?? Ngay bây giờ các bạn hãy tải miễn phí Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Số Lĩnh Vực Logistics để làm tư liệu cho bài khóa luận về Chuyển Đổi Số Lĩnh Vực Logistics của mình, bởi vì nội dung bài viết dưới sẽ giúp được cho các bạn sinh viên, học viên các khối ngành kinh tế, ngành vận tải, thương mại, qua bài viết các bạn sẽ hiểu thêm tổng quan về chuyển đổi số, thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng trong chuyển đổi số lĩnh vực logistics Vậy ngay bây giờ mời bạn cùng Luận Văn Tốt tham khảo bài viết nhé
Trong quá trình làm bài nếu các bạn gặp khó khăn hay cần tư vấn, hỗ trợ về bài làm thì các bạn hãy liên hệ với Luận Văn Tốt qua Zalo/tele : 0934573149 hoặc tham khảo dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của luanvantot.com bạn nhé.
1. Tổng quan về chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics
Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả (chi phí) và hiệu lực các dòng xuôi ngược và tích trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (The Council of Supply Chain Management Professionals)
Logistics bao gồm các hoạt động như quản lý vận tải đầu vào và đầu ra, quản lý phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hóa, giao nhận vật tư, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản lý dự trữ, lập kế hoạch cung/cầu và quản lý các 3PL, tạo nguồn và mua sắm, lập kế hoạch và tiến độ sản xuất, bao gói và lắp ráp, và dịch vụ khách hàng.
5 giai đoạn phát triển từ thấp tới cao của hoạt động logistics trong một doanh nghiệp như sau:
Giai đoạn 1, logistics tách biệt trong từng bộ phận của doanh nghiệp – tính cộng hưởng rất thấp (phân tán ở nhiều bộ phận). Giai đoạn 2, logistics phát triển theo hướng tạo ra sự nhất quán cao hơn trong toàn doanh nghiệp để phục vụ các bộ phận kinh doanh cấu thành hướng tới mục tiêu hiệu quả nội bộ (chức năng). Giai đoạn 3, logistics liên kết với các chức năng khác theo mô hình kinh điển là “plan, make, source, deliver”. Giai đoạn 4,logistics định hướng bắt đầu từ lập kế hoạch và các quy trình xử lý đơn hàng và thực hiện ngược xuống các bước trước đó (Quy trình). Giai đoạn 5, logistics áp dụng định hướng mạng giá trị và cố gắng để giúp các nhà cung cấp và các khách hàng tạo ra giá trị.
Động lực thúc đẩy logistics trong doanh nghiệp thay đổi nhanh chóng là toàn cầu hóa và yêu cầu từ phía khách hàng cũng như nhà đầu tư. Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy thương mại liên quan tới chỗi cung ứng quốc tế, phức tạp hơn về mặt địa lý. Toàn cầu hóa còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đầu tư vào một quốc gia khác để phân bổ mạng lưới sản xuất toàn cầu theo hướng có lợi nhất bằng vốn đầu tư trực tiếp FDI hoặc mua bán, sáp nhập – một xu hướng rất phổ biến gần đây. Vấn đề cắt giảm chi phí và đảm bảo lợi nhuận vẫn luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát cao, bất định trong tương lai còn nhiều và nhu cầu của khách hàng ngày một cao hơn về chất lượng và thời gian cũng như mức giá sẽ là một động lực để hoạt động logistics buộc phải trở nên hiệu quả hơn. Sự phát triển của công nghệ thông tin và lĩnh vực vận tải đa phương thức cũng là một lực đẩy, tạo điều kiện áp dụng các mô hình mới, tiến bộ mới nhằm cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng.
Trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp không ít các bạn sinh viên gặp khó khăn và bế tắc về bài làm của mình nên mời các bạn xem qua : Dịch Vụ Viết Thuê Chuyên Đề Tốt Nghiệp, khóa luận tốt nghiệp
Logistics trong doanh nghiệp liên quan tới các hoạt động vận hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như xử lý đơn hàng, phân phối, vận chuyển giao hàng, quản lý kho hàng, mua sắm, vận chuyển nhập hàng, lên lịch trình và lập kế hoạch sản xuất, quản lý dự trữ, các hệ thống thông tin (kế hoạch yêu cầu vật tư, kế hoạch yêu cầu phân phối), nhận đơn hàng và dự báo nhu cầu (order-taking and forecasting demand). Logistics trong doanh nghiệp còn xử lý các nghiệp vụ cung ứng cho sản xuất như vận chuyển và giao nguyên liệu (transport and materials handling), di chuyển nguyên liệu/bán thành phẩm giữa các quá trình sản xuất. Hoạt động vận tải là một mắt xích quan trọng trong logistics, doanh nghiệp còn cần tích hợp các luồng vận tải khác nhau để tối ưu hóa hoạt động vận tải.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233) quy định: dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho – lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Giao nhận vận tải được định nghĩa forwarder được coi là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng hóa của chủ hàng hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó chuyển giao qua đối tượng vận tải (hãng tàu hay hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích. Tỷ trọng hàng hóa vận chuyển được kiểm soát bởi các freight forwarders: 50% vận tải container, 95% vận tải hàng không (WTO 2010). Trong ngành giao nhận vận tải,95% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới chiếm khoảng 40% doanh số lĩnh vực này và được coi là trung gian không thể thiếu.
Khái niệm chuyển đổi số bắt đầu được đưa ra và nhắc đến vào khoảng năm 2015 và được quan tâm nhiều từ năm 2017 trên thế giới. Ở Việt Nam, chuyển đổi số dần nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý khoảng năm 2018 và đến ngày 3 tháng 6 năm 2020, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Khái niệm chuyển đổi số có nội hàm tương đối rộng, xuất hiện ở nhiều lĩnh vực từ kinh tế-xã hội tới an ninh quốc phòng. Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân hay tổ chức về phương thức hoạt động dựa trên các tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, đặc biệt là công nghệ số. Chuyển đổi số được coi là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa – số hóa dữ liệu, số hóa quy trình nghiệp vụ. Sở dĩ nhận định như vậy là bởi, tin học hóa chỉ số hóa mà không làm thay đổi quy trình hoạt động đã có của tổ chức còn chuyển đổi số là số hóa toàn bộ tổ chức, là thay đổi quy trình mới, biến đổi mô hình tổ chức, tạo ra dịch vụ mới.
Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ số được hiểu theo nghĩa hẹp là bước phát triển cao của công nghệ thông tin, các tiến bộ khoa học cho phép thu thập và xử lý dữ liệu nhanh hơn, truyền tải dữ liệu dung lượng lớn với chi phí rẻ hơn. Còn theo nghĩa rộng, công nghệ số là một nhóm công nghệ trụ cột của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bốn công nghệ số nổi bật đi đầu xu hướng trong làn sóng chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây.
Theo Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2021 của Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời tạo ra các giá trị mới.
XEM THÊM : Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Quản Trị Kinh Doanh Logistics
Nguồn: Ernest and Young
ERP (Enterprise Resource Planning) hay hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng từ lâu nhằm quản lý chặt chẽ nhiều mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh và lên kế hoạch, chiến lược để sử dụng tối ưu nguồn lực doanh nghiệp trong tương lai. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chưa triển khai ERP nên khi tiến hành chuyển đổi số bao gồm cả công tác tin học hóa quy trình bằng ERP.
Nền kinh tế hoàn thành chuyển đổi số ở mức cao có thể coi là một nền kinh tế số. Kinh tế số là các hoạt động kinh tế sử dụng thông tin số, tri thức số, công nghệ số làm yếu tố sản xuất cốt lõi và hoạt động của các cá nhân và tổ chức chủ yếu diễn ra trên không gian mạng internet, mạng công nghệ thông tin. Kinh tế số được hợp thành từ 3 phần là kinh tế số ICT, kinh tế số Internet/nền tảng và kinh tế số ngành/lĩnh vực. Kinh tế số ngành/lĩnh vực là các hoạt động kinh tế áp dụng các công nghệ số, nền tảng số vào các ngành, lĩnh vực truyền thống nhằm tăng năng suất và tạo giá trị mới.
- Chuyển đổi số góp phần làm doanh nghiệp mở rộng mô hình kinh doanh và tạo ra các giá trị mới cho sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mới thị trường.
Cụ thể, nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể mở rộng kênh tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp không những có thể bán dịch vụ bằng kênh truyền thống như gọi điện, email, nhắn tin, gặp mặt trực tiếp mà còn có thể thông qua các nền tảng số để tiếp cận tập khách hàng rộng lớn.
