Cơ Sở Lý Luận Về Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên

Đánh giá post

Dưới đây là Cơ sở lý luận về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành viên. Như chúng ta đã biết Giáo dục giới tính là vấn đề quan trọng được nhiều nước tiến bộ trên thế giới quan tâm từ rất sớm đặc biệt là ở các nước Châu Âu. Nhưng hiện nay ở nước ta vấn đề giáo dục giới tính cũng được coi là lành mạnh và được tuyên truyền rộng rải, giảng dạy trong trường theo chuyên đề tiểu học và bậc trung học nên đề tài Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên luôn được nhiều bạn học viên ngành giáo dục chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.

Nếu trong quá trình làm bài các bạn cần thêm tài liệu tham khảo hay hỗ trợ khó khăn về bài làm thì hãy liên hệ với Luận Văn Tốt qua zalo/tele : 0934573149 để được cung cấp miễn phí hoặc liên hệ dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé

1 Khái niệm về vị thành niên, sinh viên, tuổi thanh niên sinh viên

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 -19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi từ 19 – 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên của khối liên Minh Châu Âu (EU)và quỹ dấn số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Theo Từ điển Giáo dục học của nhà xuất bản Từ điển Bách khoa: “Sinh viên là người học của một cở sở giáo dục cao đẳng, đại học” [17]. Theo cách hiểu này, có thể phân loại sinh viên theo nhiều phạm trù khác nhau. Ví dụ sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung, sinh viên tại chức, sinh viên tự do…

Về độ tuổi, theo Điều 1, chương I, Luật thanh niên 2005, thanh niên trong đó có cả thanh niên sinh viên là “công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [27].

Quan điểm cho rằng tuổi thanh niên sinh viên thuộc giai đoạn tuổi thanh niên là phù hợp xét theo nhiều mặt. Theo cách hiểu đó, tuổi thanh niên là “giai đoạn phát triển bắt đầu từ sự phát dục và kết thúc vào lúc bước vào tuổi trưởng thành”. Tuy nhiên việc phát dục hay trưởng thành về mặt sinh dục của mỗi trẻ em là hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế, người ta thường đưa ra các chuẩn về mặt sinh lý, về mặt xã hội… để xác định lứa tuổi thanh niên.

Cũng có quan niệm cho rằng nội dung tuổi thanh niên là những giai đoạn của cuộc đời. Quan niệm này có phần chặt chẽ, khoa học hơn khi cho rằng tuổi thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp, quá độ từ trẻ em đến người lớn và bao gồm lứa tuổi từ 11-12 đến 23-25 tuổi và trong đó đặc biệt lưu ý đến 2 thời kỳ cơ bản sau:

+ Tuổi thanh niên mới lớn (từ 14-15 đến 18 tuổi): Đặc trưng là sự trưởng thành về mặt cơ thể, sự chín muồi sinh vật, là giai đoạn hoàn thiện quá trình xã hội hóa đầu tiên. Tuổi thanh niên mới lớn cũng thuộc “thời kỳ chuyển tiếp trước”.

+ Thời kỳ thứ ba của lứa tuổi chuyển tiếp (từ 18 đến 23-25 tuổi): là tuổi thanh niên muộn hay thời kỳ bắt đầu của tuổi người lớn còn gọi là “thời kỳ chuyển tiếp sau”. Lứa tuổi này “lớn” về cả hai phương diện sinh học và quan hệ xã hội.

Theo Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (1992) “SV đại học, cao đẳng là những thanh niên thuộc thời kỳ chuyển tiếp sau” [32]. Việc cho rằng thanh niên nằm trong thời kỳ chuyển tiếp và SV đại học, cao đẳng thuộc thời kỳ chuyển tiếp sau cũng phù hợp với quan niệm của nhà tâm lý học người Mỹ Niky Hayes (2005) [36] khi cho rằng “thời thanh niên như một thời kỳ chuyển tiếp vai trò ngày càng tăng, đến lượt dẫn đến sự thay đổi nhân cách”. Theo đó việc chuyển tiếp có thể diễn ra từ trường học đến nơi làm việc hay thực hành kinh nghiệm đòi hỏi thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên nói riêng phải tập quen nhiều hành vi vai trò khác biệt nhau nhằm mục đích hướng tới việc hoàn thiện bản thân.

Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam. Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc việc nắm được những vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của họ là hết sức quan trọng [5]. Trong một công trình nghiên cứu khác, người ta cho rằng đối với lứa tuổi thanh niên SV, về tên gọi và sự phân chia giai đoạn phát triển ở lứa tuổi này được xác định theo một nghĩa tương đối. Các thành tựu nghiên cứu về sự phát triển của lứa tuổi này còn ít, chưa tập trung và có hệ thống nên việc khái quát các đặc điểm chung đối với toàn bộ độ tuổi này theo ghi nhận là thuộc nhóm dân số trẻ tức là trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Thông thường khi đề cập đến lứa tuổi này, người ta hay mô tả đó là lứa tuổi của những “thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường: đại học, cao đẳng, dạy nghề….”[36] heo ý kiến của nhiều tác giả, lứa tuổi thanh niên sinh viên nên bắt đầu từ 19 tuổi và kết thúc vào khoảng 24–25 tuổi. Sỡ dĩ như vậy là vì khi ở độ tuổi 24, 25 con người đã hoàn tất sự phát triển về thể chất thể hiện ở: sự tăng lên về chiều cao, trong lượng của cơ thể, sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ thể…. Đồng thời ở tuổi 25 cũng là dấu mốc cuối cùng kết thúc giai đoạn đào tạo dài nhất ở trường đại học như đại học y, đại học dược sinh viên phải hoàn thành khóa học trong thời gian 6 năm.

