Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế

5/5 - (1 bình chọn)

Có phải bạn đang tìm nội dung về Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế để tham khảo khi tiến hành làm bài luận văn Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế. Như chúng ta đã biết tranh chấp đất đai là tranh chấp đang phổ biến nhất hiện nay, vì vậy pháp luật quy định hòa giải là cơ sở đầu tiên và bắt buộc trước khi đem ra xét xử ở Tòa án. Tuy nhiên để tìm được tài liệu hay, nội dung bám sát đề bài thì không dễ dàng, hiểu được khó khăn của các bạn nên Luận Văn Tốt mời bạn cùng tham khảo bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế dưới đây. 

Nếu trong quá trình viết bài luận văn thạc sĩ Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế, gặp khó khăn trong quá trình triển khai cũng như viết bài, hãy liên hệ với Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ trọn gói của Luận Văn Tốt nhé qua  zalo/tele : 0934573149 để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%. 

1. Khái niệm về hoà giải tranh chấp liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất

* Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất

Pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm cụ thể về thừa kế. Tuy nhiên, căn cứ theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, thuật ngữ này có thể được hiểu là “thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”.[1] Theo đó, sự dịch chuyển này có thể dịch chuyển trên hai hình thức là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Mặt khác, pháp luật Việt Nam nhận định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý[2]. Theo đó người sử dụng đất được quyền thực hiện các hoạt động chuyển QSDĐ và thực hiện các quyền, nghĩa vụ với đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với thuật ngữ “QSDĐ”, pháp luật cũng chưa có bất kỳ quy định nào giải thích cụ thể. Tuy nhiên, có quan điểm đã được thừa nhận và nêu tại giáo trình giảng dạy cho rằng: “Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước[3].

Như vậy, có thể hiểu “thừa kế QSDĐ chính là sự chuyển dịch QSDĐ, tức là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai, từ người chết sang cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật”.[4]

* Khái niệm hoà giải tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất

Về bản chất của hòa giải, theo từ điển tiếng Việt thì hòa giải là “thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa[5]. Ở khái niệm này, hoà giải được đề cập đến thông qua mô tả hành động và mục đích của hòa giải nhưng chưa nêu được các yếu tố như bản chất, nội dung và chủ thể của hòa giải.

Mặt khác, trong cuốn Từ điển luật học của Black lại định nghĩa: “Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập)[6]

Mặt khác, về hoà giải tranh chấp nói riêng, trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra quan điểm tại giáo trình Luật Đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai[7]

Dù là khái niệm nào thì hoà giải nhìn chung cũng bao gồm ba yếu tố được đưa ra là:

“(i) Phải có tranh chấp giữa hai bên;

(ii) Có sự thống nhất ý chí giữa các bên để giải quyết tranh chấp thông qua việc nhượng bộ của mỗi bên;

(iii) Trong quá trình hòa giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập cho ý kiến tư vấn đồng thời công nhận thủ tục hòa giải thành giữa các bên trong tranh chấp. Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba thì quá trình này không được gọi là hòa giải mà là thương lượng giữ các bên”. [8]

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu “hoà giải tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình”.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế
Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Quy Trình Thẩm Định Giá Đất Và Tài Sản Trên Đất

2. Đặc điểm hoà giải tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất

Hoà giải là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả được nhà nước khuyến khích áp dụng tại các địa phương, trong đó bao gồm cả các tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế QSDĐ. So với các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai khác, hòa giải này có những đặc điểm nhất định như sau:

Thứ nhất, hoà giải tranh chấp đất đai được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền định đoạt của các bên có tranh chấp.

Hoà giải tranh chấp đất đai là một phương thức giải quyết tranh chấp được thực hiện trên Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế, cân nhắc nguyện vọng của các bên để cùng thống nhất phương án giải quyết sau cùng. Khác với Toà án, tranh chấp được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật trên cơ sở ý chí của người giải quyết tranh chấp là thẩm phán sau khi cân nhắc, xem xét các vấn đề pháp lý xoay quanh vụ việc tranh chấp, trong hoà giải, người hoà giải đóng vai trò là người dẫn dắt, giúp các bên thương lượng, tìm ra quan điểm chung. Phương án giải quyết sau cùng là phương án được thống nhất và lựa chọn bởi các bên, không phải dựa theo ý chí của người hoà giải. Chính bởi vậy, trong việc thực thi kết quả hoà giải cũng phụ thuộc phần lớn vào ý chí tự nguyện của các bên thay vì mang giá trị bắt buộc thi hành như giải quyết tranh chấp theo hình thức tòa án.

Thứ hai, hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là hình thức hoà giải ngoài tố tụng.