Thêm nữa, chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các ứng dụng công nghệ số giúp quản lý hiệu quả dữ liệu khách hàng, thu thập thông tin về hành vi khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng và tương tác giải quyết các yêu cầu của khách hàng kịp thời từ đó nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Các công nghệ như IoT, Telemetrics tích hợp vào hệ thống có thể giúp khách hàng quản trị việc khai thác dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng. Các nền tảng trực tuyến kết nối chủ hàng với doanh nghiệp vận tải không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ của mình để cải thiện những điểm chưa tốt mà còn tiếp nhận và phân tích phản hồi của khách hàng từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị, sử dụng tối ưu tài nguyên và hỗ trợ người điều hành đưa ra quyết định quan trọng.
Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ số không còn chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ hoạt động kinh doanh mà công nghệ số được tích hợp vào hệ thống quản trị của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số giúp giảm chi phí bằng cách loại bỏ lãng phí và tăng hiệu suất vận hành của doanh nghiệp, dễ thấy nhất là chi phí nhân sự. Công nghệ 4G/5G tăng năng suất làm việc của con người lên nhiều lần và giải phóng vấn đề không gian và thời gian với hình thức làm việc từ xa bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Doanh nghiệp tự động hóa quy trình thông qua ứng dụng công nghệ số cũng giúp giảm thiểu nhân công và giảm bớt lãng phí trong quá trình vận hành. Đặc biệt các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, các hệ thống GPS, hệ thống theo dõi hành trình… giúp gợi ý định mức và giám sát hoạt động vận tải của doanh nghiệp chính xác và kịp thời, giảm đáng kể rủi ro sai sót đến từ con người.
Chuyển đổi số có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó tăng lợi thế cạnh tranh về chi phí và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Thêm vào đó, công nghệ số hỗ trợ doanh nghiệp có quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời trong thời gian ngắn.
2. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam ước tính tăng 20%/năm giai đoạn 2016-2020, thị trường thương mại điện tử tăng trưởng 35%/năm. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam đang thúc đẩy ngành dịch vụ vận tải hàng hóa cải thiện dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Thị trường Logistics Việt nam có khoảng 3000 doanh nghiệp trong nước và 30 doanh nghiệp xuyên quốc gia tham gia kinh doanh. Trong đó các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì tới gần 90% là doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dịch vụ vận tải hàng hóa ở phân khúc hàng hóa đại trà, vận tải giản đơn vốn dễ gia nhập đối với SMEs. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm đảo lộn nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội của người dân, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị phân mảnh và việc cung ứng dịch vụ vận tải hành khách cũng như vận tải hàng hóa bị ảnh hưởng lớn. Bối cảnh đó đặt ra nhu cầu đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động vận tải hàng hóa của doanh nghiệp để vừa khắc phục được khó khăn của đợt dịch bệnh, vừa tận dụng tiến bộ công nghệ số để phát triển hoạt động kinh doanh.
Theo số liệu của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics VLA, các doanh nghiệp logistics Việt nam hiện đang cung cấp khoảng 17 dịch vụ logistics khác nhau, chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. Một khảo sát được tiến hành năm 2018 của VLA chỉ ra mức độ ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp logistics Việt Nam còn thấp, khoảng 40% ứng dụng đang được các doanh nghiệp sử dụng là các ứng dụng cơ bản như hệ thống quản lý kho bãi, quản lý vận tải, trao đổi dữ liệu và khai báo hải quan… Theo đánh giá chung, đa số doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ chuyển đổi thông tin sang dạng dữ liệu điện tử tức là mới số hóa, chưa có sự kết nối và khả năng phân tích thông tin. Các phần mềm chuẩn hóa mang tầm quốc tế chưa được ứng dụng vào thực tế hoạt động Logistics ở Việt Nam.
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2020 đã xác định giao thông vận tải và logistics là một trong tám lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Giao thông vận tải được xem là xương sống của nền nền kinh tế, tham gia vào từ hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ. Thế nhưng chuyển đổi số trong giao thông vận tải nói chung và vận tải đường bộ nói riêng đang ở bước đầu, mới chỉ dừng lại ở số hóa dữ liệu và tin học hóa quy trình.
Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thâm nhập thị trường nước ngoài để mở rộng thị phần XNK là động lực thúc đẩy thị trường dịch vụ logistics phát triển trong thời gian qua. Đa phần các doanh nghiệp vận tải là các doanh nghiệp đi đầu trong triển khai chuyển đổi số. Vấn đề lớn nhất trong hoạt động của ngành Logistics Việt Nam là chi phí logistics còn cao so với trung bình của thế giới. VLA ước tính tại Việt Nam, chi phí vận tải chiếm khoảng 3 phần 5 chi phí logistics. Trong đó, chi phí nhiên liệu chiếm từ 30-35% chi phí vận tải. Chính vì vậy, chuyển đổi số trở thành một giải pháp hứa hẹn giúp doanh nghiệp vận tải cải thiện hiệu quả hoạt động và cắt giảm chi phí kinh doanh nhằm kéo giảm chi phí logistics của nền kinh tế.
Hầu hết các doanh nghiệp triển khai quá trình chuyển đổi số theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là số hóa. Tài liệu của doanh nghiệp được số hóa thành dữ liệu điện tử và sau đó được lưu trữ trên mạng kỹ thuật số. Số hóa giúp doanh nghiệp nhập liệu và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, giảm chi phí lưu trữ và hạn chế mất thông tin. Giai đoạn số hóa là cơ sở cho doanh nghiệp triển khai giai đoạn tiếp theo – chuyển đổi số. Doanh nghiệp tiến tới số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ một cách đồng bộ và thống nhất, liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận phòng ban. Từ hai giai đoạn trên, quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp có thể được chia thành 5 bước cơ bản.
Nguồn: PrajithKhan, UNOSQUARE 2020
Chuyển đổi số đã và đang thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp xử lý đơn hàng vận tải và quản lý phương tiện, quản lý tài xế, kiểm soát quá trình vận chuyển. Blockchain và các công nghệ mới đang được ứng dụng vào lĩnh vực vận tải từ nhiều đối tượng khác nhau trong nỗ lực tạo ra các giải pháp chuyển đổi số tiêu chuẩn. Các giải pháp công nghệ thông tin được tích hợp vào nhiều khâu trong hoạt động vận tải ở các khu vực lớn của thị trường đang thay đổi cách doanh nghiệp đào tạo và quản lý lực lượng lao động. Từ chuyển đổi số, các dịch vụ bổ sung dần xuất hiện, từ theo dõi đơn hàng tới quản lý chứng từ và thủ tục hải quan. Nhu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin ổn định, tốc độ cao, cho phép xử lý dữ liệu theo thời gian thực đang trở nên cấp thiết.
Theo thống kê thực hiện năm 2018 của Sở Công Thương Hà Nội, có khoảng 25,000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics trên địa bàn Hà Nội với quy mô và loại hình vận tải khác nhau, trong đó 5,445 doanh nghiệp đang hoạt động chính thức. Không kể đến những doanh nghiệp được thành lập từ sớm và gây dựng được chỗ đứng trong ngành như Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel Viettel Post, Công ty TNHH Bưu điện Việt Nam VNPost, Công ty CP Thương mại dịch vụ Logistics Đông Dương… thì các doanh nghiệp mới thành lập nhưng đã có nhiều thành tựu và gây dựng được tên tuổi có thể kể đến Công ty CP Giao hàng tiết kiệm, Công ty CP Giao hàng nhanh, Công ty TNHH Nhất Tín Logistics,… Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường trong nước bằng hình thức vận tải kết hợp đa phương thức nhằm tích hợp ưu thế của từng phương thức vận tải. Các nhà thầu cung cấp dịch vụ vận chuyển , dịch vụ kho bãi, dịch vụ hải quan cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự phát triển của kinh tế số cùng sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử, các doanh nghiệp vận tải đã cố gắng cải thiện năng lực và ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh. Dịch Covid-19 bùng phát làm đảo lộn nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội và tạo áp lực cho các doanh nghiệp vận tải, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp này.
XEM THÊM : Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển
Nguồn: Tạp chí Công thương, 2021
Hầu hết các doanh nghiệp vận tải đã bắt đầu ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kiểm soát lô hàng, quản lý nhà thầu, quản lý phương tiện và tài xế… Việc sử dụng công cụ dữ liệu lớn để lựa chọn nhà thầu, phương tiện vận sao sao cho tối thiểu chi phí trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu giao hàng đang là một xu hướng. Công nghệ Internet vạn vật (IoT) cũng được sử dụng để theo dõi giám sát hoạt động của tài xế và phương tiện vận tải, theo dõi điều kiện nhiệt độ của xe lạnh, container lạnh. Các doanh nghiệp ứng dụng IoT vào quy trình vận hành cho biết việc quản lý doanh nghiệp trở nên tối ưu và đơn giản.
