Mục lục
Bạn đang tìm Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống đúng không? Mình đã soạn sẵn cơ sở lý luận về khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống đang được rất nhiều bạn tìm kiếm á. Trong bài viết mình chia làm 4 ý lớn tổng quan về khởi sự, khái niệm đặc trưng của kinh doanh nhà hàng và ăn uống, chủ đề mình giới thiệu cho các bạn lần này là về mô hình kinh doanh quán chay đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, cuối cùng là những nội dung cơ bản để xây dựng đề án này. Mong bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong bài viết của mình, Hơn thế team mình cũng hỗ trợ Viết thuê báo cáo tốt nghiệp trọn gói, bạn gặp khó khăn hãy liên hệ mình ngay nhé, với đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề viết báo cáo tốt nghiệp, mình chắc chắn rằng sẽ giúp được cho bạn đạt điểm cao trong kỳ tốt nghiệp, liên hệ ngay Zalo/tele: 0934 573 149 sẽ báo giá chi tiết cho bạn và bảo mật cao.
1 Tổng Quan Về Khởi Sự Kinh Doanh
1.1 Khái niệm khởi sự kinh doanh – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Theo Cao Anh Thảo trong giáo trình bài giảng Khởi sự kinh doanh* Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới.
Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới.
Từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận:
Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp “Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình” hoặc “Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.
Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới Wortman định nghĩa “Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu”, hoặc “Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh”. Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút.
Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới.
1.2 Cơ hội kinh doanh – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
1.2.1 Khái niệm
Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để bắt tay thực hiện công việc tạo lợi nhuận. Đây là một trạng thái tương lai, là mục tiêu kinh doanh mong muốn khác hiện tại và là niềm tin của doanh nhân mong muốn đạt được như trạng thái đó. Trong cuộc sống con người luôn có những nhu cầu cần được đáp ứng như ăn uống, ngủ, nghỉ và các sinh hoạt, các nguồn vật chất khác nhằm thỏa mãn cuộc sống sinh hoạt. Xuất phát từ nhu cầu đó của mọi người thì những doanh nhân tìm được ý tưởng kinh doanh và cho ra đời các nhãn hiệu cụ thể của hàng hóa dịch vụ (Cao Anh Thảo, 2021).
1.2.2 Nhận diện
Việc phát hiện cơ hội kinh doanh hoặc nhận diện nó là điều mà mỗi doanh nhân muốn thành công đều phải nhạy bén nắm bắt kịp thời. Dưới đây là những cách tiếp cận mà các nhà đầu tư dùng để nhận diện cơ hội kinh doanh:
- Thứ nhất là nhìn vào các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống: Nhiều nhà đầu tư đã gặp sai lầm và thất bại chỉ vì không phân biệt được khuynh hướng với tính nhất thời. Có điều này phải ghi nhớ đó là Những khuynh hướng quan trọng nhất để theo đuổi là những khuynh hướng kinh tế, xã hội, những tiến bộ công nghệ cũng như những thay đổi về chính trị.
- Thứ hai là nắm được cách thức giải quyết vấn đề: Đây là cách tiếp cận để nhận diện vấn đề và tìm ra cách để giải quyết. Thông qua phán đoán phân tích, thông qua may mắn và cơ hội tìm ra vấn đề và nắm cách thức xử lý chúng.
- Thứ ba tìm khoảng trống trên thị trường: Hãy nhìn thẳng vào nhu cầu của con người trong đời sống và lấp đầy những sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu, từ đó tạo ra lợi nhuận.
1.3 Ý tưởng khởi sự kinh doanh – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
1.3.1 Khái niệm
Trước nhu cầu của con người thì có vô vàn những ý tưởng kinh doanh. Chính vì thế một doanh nhân nhạy bén và đầu tư thông minh là người biết lựa chọn ra những ý tưởng tốt để thực hiện đầu tư. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh đảm bảo tính khả thi và có thể dẫn tới thành công. Muốn thành công, ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh không những lấp đầy được nhu cầu mới mà còn phải mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
1.3.2 Nguồn gốc
Thứ nhất, sự thiếu hiệu quả trên thị trường. Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh đã được đưa vào thực thi, tuy nhiên không hiệu quả do cách thực hiện hoặc những thứ đó vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng tiến của người tiêu dùng. Từ sự vận hành thiếu hiệu quả đó dẫn đến sự không hài lòng hay mạnh hơn đó là thất vọng. Hãy làm điều muốn để mua được thứ cho chính và những người khác có thể cũng sẽ muốn thứ đó.
Thứ hai, một dự án hoặc một sản phẩm phụ. Nếu nhạy bén thì có thể thấy cơ hội kinh doanh ở bất cứ đâu cũng có, hoặc lên ý tưởng mới hoặc kế thừa phát triển những ý tưởng từ người khác bởi một ý tưởng kinh doanh có thể dẫn tới nhiều ý tưởng khác. Bất cứ khi nào một điều gì đó hoạt động tốt thì việc suy nghĩ về các phần việc khác, các dự án và sản phẩm phụ cũng có thể mang lại lợi nhuận nhận diện cơ hội kinh doanh (Nguyễn Ngọc Huyền, Khởi sự kinh doanh ĐH KTQD, 2008).

2.2 Dịch vụ ăn uống
2.2.1 Khái niệm
Dịch vụ ăn uống là hình thức cung ứng những dịch vụ theo nhu yếu của người mua tại những nhà hàng quán ăn, khách sạn. Đây là tiệc cưới, tiệc hội nghị, sự kiện hoặc tổ chức triển khai team building. Dịch vụ ăn uống không chỉ đơn thuần là ship hàng món ăn và thực thi quy trình trang trí, tư vấn lên list thực đơn, dọn bàn hay dàn dựng âm thanh, ánh sáng (ERST, 2013).
2.2.2 Kinh doanh dịch vụ ăn uống
Theo TS. Nguyễn Văn Mạnh Giáo trình Quản trị Khách sạn. Khi tìm hiểu bản chất của kinh doanh ăn uống du lịch, trước hết nên so sánh hoạt động này với hoạt động ăn uống công cộng, vì chúng có rất nhiều đặc điểm giống nhau. Kinh doanh ăn uống trong du lịch ra đời muộn hơn kinh doanh ăn uống công cộng, do đó khi đánh giá bản chất của kinh doanh ăn uống du lịch, có thể tìm hiểu qua bản chất của kinh doanh ăn uống công cộng.
Hoạt động phục vụ ăn uống công cộng và hoạt động kinh doanh ăn uống trong du lịch có một số điểm giống nhau:
Thứ nhất, đều phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người về ăn uống với số lượng lớn. Do vậy chúng đều tổ chúc chế biển thức ản theo hướng chuyên môn hoá cao.
Thứ hai, cả hai hoạt động này đều có tổ chức hoạt động phục vụ nhu cầu tiêu thụ thức ăn, đồ uống tại chỗ cho khách hàng ngay tại cơ sở của mình.