Tóm lạị: Từ cách tiếp cận các quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Tuổi thanh niên SV là công dân Việt Nam, trong độ tuổi từ 19 đến 23-25 tuổi, nhóm dân số trẻ ở “thời kỳ chuyển tiếp sau”; là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về mặt thể chất sang sự trưởng thành về mặt tâm lý –xã hội; là lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,…..

2 Khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, CSSKSS vị thành niên

Vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) là vấn đề khá mới mẻ, lý thú, nhạy cảm. Vấn đề này đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, từ việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục dân số cho thế hệ trẻ, và kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD), chương trình dân số chuyển hướng sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dân số, trong đó trọng tâm là nội dung chăm sóc SKSS. Hầu hết các nghiên cứu về SKSS ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam thường hướng về đối tượng thanh, thiếu niên và nhất là vị thành niên và thường là học sinh ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông [5].

Có thể nói, việc nghiên cứu SKSS nói chung và nghiên cứu SKSS vị thành niên nói riêng đã được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển nhưng thường được gọi với những tên gọi khác nhau như sức khỏe vị thành niên hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên. Kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD) khi đã có định nghĩa chính thức về SKSS thì việc nghiên cứu SKSS nhất là cho đối tượng thanh thiếu niên đang là “mối quan tâm của không những các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội mà cả các bậc cha mẹ được đẩy lên một trình độ mới” [23]. Tại Hội nghị ICPD Sức khỏe sinh sản được định nghĩa như sau: “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh, hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản” [5].

Cơ Sở Lý Luận Về Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Về Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật Trong Luận Văn Thạc Sĩ

Khái niệm SKSS trên hàm ý là con người có thể có một cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản, được tự do quyết định khi nào và thường xuyên như thế nào trong việc này Định nghĩa trên cũng khẳng định viêc chăm sóc SKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, chứ không phải chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục [5].

Khi nói đến SKSS người ta thường đề cập đến khái niệm Sức khỏe tình dục (SKTD) vì chúng có liên quan mật thiết với nhau và SKTD được xem là một nội dung SKSS. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe tình dục được phát biểu như sau: “ SKTD là tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và xã hội của con người có tình dục, sao cho cuôc sống của con người phong phú, tốt đẹp hơn về nhân cách, giao tiếp và tình yêu [38]. Thực hành tình dục của con người trước đây thường chịu sự nhìn nhận, đánh giá khắt khe và biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển xã hội. Nhưng hiện nay, SKTD đã ra đời những quan niệm cởi mở hơn, tiến bộ hơn do việc chúng ta ngày càng hiểu rõ bản chất sinh học, ảnh hưởng tâm lý, giá trị nhân văn và tác động xã hội của nó.

Chăm sóc SKSS vị thành niên có thể nói: nội dung cơ bản của SKSS gây tác động tới vấn đề sức khỏe – cụ thể là các vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ sinh sản hoặc là các vấn đề sức khỏe có liên quan tới giống nòi. Ở Việt Nam, vấn đề SKSS đặt ra chủ yếu là tình trạng mang thai ở tuổi thiếu niên, các bệnh LTQĐTD, sự phân biệt chống lại trẻ em gái và phụ nữ và bạo lực đối với phụ nữ. Như vậy, với những nội dung trên, khái niệm SKSS trước hết là một khái niệm rộng không chỉ giới hạn ở sức khỏe người mẹ mà là sức khỏe người phụ nữ nói chung, nhưng cũng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản của nam nữ và nhấn mạnh nhiều đến việc tự quyết định của phụ nữ với sinh đẻ. Vấn đề này hiện nay ở nhiều loại đối tượng trong đó có cả SV và người lớn vẫn cho rằng SKSS là vấn đề chỉ dành cho những người đã lập gia đình và có con. Họ đồng nhất vấn đề SKSS với việc sinh đẻ của các sản phụ và thậm chí còn cho rằng việc cung cấp kiến thức về  SKSS chẳng khác vạch đường cho hươu chạy.