Trong bối cảnh xu hướng giao dịch không tiếp xúc lên ngôi, các doanh nghiệp kinh doanh nền tảng gọi xe như Be, Grab, GoViet… đang dẫn đầu cuộc chơi chuyển đổi số nhờ xuất thân công ty công nghệ. Các công ty này từ dịch vụ gọi xe chở khách đã lần lượt cho ra mắt dịch vụ giao hàng nhanh, giao hàng không tiếp xúc, dịch vụ đi chợ hộ, dịch vụ đặt đồ ăn,… với tầm nhìn trở thành siêu ứng dụng phục vụ người tiêu dùng từ A tới Z nhằm mở rộng thị phần và lấn sân sang các thị trường tiềm năng.
Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa truyền thống không hề đi sau trong chuyển đổi số mà đã chủ động tham gia xu hướng này. Công ty Vận tải Bắc Sơn Hải Vân đã cho phép khách hàng đặt vé, đặt giao qua App, website và có thêm hỗ trợ thanh toán online, chuyển phát hàng hóa tận cửa, … Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, khách hàng chỉ khoảng nửa phút để đặt chỗ trên xe, đặt giao nhận hàng mà không phải tới bến xe hay phòng vé mà vẫn nắm được đầy đủ thông tin về lái xe, phương tiện, địa điểm, cước phí. Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng hiện nay đã đưa vào vận hành hệ thống bán vé qua mạng. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động vận tải nhằm để quản lý hiệu quả lái xe và phương tiện, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh với khách hàng.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng, trong đó vận tải đường bộ giảm khoảng 80% doanh thu trong năm 2021. Đáng chú ý, khoảng ¾ doanh nghiệp vận tải có quy mô nhỏ và vừa, sở hữu từ một đến vài xe và chủ xe còn kiêm luôn tài xế. Doanh thu giảm khiến nhiều doanh nghiệp thanh lý giải thể hay tạm ngừng hoạt động , chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp vận tải có nguồn lực để tồn tại và triển khai chuyển đổi số để thích ứng với bình thường mới. Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xác đinh các nhóm nhu cầu của doanh nghiệp khi triển khai chuyển đổi số.
Hình 3.1. Nhu cầu chuyển đổi số theo các nghiệp vụ của doanh nghiệp
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Theo đó nhu cầu chuyển đổi số hoạt động quản trị và tự động hóa quy trình có tỷ lệ cao nhất. Đây cũng là những nghiệp vụ nội bộ mà doanh nghiệp có được sự chủ động nhất định khi chuyển đổi số. Tự động hóa quy trình và áp dụng công nghệ vào hoạt động quản trị trước hết sẽ cắt giảm chi phí vận hành, đơn giản hóa quy trình và hạn chế sai sót khi thực hiện.
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bô Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Khi đánh giá nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp theo quy mô nhân sự, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ lệ phân hóa dễ thấy nhất khi nhu cầu chuyển đổi số quản trị và tự động hóa quy trình lần lượt đạt 46.7% và 68.8% còn nhu cầu chuyển đổi số Môi trường làm việc đạt 75% ở doanh nghiệp vừa trong khi đó nhu cầu chuyển đổi số toàn diện, tích hợp hệ thống đạt 50% ở doanh nghiệp nhỏ. Bức tranh không mấy rõ ràng ở doanh nghiệp siêu nhỏ và lớn. Điều này cũng là bởi doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không đạt được kết quả tương xứng với chi phí chuyển đổi số, trong doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế nên họ sẽ xác định nhu cầu cấp thiết nhất để chuyển đổi số với tổ chức nhằm tránh phân tán nguồn lực. Doanh nghiệp quy mô lớn không phải đối mặt với bài toán chi phí nhưng chính bộ máy cồng kềnh với nhiều phòng ban, nhiều quy trình nghiệp vụ chồng chéo đang là lực cản lớn khi chuyển đổi số.
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bô Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Nhu cầu giải pháp công nghệ làm việc nội bộ và tiếp thị trực tuyến chiếm tỷ lệ rất cao đối với doanh nghiệp mới bắt đầu chuyển đổi số.