Mặt khác, hai hoạt động này cũng có nhiều điểm khác nhau:
Thứ nhất, diếm đặc trưng nhất của hoạt động ản uống công cộng là có sự tham gia của các quỹ tiêu dùng xã hội trong việc tố chức và duy trì hoạt động của các cơ sở ăn uống ở các nhà máy, trường học, các viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội. Khác với ăn uống công cộng, ăn uống trong du lịch không hề được trợ cấp từ các quỹ tiêu dùng xã hội, mà hoạt động được hạch toán trên cơ sở quỹ tiêu dùng của cá nhân với nhu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng các món ăn, đồ uống và chất lượng phục vụ.
Thứ hai, kinh doanh ăn uống trong du lịch ngoài thức ăn và đổ uống, khách còn được thoả mẫn nhu cầu thẩm mỹ bi các djch vụ giải trí như nghe nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật, khiêu vũ hay hát Karaoke tại chính các nhà hàng nơi họ tiêu dùng sản phẳm ăn uống. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Thứ ba, mục đích phục vụ của hai loại hoạt động này cũng khác nhau: ăn uống công cộng có mục đích chủ yếu là phục vụ, còn ăn uống trong du lịch lấy kinh doanh làm mục đch chính. Các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống trong du lịch phải tự hạch toán và phải theo đuổi mục tiêu lợi nhuận để đảm bảo sự tồn tại và phát triến lâu dài của mình,
Ngoài ra, riêng đối với lĩnh vực du lịch quốc tế, kinh doanh ăn uống còn có thêm nhiệm vụ quan trọng là tích cực góp phân làm tăng thêm thu nhập ngoại tệ cho vùng và đất nước với chi phí ngoại tệ bỏ ra nhỏ nhất.
Như vậy, nội dung của kinh doanh ăn uống du lịch gồm 3 nhóm hoạt động sau:
Hoạt động sản xuất vật chất: chế biến thức ăn cho khách.
- Hoạt động lưu thông: bán sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyến bán (là sản phấm của các ngành khác).
- Hoạt động tổ chức phục vụ: tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện để nghỉ ngơi, thư giãn cho khách.
Kinh doanh ăn uống du lịch thực hiện nhiệm vụ sản xuất vật chất vì trong hoạt động này, các sản phẩm của ngành công nghiệp thực phấm và nông nghiệp được sản xuất, chế biến thành các món ăn như thức ăn chế biến nóng, đô ăn nguội, bánh ngọt, v.v.v. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Như vậy kinh doanh ăn uống du lịch tạo ra giá trị sử dụng mới và cả giá trị mới sau quá trình sản xuất của mình. Vì vậy lao động ở khu vực nhà bếp tại các nhà hàng du lịch là lao động sản xuất vật chất.
Tóm lại, kinh doanh ăn uống trong du lịch có nhiệm vụ chế biến ra các món ăn cho người tiêu dùng. Còn trong lưu thông, kinh doanh än uống trong du lịch có nhiệm vụ trao đổi và bán các thành phấm là các món ăn đổ uống đã được chế biến sắn, vận chuyễn những hàng hoá này từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Ngoài ra, ăn uống trong du lịch còn có nhiệm vụ tổ chúc hoạt động phục vụ việc tiêu dùng các sản phâẩm tự chế cũng như các sản phẩm chuyển bán cho khách ngay tại các nhà hàng – hoạt động cung cấp dịch vụ.
2.2.3 Vai trò kinh doanh dịch vụ ăn uống
Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những phần hoạt động quan trọng trong khách sạn. Dịch vụ này nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu trú tại khách sạn cũng như lượng khách vãng lai trong khu vực đó.
Nếu trong Hoạt động kinh doanh khách sạn thiếu dịch vụ ăn uống thì sẽ thiếu hẳn sự đồng bộ cũng như không đạt được tiêu chuẩn “sao” và làm giảm hiệu quả kinh doanh vì không khai thác triệt để khả năng thanh toán của khách. Đồng thời, do không đảm bảo tính tiện lợi trong việc thỏa mãn nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách nên nguồn khách của khách sạn sẽ bị giảm xuống (Thủ tướng chính phủ, 2018).
Dịch vụ ăn uống trong khách sạn đảm bảo cung cấp những món ăn có hình thức đẹp và chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách với những phong tục tập quán, độ tuổi, giới tính và sở thích khác nhau. Do đó dịch vụ ăn uống sẽ chính là cầu nối để thu hút khách đến với khách sạn và tiêu dùng các dịch vụ khác như dịch vụ lưu trú và các dịch vụ tiện lợi. Trong kinh doanh khách sạn, việc kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể tạo ra cho khách sạn một sản phẩm độc đáo riêng biệt mang hương vị riêng của từng khách sạn. Đó cũng là phương thức khác biệt hoá sản phẩm mà không khách sạn nào có thể bắt chước được, từ đó góp phần tích cực vào sự tăng trưởng cầu của khách tại khách sạn. Với chất lượng tốt và tính đa dạng, phong phú trong Hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống cũng sẽ quyết định đến uy tín và thứ hạng của khách sạn. Nói một cách khác, việc kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tuyên truyền, quảng cáo về thương hiệu khách sạn với người tiêu dùng, với khách du lịch (Xuân Dũng, 2003). – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Việc kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho lực lượng lao động của khách sạn, làm tăng thêm thu nhập cho nhân viên. Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn còn giúp cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, rau quả,…), giúp cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Việt Nam ngày càng phát triển.
2.2.4 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Việt Nam
Đòi hỏi hiếu khách và an toàn thực phẩm
Ăn uống không chỉ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí của con người vì vậy, tính hiếu khách của nhân viên rất quan trọng đối với phục vụ của nhà hàng, nó sẽ góp phần làm tăng giá trị thưởng thức bữa ăn của du khách. Ngoài ra, lĩnh vực ăn uống đòi hỏi nhu cầu vệ sịnh, an toàn thực phẩm cao bên cạnh những yếu tố khác (LuatVietnam, 1999).
Lực lượng lao động trong kinh doanh ăn uống lớn
Áp dụng nhiều tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào quy trình phục vụ, nhưng không vì thế giảm được những lao động trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ trong kinh doanh ăn uống. Có thể thấy ngoài việc chế biến các món ăn để phục vụ khách, trong nhà hàng đòi hỏi phải có lực lượng nhân viên chuẩn bị ra các loại thức ăn và uống với kỹ năng nghề nghiệp cao. Chưa tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên tạp vụ và vệ sinh của nhà hàng. Theo định mức có đến hơn 10 người thì phải có 1 người phục vụ. Do đó, lực lượng lao động trong kinh doanh ăn uống tại nhà hàng và các cơ sở ăn uống khác chiếm số lượng lớn. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Trong kinh doanh ăn uống thì việc phục phụ là khác nhau, mỗi cơ sở trong du lịch có thể cung cấp một số món ăn, đồ uống này thì không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm, sự nhiệt tình của nhân viên. Chính vì vậy, yếu tố rất quan trong và quyết định đến sự phát triển các cơ sở là nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên tại đơn vị. Nhà hàng không phục vụ các ngày trong tuần, ngày lễ, tết và các ngày nghỉ mà cả 24 tiếng, bất kể lúc nào có khách thì sẽ luôn phải phục vụ. Đảm bảo yêu cầu phục vụ khách đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất và chất lượng nhất, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa những nhân viên bộ phận bàn, chế biến, pha chế hoặc phục vụ đồ uống và những người làm thủ tục thanh toán cho khách. Chỉ một sơ xuất nhỏ trong những khâu trên sẽ đem lại một kết quả xâu mặc dù tất cả các khâu khác làm rất tốt. Điều này đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách, nâng cao danh tiếng và uy tín của nhà hàng (Văn Mạnh, 2008).
