Cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng

Đánh giá post
Dưới đây là bài Cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng được Luận Văn Tốt tìm kiếm, thu thập để đăng tải lên cho các bạn sinh viên có nhu cầu, nếu các bạn đang tìm một cơ sở lý luận rủi ro thì đây là một bài mẫu hay cho các bạn tham khảo.
Ngoài ra, nếu các bạn có nhu cầu cần tìm dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập thì hãy liên hệ với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt nhé, bên mình hỗ trợ tư vấn đề tài miễn phí, lập dàn bài chi tiết, hỗ trợ trọn gói bài làm bao mộc, dấu,…. Hãy liên hệ zalo để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời các bạn nhé.

……………………………………………………………………………………………………..

1 Rủi ro tín dụng ngân hàng

1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng

Theo quyết định 493/2005 QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 của NHNN thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vây, rủi ro tín dụng là rủi ro từ phía bên vay, chính vì vậy, rủi ro tín dụng là bạn đồng hành trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.

1.2. Các loại rủi ro tín dụng ngân hàng

– Rủi ro đọng vốn: đây là loại rủi ro tín dụng do khách hành không hoàn trả khoản nợ đúng hạn theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng sẽ đem để tái đầu tư, nhưng khoản vay bị ứ đọng không thu được thì kế hoạch đặt ra không thực hiện được, làm cho ngân hàng mất nguồn thu mới, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong các khoản vay mới và gây khó khăn trong việc chi trả người gửi tiền.
– Rủi ro mất vốn: Do khách hàng không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ vay, làm cho ngân hàng tăng chi phí do phải trích lập dự phòng rủi ro, chi phí cho việc đi thu nợ, làm cho dòng tiền của ngân hàng bị giảm sút, đồng thời doanh thu của ngân hàng chậm lại hoặc mất. Nếu bị mất gốc thì quy mô của ngân hàng sẽ bị giảm, nếu bị mất lãi thì khả năng sinh lời sẽ giảm.
– Rủi ro lãi suất ngân hàng: Rủi ro lãi suất ngân hàng là rủi ro khả năng giảm sút lợi nhuận hoặc giảm sút về giá trị ròng của ngân hàng do lãi suất gây ra. Khi lãi suất tăng, cả thu nhập và chi phí đều tăng. Nhưng nếu thu nhập tăng ít hơn chi phí -> Rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Hoặc khi lãi suất giảm, thu nhập và chi phí đều giảm, nhưng thu nhập giảm nhiều hơn chi phí cũng là một biểu hiện của rủi ro lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

Cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng
Cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng

– Rủi ro hối đoái: Là khả năng thiệt hại đối với ngân hàng do sự biến động của tỉ giá hối đoái gây ra. Khi ngân hàng không duy trì trạng thái cân xứng giữa tài sản CÓ và tài sản NỢ về ngoại tệ.
o Trạng thái ngoại tệ trường (TSC > TSN): ngoại tệ giảm giá -> NH lỗ
o Trạng thái ngoại tệ đoản (TSC < TSN): ngoại tệ tăng -> NH lỗ
– Rủi ro thanh khoản: Xảy ra khi có nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân hàng phát sinh ngoài dự tính của ngân hàng. Biểu hiện của rủi ro thanh khoản được thể hiện trong các trường hợp: Chi phí của ngân hàng gia tăng khi phải vay bổ sung nguồn vốn hoặc bán tài sản. Hoặc ngân hàng phải đối mặt với khả năng phá sản khi thiệt hại của ngân hàng quá lớn, hoặc nhu cầu rút tiền quá lớn.

XEM THÊM DỊCH VỤ CHỈNH SỬA ĐẠO VĂN

1.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng

 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
– Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.
– Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
– Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.
– Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng.
– Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh.
– Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
– Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hàng

 Nguyên nhân từ phía khách hàng.
– Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng.
– Do trình độ kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế.
– Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động và cố định.
– Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm…dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng.
– Do bản thân doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của Ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân

 Nguyên nhân khác.
– Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế không ổn định…. khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp.
– Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng.
– Do sự biến động về chính trị – xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.
– Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ Ngân hàng.
– Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng.
– Sự bất bình đẳng trong đối sử của Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau.
– Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước.

…………………………………………………………………………………

Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng, của Luận Văn Tốt với mục tiêu muốn gửi đến các bạn các bài hay và chỉnh chu nhất, nếu bạn nào đang có nhu cầu tìm bài liên quan thì đây là một bài mẫu bổ ích, phù hợp nhất dành cho các bạn. Nếu các bạn có khó khăn, chưa thể hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình, thì hãy liên hệ với Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt để chúng tôi được hỗ trợ tận tình và làm bài trọn gói bao mộc, dấu cho các bạn nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] sẻ đến các bạn, TOP 500 bài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng điểm cao, cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng, cơ sở lý luận cho vay thế chấp có tài sản đảm bảo, cơ sở lý luận chất […]

trackback

[…] XEM THÊM Cơ sở lý luận rủi ro tín dụng ngân hàng […]

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