Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh – Mẫu Hay

Đánh giá post

Xin chào các bạn sinh viên mến yêu của Luận Văn Tốt, sau một thời gian chia sẻ các bài báo cáo thực tập và khóa luận của tất cả các ngành, thì hôm nay Luận Văn Tốt lại quay trở về chia sẻ cho các bạn mẫu Cở sở lý luận về chiến lược kinh doanh, mong muốn được gửi tới các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh của chúng ta cũng như các ngành liên quan khác. Hy vọng mẫu cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh dưới đây sẽ không làm các bạn thất vọng.

Nếu các bất kỳ khó khăn gì, các bạn cứ việc liên hệ zalo của Dịch vụ viết thuê khóa luận tại Luận Văn Tốt, hoặc chỉ có thể là nhờ chúng mình tìm tài liệu giúp thì cũng có thể liên hệ nhé. Chúc các bạn một ngày an lành.?

………………………………………….

Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh - Mẫu Hay
Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh – Mẫu Hay

1. Khái niệm Chiến lược kinh doanh

1.1. Khái niệm

“Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó”
Chiến lược kinh doanh không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu đó mà đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ và các chiến lược chức năng khác. Chiến lược kinh doanh chỉ tạo ra những định hướng để hướng dẫn tư duy, hành động của các nhà quản trị.

“Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”
Theo Fred R David: Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học nhằm thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
Chiến lược kinh doanh thông thường được xác định dưới ba cấp độ
– Chiến lược cấp công ty : xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công ty, các hoạt động kinh doanh của công ty.

– Chiến lược cấp kinh doanh (SBU): được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể của thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu của công ty.
– Chiến lược cấp chức năng: xác định các giải pháp, kế hoạch cho từng lĩnh vực kinh doanh.

Một số khái niệm liên quan đến chiến lược kinh doanh:
+ Bản báo cáo nhiệm vụ (Mission statement): báo cáo về mục đích phục vụ dài hạn thể hiện sứ mệnh kinh doanh của công ty bằng những sản phẩm dịch vụ mà tổ chức sẽ cung cấp cho các đối tượng khách hàng, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Nó mô tả những giá trị và những vấn đề ưu tiên của tổ chức, xác định chiều hướng phát triển tổng quát của một tổ chức.

+ Mục tiêu dài hạn (Perspective objectives): là những thành quả xác định của từng thời kỳ chiến lược mà một tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi những nhiệm vụ chính của mình. Mục tiêu dài hạn thường có thời hạn năm đến mười năm, phải mang tính thách thức và đo lường được. Mục tiêu được xác định cho cả tổ chức và cho từng bộ phận của tổ chức. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược.
+ Mục tiêu hàng năm (Annual objectives): là những cái mốc mà tổ chức phải đạt được để vươn tới các mục tiêu dài hạn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chiến lược.

+ Các cơ hội (O – Opportunities) và nguy cơ (hay thách thức, T – Threats): đây là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, ngoài tầm kiểm soát của tổ chức và có thể làm lợi hay gây hại đến tổ chức. Trong quản trị chiến lược kinh doanh, cần hình thành các chiến lược kinh doanh để tận dụng hết các cơ hội và tránh hay giảm các nguy cơ.

+ Các điểm mạnh (S- Strengths) và điểm yếu (W- Weakness): là những yếu tố nội bộ của tổ chức, trong phạm vi kiểm soát của tổ chức. Những điểm mạnh hay điểm yếu được xác định trong mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh.
+ Các chính sách (Policies): chính sách cũng là những phương tiện quan trọng để đạt được các mục tiêu đề ra nhưng với phạm vi hẹp hơn, mang tính chức năng và tính linh hoạt hơn là chiến lược kinh doanh.

1.2. Các chiến lược kinh doanh trong thực tiễn :

Trên thực tế, chúng ta thường gặp các loại chiến lược phổ biến sau :

Chiến lược tăng trưởng tập trung
Nhóm chiến lược này chủ yếu nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm hiện có trên cơ sở tăng cường hoạt động marketing hoặc thay đổi chiến lược thị trường hiện có mà không thay đổi sản phẩm nào. Loại này có ba chiến lược chính :
– Chiến lược thâm nhập thị trường: tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại và các dịch vụ trong các thị trường hiện có qua những nỗ lực tiếp thị nhiều hơn.
– Chiến lược phát triển thị trường: đưa các sản phẩm hiện có vào các khu vực thị trường mới.
– Chiến lược phát triển sản phẩm: tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sửa
đổi các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có theo chiều sâu.