Khái niệm SKSS có ý nghĩa xã hội và rất nhân bản vì nó giúp nâng cao những yêu cầu bảo vệ chức năng đặc thù của phụ nữ là mang thai, sinh đẻ và nuôi con. Chức năng đặc thù này xét về mặt đạo lý và giá trị được xem là chức năng xã hội vì nó quan tâm đến cả hai giới mặc dù hiện nay vấn đề ưu tiên trong SKSS là dành ưu tiên cho phụ nữ nhưng chính bản thân nam giới đôi khi cũng không được hưởng đầy đủ về SKSS như vấn đề vô sinh ở nam giới, rối loạn chức năng tình dục của nam giới,…. mà hiện nay ở nước ta ít có cơ sở y tế và thầy thuốc chuyên khoa chữa trị. Từ những nội dung trên, có thể nói rằng: “SKSS là bộ phận quan trọng và điển hình của đời sống giới tính, gắn bó mật thiết với những yếu tố khác của đời sống giới tính”. Theo các nội dung trên về SKSS, có thể được trình bày ở nhiều tài liệu khác nhau, theo những cách viết khác nhau nhưng tất cả đều phác họa những vấn đề cơ bản về SKSS. Vấn đề quan trọng theo chúng tôi là cần xác định đúng nội dung cần thực hiện đảm bảo phù hợp ở mức cao cho từng loại đối tượng, xem xét các vấn đề ưu tiên khi giới thiệu, giảng dạy, giáo dục, tư vấn, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng thanh thiếu niên trong đó có SV.

Giáo dục sức khỏe Vị thành niên (VTN) là một nội dung quan trọng đã được chính phủ chỉ đạo, đặc biệt phải tiếp tục tập trung xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên, nâng cao thể chất và tinh thần, kĩ năng sống, kiến thức về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên. Nội dung giáo dục SK cho VTN chủ yếu như sau: Kiến thức cơ bản tuổi vị thành niên, thanh niên (những thay đổi về thể chất, sinh lý, tâm lý); giới và giới tính; tình bạn, tình yêu, giáo dục về tình dục, tình dục an toàn; kiến thức phòng tránh các nguy cơ có thai ngoài ý muốn, giảm các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phòng tránh xâm hại tình dục…

Các nguy cơ trên có liên quan đến vấn đề tình dục. Giáo dục tình dục là một trong những vấn đề nhạy cảm, tuy nhiên lại hết sức cần thiết. Tình dục là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống, là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi. Tuy nhiên cần giáo dục cho mọi người biết cách thực hành tình dục an toàn và có trách nhiệm trong đó vai trò của nam nữ ngang nhau.

Tóm lại SKSS bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh liên quan đến SKTD. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người được hình thành, phát triển và tồn tại trong suốt cuộc đời. SKSS có tầm quan trọng đặc biệt với cả nam giới và nữ giới. Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tương tác giữa hai cá thể, bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng.

3. Nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản

Cơ Sở Lý Luận Về Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên là sự phối hợp các biện pháp kỹ thuật, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng SKSS, làm cho sự hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản được tốt hơn, khỏe mạnh hơn (bao hàm cả SKTD) chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh LTQĐTD, mục đích là làm cho cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc hơn. Mỗi khu vực, mỗi quốc gia lại có những vấn đề ưu tiên của riêng mình, nên các nước và các tổ chức tham gia vào việc thực hiện chương trình SKSS đã cụ thể hóa 10 nội dung như sau:

+       Làm mẹ an toàn.

+       Kế hoạch hóa gia đình.

+       Nạo hút thai.

+       Bệnh nhiễm khuẩn qua đường sinh sản.

+       Các bệnh LTQĐTD.

+       Giáo dục tình dục

+       Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục.

+       Vô sinh.

+       Sức khỏe vị thành niên.

+       Giáo dục truyền thông vì SKSS-KHHGĐ [30].

Theo Chuẩn quốc gia về Chăm sóc SKSS, Bộ Y tế đưa ra nội dung chủ yếu của SKSS ở Việt Nam gồm các vấn đề sau:

+       Chăm sóc phụ nữ khi mang thai

+       Chăm sóc bà mẹ và trẻ trong khi sinh và sau khi sinh

+       Kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai

+       Nạo hút thai an toàn và giảm tác hại của việc nạo hút thai

+       Phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản

+       Bệnh LTQĐTD

+       Nhiễm HIV/AIDS

+       Chăm sóc SKSS vị thành niên [18].

Trong các công trình nghiên cứu về SKSS, các tác giả cũng thường đề cập đến các nội dung cốt lõi của SKSS nêu trên như: thuật ngữ khái niệm SKSS, vấn đề giới và giới tính, tình bạn, tình yêu, hôn nhân, tình dục an toàn, mang thai, nạo phá thai, biện pháp tránh thai, bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.

Như vậy, với những nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên trước hết là một khái niệm rộng không chỉ giới hạn ở sức khỏe người mẹ mà là sức khỏe người phụ nữ nói chung, nhưng cũng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản của nam nữ và nhấn mạnh nhiều đến việc tự quyết định của phụ nữ với sinh đẻ, chú trọng vào việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ trong phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS và chăm sóc sức khỏe vị thành niên.

Luận Văn Tốt tin rắng qua bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên các bạn đã tìm ra được phương hướng làm bài cho mình. Nếu cần hỗ trợ hay tư vấn thêm về bài làm thì hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com nhé. Chúc các bạn thành công.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