CLICK THAM KHẢO THÊM BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN ⇓⇓⇓⇓⇓⇓⇓
Cơ Sở Lý Luận Chất Lượng Dịch Vụ Nhà Hàng Khách Sạn 9 ĐIỂM
3. Giới thiệu khái quát về loại hình kinh doanh quán lẩu chay “Tịnh Tâm” tại đường Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh (loại hình kinh doanh ăn uống)
3.1 Giới thiệu – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Thuộc hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống đồ chay đem đến sức khoẻ tốt cho mọi người.
3.2 Phổ biến
Việt Nam là đất nước mà Phật giáo là Quốc giáo, một số người theo đạo Phật gọi là Phật tử chiếm đa số. Vào những ngày rằm, mùng một, mùa Vu Lan, rằm tháng Giêng,… đều thu hút lượng người ăn chay rất lớn. Một số người thu thập theo đạo giáo, từ những nước phương Tây đều đang dần du nhập văn hóa vào và kiểu cách của họ sẽ luôn tập trung ở những vùng cư trú khác nhau trong thành phố. Từ đó đề án được hình thành.
3.3 Thực đơn – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Nhà hàng sẽ bao gồm:
Món ăn chay được chế biến từ các nguyên vật liệu chỉ là các loại rau, củ, quả, với việc biến nó thành những món ăn hấp dẫn luôn có sự can thiệp trực tiếp vào sự tinh tế và nghệ thuật sáng tạo của người chế biến là nội bộ của nhà hàng. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
3.4 Về điểm nhấn – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Nhà hàng được đặt ra các tiêu chí riêng để đi vào hoạt động cụ thể như sau:
Các món chay cũng có đầy đủ: Súp, cháo, bún, phở, salad, chè chay… món ăn chay cũng phải tuân thủ các yêu cầu về mặt dinh dưỡng với 4 nhóm chất cơ bản gồm: đạm, dường, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt đạm trong thức ăn chay là đạm thực vật nên rất tốt cho tiêu hóa.
Cơ sở vật chất phụ thuộc vào những mô hình đánh giá những thể thức và kiểu cách thiết kế phù hợp cho mọi thực khách hoặc khách nội địa để thiết kế phụ thuộc vào những đặc điểm của nhà hàng để không khiến cho những thực khách cảm thấy xa lạ. Sự tiện nghi và tính giản dị mộc mạc được đặt lên hàng đầu.
3.5 Đặc điểm không gian
Lẩu chay Tịnh Tâm có cách trang trí khác với nhà hàng mặn. Ngoài màu sắc thanh đạm, hài hòa, nếu có âm nhạc thì cũng cần phải nhẹ nhàng, truyền thống. Có rất nhiều phong cách ăn chay khác nhau, có thể chọn một trong các thiết kế thiên về: phong cách thuần Việt, phong cách phương Tây hoặc phong cách ăn chay kết hợp với loại hình nghệ thuật. Ở đây Lâu Tịnh Tâm chọn phong cách kết hượp đem đến cho thực khách sự ấm áp và yên bình những cũng không kém tính thẩm mỹ. Thực khách sẽ thưởng thức ở các phòng khác nhau dành cho những nền văn hóa khác nhau. Với nhiều phòng phù hợp với người là khách hàng đến từ những nền văn hóa khác nhau. Khách hàng phương tây hoặc trung đông sẽ không còn cảm thấy xa lạ đối với một không gian rông kết hợp cả văn hóa Á-Âu.
3.6 Cơ Sở Vật Chất – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Địa điểm mặt bằng kinh doanh có một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của quán ăn. Mặt bằng cần phải gần khu dân cư hoặc gần những nơi thanh tịnh, chùa, không gian hay môi trường xung quanh phải yên tĩnh, sạch sẽ… Lựa chọn này không chỉ giúp có thêm nhiều lượt khách hàng mà còn tạo nên cảm giác thoải mái khi thưởng thức món ăn cho khách. Lẩu chay Tịnh Tâm được đặt tại đường Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đây là một địa điểm và vị trí tuyệt vời bởi lượng người lưu thông mỗi ngày rất nhiều thuận lợi để quá trình marketing hiệu quả hơn và đem thương hiệu đến với nhiều thực khách đam mê đồ chay hơn.
Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị của lẩu Tịnh Tâm được lựa chọn màu sắc nhã nhặn, hài hòa, sạch sẽ… phục vụ cho các tầng lớp Trung Lưu và Thượng Lưu ngoài ra quán được thiết kế nhưungx phòng riêng cao cấp và sang trọng dành cho những gia đình đông người thuộc tầng lớp giàu có thích sự riêng tư, gần gũi, truyền thống và kèm theo âm nhạc nhẹ nhàng. Đối với những thực khách thuộc tầng lớp trung lưu quasn cũng có những vị trí rất đẹp đảm bảo sự chăm chút về cơ sở vật chất đủ để phục vụ tất cả thực khách. Hơn nữa tất cả những vật dụng được bày trí và sử dụng trong quán đều được thiết kế và vật liệu đảm bảo thân thiện môi trường. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
3.7 Về món ăn – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Đối với lẩu chay Tịnh Tâm yêu cầu về nguyên liệu rất quan trọng, nguồn nhập thực phẩm phải tươi ngon, cách bảo quản đảm bảo về chất lượng và chế biến thẩm mỹ. Theo kinh nghiệm mở quán ăn chay của các chủ cửa hang khác, chất lượng nguyên liệu chế biến rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của thực khách vì vậy cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
Với các nguyên liệu đơn giản và thân thiện môi trường như:
- Gạo lứt: 2 chén
- Hạt sen tươi: 100g
- Khoai môn cau: 100g
- Nấm hương khô ngâm nở: 50g
- Sữa tươi không đường: 1 chén
- Ngò rí, hành phi
- Gia vị: Dầu ăn, tiêu
- Bột canh
- Hạt nêm chay
- Nước tương chay
Ngoài ra Lẩu chay Tịnh Tâm còn đặc biệt bởi món ăn làm nên thương hiệu và cũng chính là cảm hứng chính trong việc khởi sự đó là món lẩu chay.
Với các loại nguyên liệu dễ kiếm nhưung chọn lọc
Nguyên liệu
- Nấm rơm + nấm bào ngư + nấm kim châm ngâm nước muối loãng từ 10-15 phút (bỏ chân, để ráo nước, cắt đôi (trừ nấm kim châm).)
