Mục lục
Bài mẫu Cơ Sở Lý Luận Về Chiến Lược Cho Sản Phẩm Trong Doanh Nghiệp dưới đây dành cho các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh và các ngành liên quan khác đang làm khóa luận tốt nghiệp, tài liệu này rất ít trên các nguồn internet, vì vậy chúng tôi gửi đến các bạn như một món quà động viên các bạn trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên nếu các bạn gặp khó khăn trong khi làm bài hoặc các bạn cần một bài khóa luận hoàn chỉnh được đánh giá cao thì các bạn hãy đến với dịch vụ viết khóa luận của luanvantot.com hoặc gọi Zalo : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.
1.Khái niệm chiến lược
Không sử dụng kiểu cước chú trong trích dẫn. Thống nhất một cách trích dẫn theo kế hoạch thầy đã gửi các bạn
Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong quân sự, có nghĩa là mưu lược chiến tranh (Evered, 1983). Trong kinh tế, khái niệm chiến lược kinh doanh đã trở nên phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ 20. Trong cuốn sách Strategic Management (Quản trị chiến lược), các tác giả Arthur. A. Thompson và A.J. Strickland đã cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp cần phải giải quyết là làm thế nào đạt được các kết quả đã đề dựa trên cơ sở tình thế và triển vọng của doanh nghiệp. Các mục tiêu là đích hướng tới, còn phương tiện để đạt được mục đích này chính là chiến lược”.
Tóm lại, chiến lược kinh doanh có bản chất là những hoạt động được vạch sẵn ra và hướng đến một mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Một Chiến Lược Cho Sản Phẩm Trong Doanh Nghiệp tập trung nguồn lực phát triển cho các hoạt động phục vụ mục tiêu chung, hạn chế lãng phí và rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.Khái niệm sản phẩm và Chiến Lược Cho Sản Phẩm Trong Doanh nghiệp
Philip Kotler (1964) định nghĩa về sản phẩm như sau: “Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt bằng, tổ chức và ý tưởng.” Nói cách khác, sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và thu lại lợi nhuận. Một sản phẩm được đặc trưng bởi các yếu tố bao bì, chất lượng, giá thành và uy tín của doanh nghiệp.
Kết hợp với định nghĩa về chiến lược ở mục 2.1, chiến lược sản phẩm là tập hợp các hoạt động, biện pháp để xây dựng và phát triển sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm được các doanh nghiệp sử dụng nhằm xác định hướng hoạt động chính xác nhất cho sản phẩm hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
3.Vai trò của chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò quan trong marketing nói riêng và trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung.
Thứ nhất, chiến lược cho sản phẩm là tầm nhìn quan trọng của sản phẩm và ước lượng sản phẩm sẽ đi được đến đâu. Theo McGrath (2000), chiến lược sản phẩm đảm bảo rằng doanh nghiệp và các sản phẩm của doanh nghiệp tham gia vào đúng thị trường từ quan điểm chiến lược. Khi chiến lược sản phẩm được phát triển, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định được hướng đi và phát triển của sản phẩm là cơ sở cho việc thực hiện lộ trình sản phẩm.
XEM THÊM : Cơ Sở Lý Thuyết Về Thương Hiệu Và Quảng Bá Sản Phẩm Mới
Thứ hai, chiến lược sản phẩm ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất và quy mô của các hoạt động kinh doanh. Bantel (1997) cho rằng các chiến lược sản cụ thể có hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu hiệu suất. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và thời kỳ cụ thể, doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản phẩm khác nhau dẫn tới quá trình sản xuất và kinh doanh cũng cần điều chỉnh theo chiến lược đó. Từ đó, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như doanh thu, chi phí sẽ thay đổi theo. Giá trị mà một công ty thu được từ việc bán sản phẩm của mình được xác định ở mức độ lớn của chiến lược được sử dụng để đưa sản phẩm ra thị trường (Chesbrough, 2003)
Thứ ba, lựa chọn Chiến Lược Cho Sản Phẩm Trong Doanh Nghiệp đúng đắn sẽ giúp thu hút khách hàng. Việc khách hàng chọn mua một sản phẩm liên quan đến nhiều yếu tố, trước hết là công dụng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của nguời dùng, sau đó là các yếu tố về giá cả và hình thức sản phẩm. Vì thế, việc xây dựng một chiến lược sản phẩm hợp lý sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm và ấn tượng tốt đẹp, nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Ngay từ khi doanh nghiệp có ý tưởng cho ra đời sản phẩm thì phải tính đến sức hấp dẫn đối với khách hàng cũng như tính cạnh tranh sau khi được tung ra thị trường. Chiến lược sản phẩm được coi là hệ quả của việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản lý phát triển sản phẩm mới (Mintzberg, Ahlstrand, và Lampel, 1998)
4.Phân loại chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm tiêu biểu thường được áp dụng làchiến lược tập hợp sản phẩm và chiến lược dòng sản phẩm
4.1.Chiến lược tập hợp sản phẩm
Tập hợp sản phẩm là tổng thể các nhóm chủng loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh (Kotler,1967). Tập hợp sản phẩm có các khía cạnh như sau:
Chiều rộng: thể hiện các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Một dòng sản phẩm bao gồm chuỗi sản phẩm có liên quan tới nhau về một hoặc một vài tiêu chí: chức năng, cấu trúc/đặc điểm, nhóm khách hàng mục tiêu.
