cam kết về môi trường và phòng cháy chữa cháy,…).

Vì vậy trong bất kỳ thời điểm nào, việc kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn hàng hóa khi nhập hàng tới kho luôn được đặt lên đầu. Do từng doanh nghiệp luôn có số lượng sản phẩm cần đặt hàng ở mức rất cao, vì thế công tác kiểm tra về số lượng và chất lượng hàng hóa không được nghiêm ngặt như những giai đoạn đầu hoạt động trong quy trình, do đo đội ngũ kiểm tra chất lượng thực phẩm càng phải làm việc cật lực hơn và kiểm tra thật kỹ đối với từng nhà cung cấp. Chưa tính đến các yếu tố thời tiết và mùa vụ mà bộ phận thu mua ngành hàng thực phẩm còn phải thường xuyên cập nhật tin tức để có thể dự đoán được quá trình phân phối và vận chuyển, kiểm soát tốt lượng tồn kho để tránh tình trạng việc số lượng hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng tăng cao hơn so với cùng kỳ quý trước, buộc cửa hàng phải tiêu huỷ và không để ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá còn lại tại cửa hàng.

Nhà cung cấp tốt sẽ tạo được vị thế vững chắc cho doanh nghiệp, giúp các mặt hàng được đặt trên kệ có cơ hội tiếp cận khách hàng cũng như góp phần vào tiến trình sản xuất được thuận tiện và dễ dàng hơn. 

4.2 Yếu tố bên ngoài

– Nhà cung cấp

Yếu tố bên ngoài đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình chuỗi thu mua phải kể đến đó chính là các nhà cung cấp cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, khi lựa chọn nhà cung cấp, họ có những “tiêu chuẩn cần” cho từng doanh nghiệp với từng mặt hàng xác định, vì khi họ đạt đủ tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đưa ra, thì họ chính là nguồn tài nguyên quý giá mà doanh nghiệp sở hữu trong tay, là một yếu tố cạnh tranh sát sao với các đối thủ cùng ngành. Những yếu tố được xem là một nhà cung cấp đạt đủ tiêu chuẩn được bao gồm: các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và kiểm định chất lượng của sản phẩm, đủ số lượng và đúng thời gian giao hàng, sở hữu mức giá hợp lý so với các nhà cung cấp đối thủ của họ. Điều này giúp họ không chỉ là những nhà cung cấp đáng tin cậy mà còn đóng góp vào sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp, đạt được lợi nhuận kinh doanh tốt hơn nhờ vào sự liên kết hợp tác vững mạnh giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. 

– Đối thủ cạnh tranh

Việc xâm nhập một thị trường kinh doanh dù ở lĩnh vực nào đi chăng nữa, doanh nghiệp, tổ chức đều sẽ luôn có đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn tuỳ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp trong cùng ngành tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, mức độ đa dạng hoá và cơ cấu chi phí cho những sản phẩm cùng ngành hàng.

Theo Tạp chí Tài chính viết: “Cường độ cạnh tranh tăng lên khi doanh nghiệp tìm ra cơ hội để cải thiện vị thế hoặc cảm nhận sức ép từ doanh nghiệp khác trong ngành. Phụ thuộc vào một số yếu tố tương tác với nhau, cường độ cạnh tranh thường biến đổi theo thời gian và cần được đánh giá một cách độc lập.”

– Những chính sách về kinh tế và thuế quan

Nền kinh tế và những điều khoản, chính sách kinh tế và thuế quan các nước đang phát triển, việc gia nhập vào nền kinh tế chung tại khối liên kết các nước đang phát triển và phát triển mạnh, việc củng cố và hoàn thiện những quy định về chính sách kinh tế cũng được Ban chỉ đạo Nhà nước quan tâm, dần hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn. Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Thu Mua Chuỗi Cung Ứng

Theo bộ Trưởng bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết “Thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách.” Theo đó, ông còn cho biết “Nông sản của Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành hàng hóa có giá trị cao và bán ra thị trường thế giới. Bởi lẽ, Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định Thương mại tự do, với hơn 65 quốc gia, vùng lãnh thổ và người tiêu dùng lên tới gần 7 tỷ người, thị trường có độ mở rất lớn. Thực tế, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu được vào những thị trường rất khó tính như: Mỹ, Liên Minh Châu Âu EU, Nhật Bản, Canada, Đức… và các nước phát triển. Thế nhưng, hiện nay những chính sách kinh tế của Việt Nam lại còn tồn đọng nhiều quy trình chưa thực sự rõ ràng, không phù hợp với bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, nhiều vấn đề trong các bộ luật, chính sách còn bất cập, chồng chéo lẫn nhau, cần phải xử lý nghiêm minh và có biện pháp rõ ràng cho từng hạng mục. Các quy định này ngày càng góp phần không nhỏ trong việc làm trì trệ hoạt động cung ứng nói chung và quá trình thu mua của từng doanh nghiệp nói riêng. Đứng trước các tác động của nền kinh tế liên tục biến đổi, các doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực không ngừng học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước và cả quốc tế để giao lưu, tìm kiếm đối tác kinh doanh và học hỏi các chiến lược kinh doanh từ họ. 


Trong quá trình viết bài báo cáo thực tập, khóa luận, tiểu luận, luận văn,.. nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không biết bắt đầu từ đâu các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết bài trọn gói để được hỗ trợ. Nhận viết thuê báo cáo thực tập có đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn hoàn thành bài báo cáo của mình với điểm số cao, hãy liên hệ Zalo/tele: 0934 573 149 để được báo giá chi tiết và chỉnh sửa theo yêu cầu. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Contact Me on Zalo