- Bò viên chay rửa qua (cắt đôi)
- Chả cá chay cắt miếng vừa ăn
- 2 bìa đậu hũ 1 bìa cắt vuông (1 bìa thái mỏng)
- 1/4 quả dứa gọt vỏ (bỏ mắt, thái miếng vừa miệng)
- 3 quả cà chua rửa sạch (bổ cau)
- 1 mớ rau muống rửa sạch (vảy ráo nước)
- 1 bó rau má rửa sạch (để ráo)
- Vài nhánh hành boa rô (lá tách riêng, đầu trắng băm nhỏ)
- 3 quả ớt sừng bằm nhỏ
- Bún + mì tôm
- Gia vị: 1 hũ gia vị lẩu thái (bột nêm chay, bột ngọt, mắm chay, đường, muối)
Ngoài ra quán còn có một thực đơn với đầy đủ các món ăn chay phù hợp với khẩu vị mỗi người. Hội tụ đủ sự sáng tạo và tạo nên những điểm đặc sắc của quán.
Thực đơn là cơm hay theo từng suất ăn, mâm cỗ chay (đặc biệt là vào các ngày rằm, lễ chùa), lẩu chay, Buffet chay và còn có cơm chay văn phòng. Giá cả các món ăn đã phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Trước khi có ý định mở nhà hàng chay có thể tham khảo giá thị trường, đánh giá điểm nổi bật các món chay của quán để đưa ra mức giá hợp lý, ổn định (Đỗ Bình, 2020).
Thị trường hiện tại/ xu thế phát triển của loại hình
Ăn chay là phương pháp hữu hiệu trong việc tăng cường tiêu thụ rau nhiều hơn. Hạn chế thịt, trứng, sữa trong khẩu phần ăn sẽ giúp cho thực khách có một vóc dáng đẹp và tốt cho sức khoẻ. Đừng bao giờ nghĩ rằng ăn chay là nhạt nhẽo và thiếu hấp dẫn. Bởi hiện nay trên thế giới xu hướng ăn chay đang ngày càng được coi trọng cũng như hấp dẫn đối với nhiều người. Những món ăn chay ngày nay không chỉ đơn thuần là nguyên liệu rau củ mà các đầu bếp còn nâng tầm món ăn lên thành một nghệ thuật ẩm thực rất độc đáo. Các món chay được dự đoán sẽ trở thành ẩm thực vô cùng tinh túy và sang trọng, dẫn đầu cho xu hướng các món chay trong thời gian sắp tới. Nhiều người dân du nhập văn hóa đạo giáo ăn chay vào Việt Nam hiện tại và cũng phổ biến những tư tưởng truyền giáo để thực hiện tư tưởng vào văn hóa để tạo ra xu hướng mới nhằm bổ túc cho sức khỏe (Đình Tiến & Nguyễn Chi, 2022). – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
THAM KHẢO THÊM MẪU VỀ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG ⇓⇓⇓⇓⇓⇓⇓⇓
Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng
4 Những nội dung cơ bản khi xây dựng đề án khởi sự kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
4.1 Nghiên cứu thị trường – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Rất nhiều người kinh doanh mở nhà hàng theo trào lưu, dẫn đến hệ quả là không ít nhà hàng mới mở đã kinh doanh ế ẩm chỉ vì thấy “người ta mở gì, mình mở đó”. Để tránh trường hợp này, bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro khi đưa ra quyết định, là dữ liệu hỗ trợ để tìm ra thị trường phù hợp và tiềm năng cho chủ nhà hàng.
– Nghiên cứu tổng quan thị trường
Trước khi mở nhà hàng, bạn cần có cái nhìn toàn diện về thị trường F&B (Food & Beverage). Nghiên cứu tổng quan sẽ giúp bạn xác định được mô hình nhà hàng đang được yêu thích, món ăn đang được ưa chuộng, xu hướng ăn uống của khách hàng trong tương lai,… Đây cũng chính là những thông tin quan trọng để bạn thực hiện những bước sau trong bản kế hoạch kinh doanh dễ dàng hơn.
Bạn có thể lựa chọn những phương pháp phổ biến như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhóm, khảo sát online, phân tích dữ liệu hành vi trên Internet,… hoặc thuê đơn vị chuyên sâu về nghiên cứu thị trường để có kết quả chính xác.
Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.
“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” vẫn luôn đúng trong kinh doanh, kể cả ngành nhà hàng, quán ăn. Đối thủ của bạn là ai? Điểm yếu, điểm mạnh của họ là gì? Họ có gì khác biệt so với những đối thủ khác? Tìm hiểu về đối thủ để học hỏi kinh nghiệm của họ và tìm được hướng đi khác biệt cho thương hiệu của mình là việc chắc chắn phải làm nếu bạn muốn thành công trong ngành cạnh tranh khắc nghiệt này.
Trong lĩnh vực đồ chay cũng không ít nhà hàng và quán ăn là đối thủ cạnh tranh khi Tịnh Tâm được đưa ra thị trường, có thể kể đến như Bếp chay Phạm Hồng Phước, Quán Chay Liên Khai, Quán chay Chị Cũ,…đêu là những thương hiệu đã có từ nhiều năm nay và thâm nhập vào thị trường với một lượng khách nhất định. Gây ra khó khăn cho công tác bán hàng.
4.2 Phân tích sản phẩm, dịch vụ – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Ẩm thực chay là một chế độ ăn uống nói không với những sản phẩm từ động và trong thành phần chỉ bao gồm thực vật. Một số kiểu ăn chay có thể có hoặc không những sản phẩm từ sữa, trứng, mật ong nhưng hoàn toàn không sử dụng thịt (bao gồm cả hải sản) và các bộ phận thu được từ quá trình giết mổ.
4.2.1 Về nguồn gốc
Không phải tất cả những người ăn chay đều biết về nguồn gốc của hình thức ăn uống này. Dựa vào những ghi chép trong tác phẩm “Trung Quốc Phật giáo sử”, vấn đề ăn chay bắt nguồn từ vị vua Lương Võ Đế (502 – 536). Vị vua này là một người tôn sùng Đạo Phật và đã để lại rất nhiều công trình kiến tạo nên nhiều công trình độ sộ cho đất nước Trung Quốc. Ông đã ban hành phát lệnh bắt buộc các Tăng Ni phải ăn chay một cách triệt để. Cũng từ đó, tất cả các Tăng Ni ở xứ Trung Hoa bắt đầu ăn chay cho đến ngày nay. Xuất phát từ Trung Quốc, một số quốc gia lân cận cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng Phật giáo điển hình như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản,…Theo một nhà bác học nổi danh thế giới Albert Einstein: “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay”. Đối với nhà thi sĩ nổi tiếng cũng là một danh họa và điêu khắc gia người Italia, Leonardo Da Vinci, ẩm thực chay chính là đạo đức của con người và tránh được những tội ác khi sát sinh những loài vật khác. Theo quan niệm cá nhân, ông nhấn mạnh những người sát sinh, không coi trọng mạng sống của các sinh vật khác thì cũng không xứng đáng là con người.
Hiện nay, theo từng mục đích, ăn chay có các dạng như sau:
Ăn chay Ovo – Lacto: Khẩu phần ăn chính là những sản phẩm từ thực vật và có cả trứng, sữa.