Chiều dài: thể hiện tổng số sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiều sâu: thể hiện tổng số các mẫu biến thể (thay đổi một hoặc một vài yếu tố cấu thành nên sản phẩm như màu sắc, mùi vị, thể tích, khối lượng, kiểu dáng,) của từng sản phẩm trong cùng một dòng.
Tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: thể hiện mức độ liên quan giữa các sản phẩm về mặt công nghệ sản xuất, hệ thống phân phối, lĩnh vực kinh doanh,…
Từ các khía cạnh trên, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm, chiến lược kéo dài dòng sản phẩm, chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm hoặc tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm.
4.2.Chiến lược dòng sản phẩm
Theo Philip Kotler (1967): “Dòng sản phẩm là một nhóm các sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau, hoạt động theo cách giống nhau, được bán cho các nhóm khách hàng giống nhau, được tiếp thị thông qua cùng một loại cửa hàng hoặc nằm trong phạm vi giá nhất định”. Chiến lược dòng sản phẩm bao gồm:
Kéo dãn dòng sản phẩm: Thông qua lựa chọn thứ tự phân khúc thị trường hướng đến, phân khúc thị trường cao cấp rồi mới đến bình dân (dãn xuống), phân khúc thấp rồi mới cao lên (dãn lên) hoặc phát triển đồng đều về cả 2 hướng (dãn cả hai phía) (Kotler,1967).
Bổ sung hoặc hạn chế dòng sản phẩm: Bổ sung thêm mặt hàng mới vào dòng sản phẩm hiện có nhằm tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng hoặc loại bỏ các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường để dồn nguồn lực đầu tư cho các sản phẩm, dòng sản phẩm hiệu quả hơn (Kotler,1967).
Thay đổi dựa trên mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm: Từ tập hợp các mặt hàng hiện có trong dòng sản phẩm, thực hiện sửa đổi các thành phần, cấu trúc như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, kích thước, bao bì nhãn hiệu,… nhằm tăng sự thu hút, kích thích khách hàng mua và sử dụng nhiều hơn (Kotler,1967).
4.3.Tiến trình hoạch định chiến lược cho sản phẩm
Bài báo cáo sử dụng mô hình SWOT để xây dựng chiến lược cho sản phẩm. Mô hình SWOT được phát triển bởi Albert Humphrey vào những năm 1960 – 1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do Đại học Stanford của Mỹ thực hiện. Ban đầu mô hình phân tích này có tên gọi SOFT: Satisfactory – Thỏa mãn, Opportunity – Cơ hội, Fault – Điều xấu trong hiện tại và Threat – Nguy cơ . Tuy nhiên, đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick và Orr tại Zurich – Thuỵ Sĩ, Albert đã cùng các cộng sự của mình đổi F thành W (Weakness – Điểm yếu) và SWOT ra đời từ đó. SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng, 2 cột và chia làm 4 phần lần lượt tương ứng với 4 khía cạnh.
Bước 1: Liệt kê những điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng doanh nghiệp, dự án, sản phẩm. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh (Melissa & Kristina, 2016)
Bước 2: Liệt kê những điểm yếu
Điểm yếu là các yếu tố hoặc hạn chế bên trong có thể cản trở hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm giá trị của doanh nghiệp và đặt doanh nghiệp vào thế bất lợi khi cạnh tranh (Melissa & Kristina, 2016).
Bước 3: Xác định cơ hội
Cơ hội phát triển doanh nghiệp là những nhân tố tác động bên ngoài mang tính tích cực. Chúng là những yếu tố bên ngoài mà thông qua đó, công ty có thể khai thác lợi thế của mình (Melissa & Kristina, 2016).
Bước 4: Xác định mối đe dọa
Các mối đe dọa liên quan đến các yếu tố tiêu cực bên ngoài công ty, có thể cản trở hoặc trì hoãn các mục tiêu của doanh nghiệp (Emet, 2017). Doanh nghiệp cần có dự phòng rủi ro nhằm chuẩn bị cho các thách thức phát sinh trong quá trình triển khai, vận hành (Melissa & Kristina, 2016).
Bước 5: Phân tích SWOT
Doanh nghiệp dựa trên các yếu tố đã phân tích để đưa ra các chiến lược mở rộng của ma trận SWOT:
– Chiến lược S-O (Strength – Opportunity)
Là chiến lược kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội nhằm sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp đi khai thác các cơ hội sẵn có.
– Chiến lược W-O (Weakness – Opportunity)
W-O Là chiến lượng kết hợp giữa 2 yếu tố điểm yếu và cơ hội. Chiến lược này tập trung vào khắc phục các điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm đón đầu hoặc tận dụng các cơ hội sẵn có.
– Chiến lược S-T (Strength – Threat)
Chiến lược S-T là chiến lược sử dụng các điểm mạnh, nguồn lực sẵn có nhằm hạn chế các nguy cơ có thể xảy đến.
– Chiến lược W-T (Weakness – Threat)
Chiến lược W-T là chiến lược tìm kiếm các điểm yếu, từ đó khắc phục, hoặc đưa ra phương án dự phòng nhằm hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.
Cơ Sở Lý Luận Về Chiến Lược Cho Sản Phẩm Trong Doanh Nghiệp trên đây cũng là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn, để các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi làm bài. Nếu các bạn cần thêm nhiều đề tài và bài mẫu hay thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Zazlo : 0934573149 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ viết khóa luận, luận văn, báo cáo,…bạn nhé.!!!! Chúc các bạn thành công với bài khóa luận của mình.