Chiến lược phát triển hội nhập
Nhóm chiến lược này nhắm tới mục tiêu kiểm soát các nhà phân phối, nhà cung cấp, hoặc các đối thủ cạnh tranh.
– Hội nhập về phía trước: nhằm tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc bán lẻ hàng hoá của doanh nghiệp.
– Hội nhập về phía sau: tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với nhà cung cấp của doanh nghiệp.
– Hội nhập theo chiều ngang: tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chiến lược đa dạng hoá
Nhóm chiến lược này thường được sử dụng trong công ty đa ngành, nó chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược cấp công ty. Nhóm chiến lược này tương đối uyển chuyển và linh hoạt, tuy nhiên đòi hỏi những cơ sở hạ tầng về vật chất, tài chính và khả năng quản trị. Nhóm chiến lược này bao gồm :
– Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm: nhằm thêm vào các sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau (nhóm hàng hoá thay thế hoặc bổ sung).
– Chiến lược đa dạng hoá hàng ngang: thêm vào những sản phẩm, dịch vụ mới (không có liên quan đến sản phẩm hiện tại) nhắm vào khách hàng hiện có.
– Chiến lược đa dạng hoá tổng hợp: thêm vào những sản phẩm, dịch vụ mới không có gì liên hệ với nhau (nhóm hàng hoá độc lập).

Chiến lược suy giảm
Nhóm chiến lược này được sử dụng khi công ty cần chỉnh đốn sau những ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hay cần phải củng cố tránh sự suy thoái toàn diện của công ty bao gồm các chiến lược sau:
– Thu hẹp hoạt động : củng cố lại tổ chức thông qua cắt giảm chi phí và tài sản để tập trung nguồn lực vào một hoặc một số ngành.
– Cắt bỏ hoạt động: bán đi một bộ phận của công ty nhưng vẫn bảo đảm công ty hoạt động được.
– Thanh lý : bán tất cả tài sản của công ty từng phần một với giá trị thực của nó.

2. Vai trò của hoạt động đó đối với doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường, việc tự do kinh doanh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều. Trong bối cảnh như vậy chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định tới sự thành bại của Doanh nghiệp, nó giúp cho nhà quản trị luôn luôn chủ động trước những thay đổi của môi trường sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên, nhân tài, vật lực của mình từ đó đưa đến lợi nhuận cao trên con đường kinh doanh.

Hoạch định chiến lược kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là một phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển.

Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay nếu chỉ dựa vào những ưu thế trước đây mà không thích ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường thì khó có thể đứng vững và giành thắng lợi được. Thực tế hiện nay vẫn còn không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện việc hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình một cách nghiêm túc và khoa học.

3. Nội dung hoạt động

3.1. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh

Phân tích, xây dựng chiến lược kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh khả thi là nhằm xác định các tiến trình hoạt động có thể lựa chọn, qua đó công ty có thể hoàn thành sứ mạng và mục tiêu đề ra.
Xây dựng chiến lược kinh doanh chỉ là bước đầu trong quá trong quá trình quản trị chiến lược. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh có nội dung rộng hơn khái niệm xây dựng chiến lược kinh doanh và bao gồm:
 Xây dựng chiến lược kinh doanh.
 Thực hiện chiến lược kinh doanh.
 Đánh giá chiến lược kinh doanh

Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung việc hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng nên sẽ không đi chi tiết vào các vấn đề lý luận của giai đoạn thực hiện và đánh giá chiến lược kinh doanh.
Để đi đến một chiến lược kinh doanh, thông thường phải phân tích qua 4 bước như sau:
– Bước 1: Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh;
– Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài;
– Bước 3: Phân tích tình hình nội bộ;
– Bước 4: Phân tích và lựa chọn chiến lược.

Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh - Mẫu Hay
Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh – Mẫu Hay

Trong quá trình tìm kiếm tài liệu để hoàn thiện bài báo cáo thực tập của mình, nếu có bất kỳ khó khăn gì, thì xin đừng chịu đựng một mình, các bạn đã quá áp lực rồi, việc học 4 năm qua, cộng với công việc làm thêm, chắc hẵn khiến bạn không có thời gian và bị stress rất nhiều. Luận Văn Tốt ra đời với trách nhiệm cao cả là hỗ trợ các bạn sinh viên đang gặp tình trạng mà mình đã nói, DỊCH VỤ THUÊ VIẾT KHÓA LUẬN, sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trên chặng đường sinh viên còn lại của các bạn. ?

Xác định nhiệm vụ kinh doanh
Sứ mạng (nhiệm vụ) là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Nó phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Sứ mạng chứa đựng tổng quát thành tích mong ước tuyên bố với bên ngoài công ty như là một hình ảnh công khai mà doanh nghiệp mong ước. Những tuyên bố như vậy cũng có thể được xem là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Peter Drucker cho rằng việc đặt câu hỏi “Công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” đồng nghĩa với cấu hỏi “Sứ mạng (nhiệm vụ) của chúng ta là gì?” Bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh là một bản tuyên bố về “lý do tồn tại” của một doanh nghiệp. Nó trả lời câu hỏi trung tâm: công việc kinh doanh của tổ chức là gì ? bản báo cáo nhiệm vụ là cơ sở quan trọng để thiết lập mục tiêu kinh doanh và quản trị các chiến lược phù hợp.

Phân tích các yếu tố bên ngoài
Tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài. Các nhà quản trị chiến lược của các doanh nghiệp thường chọn 5 yếu tố sau của môi trường vĩ mô để nghiên cứu: (1) Các yếu tố kinh tế; (2) Các yếu tố chính phủ và chính trị; (3) Các yếu tố xã hội; (4) Các yếu tố tự nhiên; và (5) Yếu tố công nghệ.
Phân tích các yếu tố bên ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ: đâu là cơ hội (O) mà doanh nghiệp có thể tận dụng và đâu là nguy cơ hay thách thức (T) mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Nhận diện và đánh giá các cơ hội và những nguy cơ từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng được nhiệm vụ kinh doanh rõ ràng, xác định mục tiêu dài hạn khả thi, thiết kế được chiến lược phù hợp và đề ra các chính sách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm.
Việc phân tích các yếu tố bên ngoài mang nhiều màu sắc tính chất định tính, trực giác, khó hình dung. Trong quản trị chiến lược, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai công cụ cho phép doanh nghiệp chấm điểm và định lượng hoá các ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp. Đó là Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Phân tích tình hình nội bộ (ma trận IFE)
Tình hình nội bộ của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các bộ phận kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, thường bao gồm 6 bộ phận chủ yếu sau:
(1) Nguồn nhân lực; (2) Nghiên cứu và phát triển; (3) Sản xuất; (4) Tài chính kế toán; (5) Marketing; (6) Nề nếp tổ chức chung…
Việc phân tích nội bộ doanh nghiệp sẽ cho phép nhận diện những điểm mạnh
(S) và điểm yếu (W) của doanh nghiệp. Từ đó, các chiến lược kinh doanh được lựa chọn cần phát huy tối đa các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của doanh nghiệp.
Cũng tương tự như trong kỹ thuật phân tích các yếu tố bên ngoài, nhằm định lượng hoá các phân tích nội bộ doanh nghiệp, người ta dùng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).

Phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Việc phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh là đề ra các chiến lược kinh doanh có khả năng thay thế và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của mình.
Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh gồm 3 giai đoạn: nhập vào, kết hợp và quyết định. Trong đó, các công cụ để thực hiện như: Ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE, ma trận chiến lược chính và ma trận QSPM sẽ được trình bày phần tiếp theo sau đây.

…………………………………………

Không biết mẫu Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh phía trên đây có làm các bạn sinh viên thất vọng không nhỉ? Nếu như vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu tìm tòi tài liệu của các bạn thì hãy nhắn tin qua zalo của Luận Văn Tốt để chúng mình gửi thêm cho nhiều bài free nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