Ăn chay Ovo: Khẩu phần ăn chính là những sản phẩm từ thực vật và có trứng nhưng không sử dụng sữa. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Ăn chay Lacto: Khẩu phần ăn chính là những sản phẩm từ thực vật và có sữa nhưng không sử dụng trứng.
Ăn chay bán phần là hình thức uyển chuyển, kiêng các loại thịt đỏ như bò, cừu nhưng vẫn sử dụng gia cầm, cá, các loại động vật có vỏ như tôm, cua. Người ăn chay bán phần chỉ hạn chế việc tiêu thụ thức ăn từ động vật và sử dụng thực vật để làm nguyên liệu chính trong mỗi bửa ăn hàng ngày.
Ăn chay thuần: Khẩu phần ăn chỉ có các sản phẩm nguồn gốc thực vật, không sử dụng bất cứ thực phẩm nào từ động vật bao gồm thịt, sữa, trứng. Ngay cả những vật dụng được làm từ chế phẩm động vật như da, lông, tơ,… người ăn chay thuần cũng không được sử dụng.
Vấn đề không sử dụng thực phẩm động vật trong thành phần dinh dưỡng hàng ngày có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt Vitamin B12, dẫn đến thiếu máu ác tính. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều cách để khắc phục tính trạng này nên người ăn chay thuần hay lựa chọn ẩm thực chay mỗi ngày (chay trường) không còn phải lo lắng.
4.2.2 Những đặc trưng trong văn hoá ẩm thực chay tại Việt Nam.
Ăn chay đang ngày càng được nhiều người hưởng ứng không chỉ tại Việt Nam mà cả thế giới. Những nhìn nhận của mọi người về quan niệm ăn chay đã và đang dần thay đổi. Nhiều người còn kinh nể và có phần khiêm nhường trước những người ăn chay bởi đa phần họ đều giữ một tâm tịnh, ôn hòa và quan niệm sống tích cực. Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng được tiếp thu và phát triển. Kể từ đó, những sinh hoạt, tín ngưỡng liên quan đến Phật giáo luôn gắn liền với đời sống của người Việt.
Theo quan niệm của dân tộc Việt Nam, ăn chay là một cách để giảm bớt tội lỗi, tránh sát sinh, nuôi dưỡng đạo đức, lòng từ bi và thể hiện tình yêu thương, bình đẳng với muôn loài. Dù không phải là một người theo bất kỳ tín ngưỡng nào, người dân Việt vẫn lựa chọn ẩm thực chay như một cách để nâng cao sức khỏe và tu dưỡng chính bản thân mình. Nhiều người chọn ăn chay chỉ đơn giản theo sở thích ăn uống, để thấy tâm hồn nhẹ nhàng hơn, cõi lòng thấy thanh thản. Đi dọc theo lãnh thổ hình chữ S, bạn sẽ lại cảm nhận những nét đặc trưng riêng về ẩm thực chay ở từng vùng miền.
a, Văn hoá ăn chay ở miền Bắc
Với người Bắc Bộ, các món ăn rất được chú trọng bởi những loại gia vị khác nhau, tạo nên một nét riêng không thể lẫn vào đâu. Món chay miền Bắc luôn có sự hài hòa, tinh tế, không quá cay như món Trung hay vị ngọt của Nam Bộ. Tại miền Bắc, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quán phục vụ ẩm thực chay ở trung tâm thủ đô hay những nơi như Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa,…
b, Văn hoá ăn chay ở miền Trung
Ẩm thực chay của người miền Trung là mang một nét riêng, vừa truyền thống vừa hiện đại bởi những phương thức chế biến được biến tấu nhằm tạo ra các món ăn lạ miệng, độc đáo. Miền Trung là vùng eo của tổ quốc luôn phải hứng chịu không biết bao nhiêu thiên tai mỗi năm, chính vì vậy mà người dân nơi đây rất coi trọng từng sản vật quê hương.
Văn hóa ăn chay tại miền Trung thể hiện sự hài hòa giữa bản sắc món ăn cung đình nhã nhặn kết hợp cùng phong cách đường phố. Nói đến ẩm thực chay tại miền Trung, người dân sẽ nghĩ ngay đến các nhà hàng, quán ăn của xứ Huế. Đây là một trong những cái nôi xuất xứ về ẩm thực chay ở Việt Nam. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
c, Văn hoá ăn chay ở miền Nam
Xuất phát từ sự cởi mở, hiếu khách của người miền Nam đã đi vào trong từng món ăn chay. Dù không có một truyền thống lâu đời như miền Bắc và miền Trung nhưng văn hóa ăn chay nơi đây lại vô cùng phong phú, đa dạng. Nói đến miền Nam thì ẩm thực chay Cần Thơ được xem như là góc thu nhỏ của cả khu vực. Hầu hết các nhà hàng chay tại đây đều phục vụ tất cả các món ăn của người Nam Bộ.
Bên cạnh đó, việc ăn chay của người Nam Bộ còn tiếp thu nền văn hóa từ các dân tộc khác như Khơme, Chăm và một phần của người Trung Hoa nên các món ăn đều mang những nét đặc trưng riêng. Sự kết hợp giữa nét truyền thống từ các vùng miền khác với một số quốc gia lân cận đã cho ra đời nền ẩm thực chay Nam Bộ độc đáo, thu hút hàng ngàn thực khách từ mọi nơi.
4.3 Chất lượng dịch vụ – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Trước khi đến với khái niệm chất lượng dịch vụ, chúng ta nên tìm hiểu qua dịch vụ nghĩa là gì. Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về dịch vụ, song có thể hiểu, đây là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật giá năm 2012, dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Chất lượng dịch vụ (Service Quality) là một thuật ngữ kinh tế được các nhà quản trị quan tâm. Theo ISO, khái niệm về chất lượng dịch vụ là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Có thể hiểu, đây là sự so sánh, cảm nhận, đánh giá của khách hàng về những kỳ vọng đối với dịch vụ của một doanh nghiệp. Đồng nghĩa, chất lượng dịch vụ được quyết định bởi khách hàng. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn. Do đó, chất lượng dịch vụ cũng có nhiều cấp độ để đáp ứng tốt nhất các đối tượng khách hàng khác nhau. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Sau khi tìm hiểu lý thuyết về chất lượng dịch vụ cũng như đặc điểm của chất lượng dịch vụ, có thể thấy đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại của một tổ chức/doanh nghiệp trên thị trường. Đối với những ngành nghề dịch vụ, khách sạn hay nhà hàng, chất lượng dịch vụ được xem như “tấm lệnh bài” để cạnh tranh trên thị trường cũng như tạo niềm tin trong lòng khách hàng. Việc đo lường chất lượng dịch vụ sẽ mang tới lợi ích cho công ty về mặt định tính lẫn định lượng. Nếu doanh nghiệp đạt được mức độ chất lượng dịch vụ cao, đồng nghĩa sẽ nâng cao được sự trung thành của khách hàng. Từ đó, làm tăng thị phần, lợi tức đầu từ và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng được đánh giá là chặt chẽ và mật thiết với nhau. Chất lượng dịch vụ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng chính là sự thỏa mãn được đánh giá sau khi sử dụng dịch vụ. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng của dịch vụ sẽ tác động tới sự thỏa mãn của khách hàng. Do đó, chất lượng dịch vụ được xem là cái tạo thành trước và quyết định đến sự hài lòng của khách hàng.