Hình 3.3. Nhu cầu giải pháp công nghệ với doanh nghiệp chuyển đổi số để tăng tốc
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bô Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Còn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có kế hoạch tăng tốc phát triển trong thời gian tới lại có nhu cầu với các giải pháp công nghệ chuyên sâu như Database & Security, ERP, CRM, BI, Big Data, Data warehouse…
Hình 3.4. Nhu cầu giải pháp công nghệ với doanh nghiệp định hướng xuất khẩu
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bô Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu hàng hóa có nhu cầu tham gia các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới và nhu cầu giải pháp vận chuyển, kho bãi, thanh toán xuyên biên giới. Mỗi doanh nghiệp với loại hình hoạt động và định hướng khác nhau sẽ có nhu cầu chuyển đổi số hoàn toàn không giống nhau.
Chương trình chuyển đổi số ngành giao thông vận tải được kỳ vọng tạo chuyển biến mạnh mẽ và đột phá để thực hiện mục tiêu của ngành: phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, tiên tiến, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ nhu cầu vận tải toàn diện. Lĩnh vực giao thông vận tải đang chú trọng tới ứng dụng công nghệ số cho toàn bộ hoạt động quản lý vận tải thông qua hệ thống đô thị thông minh ITS. Dự án nghiên cứu ứng dụng Robotics và AGV – Công nghệ robot/AI trong kho hàng với nhiều loại Robot: loại tự động cất trữ và lấy hàng ASRS, xe robot lấy hàng (robotic forklift trucks), hay butler (part-to-picker). Dự án nhân rộng và chuyển giao giải pháp eDO (Lệnh giao hàng điện tử) và eBL (Vận đơn điện tử) cho loại hình vận chuyển LCL bằng đường biển và đường hàng không với công nghệ blockchain.
Bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Số Lĩnh Vực Logistics có nội dung rất hữu ích cho các bạn khi làm bài tốt nghiệp với chủ đề liên quan, mời các bạn xem hết phần còn lại
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics
Khi tiến hành chuyển đổi số, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn e ngại và không mấy mặn mà vì cho rằng chuyển đổi số tốn kém và khó triển khai. Muốn tiến hành chuyển đổi số có kết quả thì trước tiên người quản lý cần đổi đổi mới tư duy và nhận thức. SMEs hoàn toàn có thể chuyển đổi số đạt kết quả với chi phí chấp nhận được nếu có định hướng phù hợp và tận dụng các nền tảng số.
Theo nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDC) công bố, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức độ chuyển đổi số cao hưởng gấp đôi lợi ích về doanh thu và năng suất so với các doanh nghiệp còn thờ ơ với chuyển đổi số. Theo các doanh nghiệp, trở ngại lớn nhất mà họ phải đối mặt khi chuyển đổi số là chưa có tầm nhìn và tư duy, theo sau là những thách thức trong văn hóa công ty, thiếu các công nghệ thiết yếu và thiếu hiểu biết về khách hàng và dữ liệu.
Nguồn: Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), 2020
Hình 2.3. Mục tiêu của các SMEs khi tiến hành chuyển đổi số
Nghiên cứu cũng chia mức độ sẵn sàng các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, doanh nghiệp không nỗ lực chuyển đổi mà phản ứng thụ động với thị trường. Giai đoạn 2, doanh nghiệp có những nỗ lực chuyển đổi nhưng còn rời rạc, nhỏ lẻ. Giai đoạn 3, doanh nghiệp có chiến lược ứng dụng công nghệ số và chủ động với thị trường. Giai đoạn 4, doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi số tích hợp và tập trung đổi mới liên tục. Theo nghiên cứu chỉ ra, 16% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn 3-4, hơn 50% đang ở giai đoạn 2.
Theo thống kê của FPT, khoảng 70% doanh nghiệp Việt Nam tiến hành chuyển đối số không thành công. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành khảo sát và tổng kết được 9 rào cản mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi số.