Theo nghiên cứu của Trịnh Lê Tân & cộng sự (2021) đã chỉ ra cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà hàng chay của khách hàng tại Đà Nẵng, Việt Nam bằng cách khảo sát 118 người. Chúng tôi đã hiệu chỉnh phù hợp thông qua đánh giá bằng công cụ Cronbach’s Alpha, tương quan, phân tích hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả cho thấy 4 nhân tố của mô hình phân tích có ảnh hưởng đến ý định và hành vi lựa chọn nhà hàng chay của khách hàng: (1) Chất lượng món ăn, (2) Dịch vụ, (3) Vị trí và (4) Không gian của nhà hàng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý giúp chủ nhà hàng hiểu được nhu cầu hành vi của khách hàng, nhằm tiếp thị thành công và đạt được lòng trung thành của khách hàng.
4.4 Nhân sự và văn hoá tổ chức – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Theo Donald D Warrick (2017) Một yếu tố quan trọng trong sự thành công của một tổ chức là văn hóa của nó. Văn hóa tổ chức có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất và hiệu quả của một công ty; tinh thần và năng suất của nhân viên; và khả năng thu hút, động viên và giữ chân người tài. Thật không may, nhiều nhà lãnh đạo hoặc không nhận thức được tác động quan trọng mà văn hóa có thể có, nhận thức được nhưng bị choáng ngợp bởi thông tin rộng lớn và đôi khi mâu thuẫn có sẵn về văn hóa, hoặc không được thông tin đầy đủ về cách xây dựng và duy trì văn hóa một cách hiệu quả. Bài viết này tổng hợp những phát hiện nhất quán nhất mà các nhà lãnh đạo cần biết về văn hóa và những gì họ có thể làm để xây dựng một nền văn hóa mạnh mẽ, thành công, mang lại những điều tốt nhất cho mọi người. Phát triển văn hóa tổ chức đòi hỏi nhiều hơn là nói về văn hóa và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Để đạt được kết quả tốt nhất, phát triển văn hóa đòi hỏi các nhà lãnh đạo coi đó là một trong những nhiệm vụ chính của họ và hiểu tầm quan trọng của việc điều chỉnh các chiến lược của tổ chức và ra quyết định với lý tưởng văn hóa. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Văn hoá tổ chức có thể được coi là một hệ thống các giá trị cốt lõi, mục tiêu, thái độ và phong cách làm việc được chia sẻ xuyên suốt trong tổ chức tạo ra một nhận diện riêng của tổ chức đó.”
Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.
Để có một kết cấu văn hóa tổ chức bài bản cho việc vận hành một nhà hàng yếu tố quan trọng phải là nhân sự. Theo Neal Chalofsky (1992) Lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực từ lâu đã phải vật lộn để phát triển bản sắc như một nghề nghiệp, đặc biệt là về tính chất ứng dụng và liên ngành của nó. Một trong những vấn đề được tranh luận nhiều hơn trong lĩnh vực này là nhu cầu về một định nghĩa thống nhất không chỉ cung cấp trọng tâm cho sự phát triển của nghề nghiệp mà còn đặt ra các giới hạn về ranh giới của lĩnh vực này. Bài viết này trình bày sự biện minh cho một định nghĩa thống nhất, lịch sử của các định nghĩa hiện có về HRD và một số chủ đề hoặc mẫu phổ biến được tìm thấy trong các định nghĩa này và các tài liệu khác trong lĩnh vực này. Tác giả đề xuất một định nghĩa thống nhất sẽ cung cấp tầm nhìn cho nghề nghiệp và xác định một số “bước tiếp theo” mà lĩnh vực này nên xem xét trong quá trình tìm kiếm sự công nhận và phát triển chuyên nghiệp. Hoặc theo Nguyễn Chơn Trung (2011), bài viết “Vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực trong tổ chức”, tạp chí khoa học Trường Đại học Đà Nẵng, tác giả đã khẳng định tuyển dụng nhân lực là công việc quan trọng hàng đầu trong quản trị nhân lực, là điều kiện tiên quyết giúp bộ máy của tổ chức hoạt động hiệu quả. Điểm nổi bật của bài viết là tác giả đã phân tích rất cụ thể vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực trong tổ chức, từ đó thấy được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng và cần thiết phải xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, phù hợp cho mỗi doanh nghiệp thông qua phân tich thực trạng, nguyên nhân biến động lao động qua các năm. Qua đó thấy rõ được thực trạng thiếu hụt hay dư thừa lao động để đưa ra các giải pháp. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Trong việc đưa chủ đề văn hoá tổ chức vào các cuộc thảo luận trong các tài liệu tiếp thị, chúng tôi muốn chứng minh rằng lý thuyết văn hoá có nhiều hơn nữa để cung cấp hơn là cho đến nay đã được thừa nhận. Ví dụ, trong khi Dowling (1993) đề cập đến văn hoá trong mô hình của mình, ông coi văn hoá như là một nhân tố hay yếu tố quyết định và đặt nó vào cùng một cấp bản thể như là bản sắc và hình ảnh. Dựa vào quan điểm của chúng ta, căn cứ vào chủ nghĩa diễn giải và chủ nghĩa xã hội xã hội, chúng tôi cho rằng văn hoá cần phải được nhìn nhận chứ không phải là một biến được đo lường và được kiểm soát, nhưng như là một bối cảnh mà trong đó các diễn giải về bản sắc tổ chức được hình thành và có ý định ảnh hưởng đến hình ảnh tổ chức được hình thành. Vì vậy, chúng tôi tranh luận về một khái niệm văn hoá phức tạp hơn, dựa trên lý thuyết văn hoá tổ chức, kết hợp với sự hiểu biết về hình ảnh và hình ảnh tổ chức được cung cấp bởi cả hai văn học tổ chức và tiếp thị.
4.5 Hoạt động quản lý, vận hành bộ phận nghiệp vụ
Theo Giao Nguyễn (2022) Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tình trạng chất lượng dịch vụ hiện nay tại Yoshinoya Việt Nam từ năm 2020 đến 8 tháng đầu năm 2022, sau đó đưa ra các giải pháp khả thi cho bộ phận quản lý nhà hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Những hiểu biết lý thuyết chủ yếu thu được từ sách và bài báo trong tài liệu. Đặc biệt, các khái niệm liên quan đến chất lượng dịch vụ, vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng, yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty. Chúng được đưa vào phần lý thuyết làm nền tảng để phân tích và thu thập dữ liệu thực nghiệm. Các công cụ chính của nghiên cứu là các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thông tin cho luận án này đến từ báo cáo thường niên của công ty và trang web của công ty hồ sơ. Đối với SMEs, Startup quản lý vận hành doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, chuẩn hóa hệ thống quy trình làm việc. Có quy trình và quản trị rõ ràng, nội bộ mới hoạt động ổn định, thúc tiến hiệu suất. Tuy nhiên, xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp cũng tiêu tốn không ít thời gian, công sức của tổ chức, đồng thời đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng của lãnh đạo mà nếu không cẩn thận, mọi nỗ lực bỏ ra có thể sẽ ‘đổ xuống sông xuống biển’. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Quản lý nhà hàng là một ngành đặc thù, không những phải đảm bảo hoàn thành nhiều việc cùng lúc, mà còn phải dung hòa được lợi ích 3 bên: Chủ kinh doanh nhà hàng, nhân viên và thực khách. Đây là mối quan hệ phức tạp mà nếu không thể bảo đảm sự hài hòa lợi ích 3 bên thì công việc quản lý nhà hàng của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhân viên chính là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Phong cách và chất lượng phục vụ của nhà hàng thể hiện đến 90% qua đội ngũ nhân viên. Bởi vậy, để vận hành nhà hàng trơn tru việc đầu tiên cần làm là tuyển đủ nhân viên và đào tạo họ hợp chuẩn nội quy nhà hàng đã đề ra. Tùy vào mô hình kinh doanh nhà hàng mà sẽ có các bộ phận nhân viên khác nhau. Song, một nhà hàng thường có những bộ phận chính sau: Bếp, bàn, tạp vụ, thu ngân, thủ kho, và bảo vệ. Mỗi bộ phận đều có đặc thù công việc riêng, trong từng bộ phận thì mỗi nhân viên sẽ được phân công những nhiệm vụ khác nhau. Và khó khăn của quản lý nhà hàng nằm ở chỗ khó quán xuyến hết công việc của từng người. Do đó, để quản lý dễ dàng hơn, quản lý nhà hàng nên chọn ra trưởng nhóm cho từng bộ phận. Nhiệm vụ của những trưởng nhóm này là kiểm soát và báo cáo tình hình công việc cho bạn theo thời gian quy định (hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng). Tuy vậy, trước khi giao việc cho từng bộ phận, quản lý nhà hàng nên đưa ra những yêu cầu tổng quát cho các nhóm trưởng, và họ sẽ tự phân bổ công việc đến từng nhân viên một cách hiệu quả nhất.
Quản lý nhà hàng hiểu rằng làm việc trong môi trường nhà hàng rất vất vả, chịu nhiều áp lực và dễ mất tinh thần. Bởi vậy, nhân viên rất cần những lời động viên, khen ngợi khi họ làm tốt. Những chế độ thưởng phạt rõ ràng có tác dụng khích lệ tinh thần nhân viên rất tốt. Ví dụ: Khi nhân viên làm việc chăm chỉ, thái độ ứng xử với khách hàng tốt, đi làm đầy đủ đúng giờ… thì nên có những phần thưởng thêm sau khi tổng kết mỗi quý hoặc mỗi năm, hoặc những phần quà bằng hiện vật như voucher giảm giá đặc biệt tại nhà hàng. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
4.6 An ninh, an toàn – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
An ninh và an toàn luôn là 2 từ đi đôi với nhau trong mọi tình huống. An ninh tại nhà hàng và an toàn tại nhà hàng là cặp yếu tố có ảnh hưởng rất hơn đến việc duy trì và phát triển thương hiệu lâu dài.
Dịch vụ ăn uống tại Việt Nam ngày càng phát triển đa dạng hơn, sự cạnh tranh cũng vì thế mà ngày một gay gắt. Để thu hút khách hàng, ngoài việc đảm bảo chất lượng món ăn, dịch vụ sản phẩm, yếu tố an ninh, bảo vệ cũng rất được quan tâm. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá một nhà hàng có chất lượng phục vụ tốt, chất lượng cao đó là có đội ngũ an ninh chuyên nghiệp. Đây là bộ phận có trách nhiệm là đảm bảo an ninh, phòng ngừa và phát hiện các tình huống phát sinh xảy ra về vật chất như mất mát, phá hoại tài sản nhà hàng,… Từ đó, ngăn chặn các hành động này dưới mọi hình thức và đưa ra hướng xử lý tiếp theo. Thông thường, người làm việc trong bộ phận này thường được gọi là nhân viên an ninh hoặc nhân viên bảo vệ. Để đảm bảo sự hoạt động bình thường của nhà hàng, không bị các yếu tố xấu tác động làm ảnh hưởng đến khách hàng, người làm việc trong nhà hàng. Sự đóng góp to lớn này là nhờ vào đội ngũ nhân viên an ninh. Từ nhà hàng lớn đến nhà hàng nhỏ, hầu hết đều có sự xuất hiện của nhân viên an ninh. Trách nhiệm của họ đặt lên vai thực sự lớn, đảm bảo an ninh trật tự tại nhà hàng.
Là người mang lại sự an toàn cho nhà hàng, và đây cũng có thể chính là người mà khách hàng sẽ gặp đầu tiên. Vừa có vai trò duy trì hình ảnh tốt đẹp cho nhà hàng, vừa khiến họ cảm thấy sự yên tâm khi trải nghiệm sản phẩm, món ăn và dịch vụ tại đây.
Thông thường, nhiệm vụ cụ thể của bộ phận an ninh trong nhà hàng có thể khác nhau tùy vào quy mô của nhà hàng lớn hay nhỏ. Cũng như các nhiệm vụ đặt ra cho bộ phận an ninh có thể linh hoạt. Dưới đây là những công việc đầy đủ nhất của bộ phận an ninh trong nhà hàng:
– Tiếp nhận, trông giữ xe, tài sản cho khách và nhân viên nhà hàng:
+ Khách đi xe ô tô: Hướng dẫn khách đỗ xe đúng nơi quy định. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
+ Khách đi xe máy: Nhận xe từ khách, làm thủ tục giữ xe, di chuyển đến bãi để xe theo quy định. Khi khách ra về, lấy thẻ xe và giao lại xe cho khách.
+ Xe nhân viên: Hướng dẫn nhân viên để xe đúng nơi quy định.
– Xử lý những vấn đề an ninh phát sinh trong nhà hàng:
+ Ngăn cản những hành vi gây rối mất an ninh trật tự trong nhà hàng.
Đối với nhân viên an ninh nhà hàng, công việc có thể gặp nhiều khó khăn, vất vả nên đòi hỏi có sức khỏe tốt. Chiều cao, cân nặng, độ tuổi phù hợp theo yêu cầu của từng nhà hàng. Ngoài ra, còn có tính cách thân thiện, nhiệt tình khi gặp khách hàng. Từ đó những khách hàng đến trải nghiệm ẩm thực điều thấy an tâm về chất lượng dịch vụ và an toàn trong việc thưởng thức những món ăn thân thuộc.

4.7 Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ nhà hàng, có trách nhiệm đồng nghĩa với việc mang lại giá trị cho khách hàng, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong quá trình chế biến và cung cấp sản phẩm của nhà hàng, cũng như duy trì tính bền vững trong hoạt động hàng ngày của điểm kinh doanh dịch vụ.