- Rào cản về chi phí đầu tư
- Khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh
- Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số
- Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số
- Thiếu thông tin về công nghệ số
- Khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số
- Ban Lãnh đạo, quản lý thiếu cam kết, thiếu hiểu biết
- Người lao động thiếu hiểu biết, thiếu cam kết
- Sợ rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp và thông tin cá nhân
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đối số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định một số thách thức của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
- Hạn chế về nguồn tài chính triển khai
Các dự án chuyển đổi số tốn nhiều chi phí đầu tư vào công nghệ số và các chi phí phát sinh kèm theo như chi phí thay đổi quy trình, chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, chi phí xây dựng hệ thống, bảo trì và phòng ngừa rủi ro… trong khi dự án chưa cho ra kết quả và không đảm bảo lợi ích trong tương lai là một rào cản lớn khiến người đứng đầu chần chừ chưa tiến hành chuyển đổi số cho doanh nghiệp
- Thách thức trong điều chỉnh văn hóa tổ chức
Các dự án chuyển đổi số làm biến đổi mô hình hoạt động và các quy trình nghiệp vụ sẽ gian tiếp thay đổi cơ cấu nhân sự và thói quen làm việc của nhân viên. Đây là một rào cản khá lớn đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn có cơ cấu nhiều bộ phận và nhiều cấp quản lý.
- Thách thức về khả năng triển khai dự án chuyển đổi số
Các doanh nghiệp chưa từng ứng dụng và đưa vào khai thác công nghệ số, việc lựa chọn giải pháp số và lên kế hoạch thực hiện là một thách thức. Để triển khai dự án chuyển đổi số đạt mục tiêu đề ra, doanh nghiệp rất cần nhân sự có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như công nghệ đồng thời có được sự tín nhiệm của cấp lãnh đạo.
- Thách thức trong nhận biết các giải pháp chuyển đổi số
Trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều giải pháp số của các công ty trong nước và quốc tế. Tuy nhiên để lựa chọn được giải pháp chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của tổ chức và điều kiện triển khai là không đơn giản, các doanh nghiệp đòi hỏi giải pháp chuyển đổi số phức tạp và tốn kém. Chính vì lý do này, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty tư vấn để lựa chọn giải pháp phù hợp và tiến hành triển khai giải pháp vào thực tế thành công.
Đối với ngành Logistics nói chung và vận tải hàng hóa nói riêng, công nghệ đóng vai trò trọng yếu trong chuyển đổi số. Thị trường thương mại điện tử với số đơn hàng lên tới hàng triệu mỗi ngày và nhiều chủng loại hàng hóa và địa chỉ giao hàng phân tán ở nhiều địa phương. Để đáp ứng yêu cầu giao hàng nhanh với độ chính xác cao, các phần mềm như quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý vận tải, hoạch định nguồn lực… là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Chi phí đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng, một khoản đầu tư khổng lồ nhất là với các SMEs. Chưa kể ¾ số cảng biển, ICD, depot chưa tích hợp phần mềm công nghệ số nên sẽ hạn chế khả năng kết nối với hạ tầng thông tin của các doanh nghiệp, gây tắc nghẽn và chậm trễ khi vận hành.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hơn 98% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Với số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng là 90% thì nguồn lực chi trả cho các giải pháp công nghệ là hạn chế, trong khi các dự án chuyển đổi số có thể tiêu tốn của các doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Do đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện chỉ sử dụng các phần mềm tiêu chuẩn đại trà như khai hải quan điện tử, định vị phương tiện thông qua GPS, phần mềm quản lý đơn hàng, …
Chuyển đổi số đòi hỏi nhân lực có chuyên môn về kỹ thuật và nhận thức đúng về công nghệ số. Theo kết quả khảo sát Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, hơn một nửa số doanh nghiệp trên địa bàn thiếu nhân viên có kiến thức về logistics và 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân sự sau khi tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp vẫn đánh giá chưa đúng vai trò của chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn e ngại, chưa tin tưởng về khả năng bảo mật, mức độ an toàn, khả năng thanh toán… của các nền tảng trực tuyến nên còn chậm ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số. Thêm nữa thói quen ngại đổi mới, tránh né thay đổi của một bộ phận lãnh đạo và nhân viên cũng cản trở tới quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Với nội dung về Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Đổi Số Lĩnh Vực Logistics trên đây và kiến thức mà các bạn đã học được, Luận Văn Tốt tin tưởng rằng các bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài luận văn thạc sĩ về đề tài Chuyển Đổi Số Lĩnh Vực Logistics một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên nếu các bạn vẫn còn khó khăn về bài làm của mình thì hãy tham khảo dịch vụ viết Khóa Luận Tốt nghiệp của Luận Văn Tốt bạn nhé. Chúc các bạn thành công.