Lĩnh vực cung cấp dịch vụ thực phẩm tạo ra những tác động đáng kể đến môi trường và xã hội. Các tác động môi trường đặc biệt rõ rệt về sự tích tụ dấu chân carbon trong khi các tác động xã hội được phản ánh trong việc lựa chọn thực phẩm thường không lành mạnh. Những tác động này cần được giảm thiểu để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành theo hướng bền vững. Một phần đáng kể các tác động tiêu cực từ việc cung cấp dịch vụ thực phẩm là do sự lựa chọn thiếu trách nhiệm của người tiêu dùng, điều này cần phải được kiến trúc hóa và làm cho xã hội và khí hậu trở nên thân thiện hơn. ‘Cú huých’ của khách hàng là một công cụ hiệu quả trong cấu trúc lựa chọn của người tiêu dùng và tuy nhiên vẫn còn rất ít nghiên cứu xem xét ứng dụng của nó trong bối cảnh cung cấp dịch vụ thực phẩm tư nhân. Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ hơn các yếu tố quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng khi đi ăn ngoài và cách củng cố sự lựa chọn của người tiêu dùng để mang lại nhiều lợi ích hơn từ quan điểm bền vững. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu đã báo cáo về kết quả của một cuộc khảo sát người tiêu dùng được thực hiện giữa những du khách đến một nhà hàng ăn uống bình dân ở Vương quốc Anh, nơi thiết kế thực đơn được sử dụng như một công cụ ‘thúc đẩy’ khách hàng. Cuộc khảo sát đã chứng minh rằng, bên cạnh giá cả, nguồn gốc thực phẩm và giá trị dinh dưỡng quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng khi đi ăn ngoài. Do đó, thông tin này nên được hiển thị trên thực đơn của nhà hàng để cho phép lựa chọn thực phẩm có giáo dục và thân thiện với môi trường và xã hội hơn. Mặc dù việc trình bày các giá trị carbon thực phẩm trên thực đơn đã được nhận thức rõ ràng, nhưng một số ý kiến hoài nghi về việc sử dụng chúng trong tương lai như một yếu tố quyết định lựa chọn của người tiêu dùng đã được ghi lại. Các khuyến nghị đã được đưa ra về thiết kế của ngành và các biện pháp can thiệp hoạch định chính sách cần thiết để nâng cao sức hấp dẫn của công chúng đối với mục menu này (Viachaslau Filimonau, 2017). – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
4.8 Xúc tiến, quảng bá và bán hàng – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Hoạt động này có thể do các thương nhân cung cấp sản phẩm dịch vụ tự tiến hành để quảng bá, giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ của mình và cũng có thể được tiến hành bởi các thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại. Ngoài ra xúc tiến thương mại còn có thể là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Xúc tiến thương mại là hoạt động bổ trợ, được thực hiện không phải để trực tiếp tiêu thụ hàng hoá dịch vụ mà gúp phần làm cho hành vi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại diễn ra thuận lợi hơn. Xúc tiến thương mại là hành vi hướng tới sự tiêu dùng của xã hội. Trong tiếng Anh, “xúc tiến” được dịch từ “promotion”. Từ này có ý nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ, sự khuếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” không chỉ là “xúc tiến thương mại” mà còn có nghĩa là sự khuếch trương thương mại, sự thúc đẩy thương mại. Trong hoạt động kinh doanh “xúc tiến thương mại” (trade promotion) là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại thông qua việc doanh nghiệp có sử dụng rộng rãi các kĩ thuật thuyết phục khác nhau để liên hệ với thị trường mục tiêu và công chúng. Xúc tiến thương mại có ý nghĩa thúc đẩy quá trình kinh doanh, hỗ trợ quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Ở góc độ ngôn ngữ, “xúc tiến” là một loại hành vi mà đối tượng tác động của nó chính là hoạt động “thương mại”. Với cách hiểu là “làm cho tiến triển nhanh hơn”, thuật ngữ “xúc tiến” được hiểu là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy một sự vật, hiện tượng nào đó và thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phụ thuộc vào đối tượng cần tìm kiếm, thúc đẩy, trong đời sống kinh tế, pháp lý đã hình thành nhiều khái niệm được sử dụng rộng rãi như: xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến việc làm, xúc tiến ngân hàng.
Ở góc độ kinh tế, “Xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại”. Các hành vi này đều nhằm mục tiêu tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh thương mại và được thực hiện bởi nhiều chủ thể. Xúc tiến thương mại trước hết là hoạt động của thương nhân, được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau như khuyến mại, quảng cáo… để tác động đến phát triển thương mại. Các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm… đều có tác dụng trực tiếp kých thích nhu cầu thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại mà thương nhân tiến hành chỉ có ý nghĩa tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân. Ở tầm quốc gia, môi trường toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đã và đang đòi hỏi Chính phủ và các Tổ chức xúc tiến thương mại phải có những nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Chính phủ thực hiện xúc tiến thương mại thông qua chính sách kinh tế, thông qua khung khổ thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại, đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài… tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng hơn cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.
Việc xúc tiến và quảng bá thương hiệu cho nhà hàng góp phần gia tăng doanh thu và gia tăng tỉ lệ phát triển lâu dài. Để đạt được những sự thịnh vượng trong công tác quảng bá thương hiệu, quảng bá chất lượng sản phẩm, chất lượng món ăn nhà hàng cần tập trung hơn vào sử dụng công nghệ với những thế mạnh hiện tại. – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
4.9 Ước tính doanh thu, chi phí
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất (tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu hoá chi phí). Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp chính là doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí. Do đó, việc tổ chức công tác kế toán về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh không chỉ cần thiết đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các đối tượng khác trong nền kinh tế quốc dân.
+ Đối với nhà đầu tư: Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
+ Đối với các trung gian tài chính như: Ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là điều kiện tiên quyết để họ tiến hành thẩm định, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định cho vay bao nhiêu và vay trong bao lâu.
+ Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô nền kinh tế: Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Nhà nước có thể tổng hợp, phân tích số liệu và đưa ra các thông số cần thiết giúp Chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô, xác định đúng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước.
Đối với một nhà hàng mới mở việc ước tính doanh thu và chi phí góp phần thúc đẩy sự chính xác và đầu tư có hiệu quả những mô hình kinh doanh được đặt ra. Hơn nữa những yếu tố này còn mang lại sự hiệu quả trong các công tác quảng bá và đem lại nguồn lợi trong kinh doanh lâu dài.
4.10 Pháp lý – Cơ Sở Lý Thuyết Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Để mở một nhà hang kinh doanh cần những thủ tục sau:
Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế : Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy – Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Thông tư số 96/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thế Môn bài
Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo Chương V Luật an toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn khác.
Tóm lại, khi kinh doanh dịch vụ ăn uống thì tổ chức, cá nhân cần đảm bảo các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm như nêu trên.
Cảm ơn bạn đã xem hết Cơ Sở Lý Luận Về Khởi Sự Kinh Doanh, Kinh Doanh Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống, trong quá trình làm bài nếu có khó khăn hãy liên hệ Zalo/tele: 0934 573 149 bên mình sẽ hỗ trợ bạn nhé, team mình chuyên Nhận viết báo cáo tốt nghiệp giá rẻ, với nhiều năm kinh nghiệm đã giúp cho hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi trên cả nước, viết tất cả các chuyên ngành hot hiện nay, luôn theo xu hướng nhà trường, bao chỉnh sửa trong quá trình viết báo cáo, bảo mật 100% cho bạn nha.