Trong pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, việc áp dụng hoà giải có hai hình thức riêng là hoà giải trong tố tụng và hoà giải ngoài tố tụng. Nếu như hoà giải trong tố tụng là hình thức áp dụng tại Toà án nhân dân, được thực hiện và phát sinh khi có đơn khởi kiện liên quan đến tranh chấp đất đai dựa trên yêu cầu của các chủ thể giả thuyết có lợi ích bị ảnh hưởng. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân với tư cách là cơ quan xét xử, có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật.[9]

Tuy nhiên, khác với hoà giải trong tố tụng, Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế ngoài tố tụng được xem là phương pháp hoà giải không được thực hiện bằng thủ tục tố tụng. Theo đó, phương thức này sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã – là nơi có đất đang bị tranh chấp.  Theo đó, UBND cấp xã được xem là đơn vị có đủ thẩm quyền và năng lực chuyên môn để xử lý tranh chấp bằng phương thức ôn hòa trên cơ sở hệ thống dữ liệu về quản lý đất đai như bản đồ địa chính, biến động sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất….[10]

Thứ ba, đối tượng của tranh chấp là QSDĐ liên quan đến quan hệ thừa kế.

Hoà giải tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế QSDĐ có đối tượng tranh chấp trực tiếp là QSDĐ liên quan đến quan hệ thừa kế. Theo đó, QSDĐ tranh chấp là đối tượng trong một quan hệ thừa kế, tuy nhiên thực tiễn lại phát sinh tranh chấp liên quan đến đối tượng này về QSDĐ và dẫn tới yêu cầu phải được giải quyết theo hình thức hoà giải tại UBND cấp xã.

Một ví dụ minh hoạ như sau:

Ông X và con trai Y sống trên thửa đất a đứng tên ông X. Khi ông X chết không để lại di chúc, theo pháp luật thửa đất đó anh Y được hưởng thừa kế và toàn quyền sử dụng. Tuy nhiên, vài năm sau, Z xuất hiện và nói mình là con của ông X, đòi được nhận quyền thừa kế một phần của thửa đất a theo quy định của pháp luật thừa kế nhưng Y không đồng ý và nói rằng thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của anh. Hai bên phát sinh tranh chấp. Khi này tranh chấp đất đai phát sinh có liên quan trực tiếp tới quan hệ thừa kế QSDĐ.

Thứ tư, hoà giải tranh chấp đất đai do UBND xã thực hiện là một trong những điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý, xem xét, giải quyết vụ việc tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết…”. Như vậy, có thể hiểu để tranh chấp được giải quyết thông qua cơ quan có thẩm quyền là Toà án nhân dân hay UBND cấp có thẩm quyền (huyện hoặc tỉnh) thì cần đảm bảo điều kiện đã được hoà giải tại UBND cấp xã. Hay nói cách khác, việc giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức hoà giải tại UBND cấp xã là một điều kiện bắt buộc để tranh chấp được giải quyết tại Toà án hoặc UBND cấp có thẩm quyền.

3. Pháp luật hoà giải tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất

3.1. Các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất bắt buộc giải quyết theo thủ tục hoà giải

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, trong tranh chấp đất đai về QSDĐ, việc giải quyết thông qua hoà giải được Nhà nước khuyến khích thực hiện và chỉ bắt buộc đối với những trường hợp tranh chấp “ai là người có QSDĐ”. Đối với trường hợp tranh chấp về thừa kế QSDĐ (cũng chính là trường hợp được nghiên cứu và xét đến tại Báo cáo này) thì không phải bắt buộc thực hiện thông qua hoà giải.

Hay nói cách khác, đối với các tranh chấp đất đai liên quan đến QSDĐ, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên có thể có hoặc không thực hiện giải quyết thông qua hoà giải tại UBND cấp xã. Tuy nhiên, việc hoà giải nhìn chung vẫn được khuyến khích thực hiện trước đưa lên giải quyết tại các cấp có thẩm quyền cao hơn.

Cơ Sở Lý Luận Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế
Cơ Sở Lý Luận Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế

XEM THÊM : Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Là Gì? Đặc Điểm, Ý Nghĩa

3.2. Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã

Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế là Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp là một nội dung quan trọng giúp các chủ thể có liên quan xác định chính xác các bước cần tiến hành, qua đó nhằm đảm bảo kết quả thực hiện được công khai, minh bạch, có giá trị thực tiễn.

Đối với việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, thủ tục được ghi nhận cụ thể tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tranh chấp đất đai.

Pháp luật hiện hành không xác định cụ thể các hồ sơ bắt buộc khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ căn cứ xem xét, thẩm định và tiếp nhận vụ việc, trên thực tế, các hồ sơ cần có về cơ bản bao gồm: (i) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; (ii) Các tài liệu, chứng cứ, hồ sơ khác có liên quan kèm theo như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; Giấy chứng nhận QSDĐ; Di chúc; ….

Bước 2: UBND cấp xã thực hiện một số thủ tục thuộc trách nhiệm

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế QSDĐ, UBND cấp xã tiến hành thực hiện một số công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình như sau:

(i) “Tiến hành thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất”.

Đây là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho việc hòa giải mang lại hiệu quả và có tính thuyết phục cao. Công việc này do cán bộ địa chính tham mưu thực hiện (thông thường địa chính sẽ tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã ban hành Quyết định thành lập Tổ xác minh, thành phần từ 3 đến 5 người gồm có công chức địa chính, tư pháp, công an, Trưởng xóm/Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc các thành viên khác, do từng địa phương quyết định, không quy định bắt buộc). Sau khi tiến hành thẩm tra, xác minh về, Tổ xác minh có trách nhiệm phải lập báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung tranh chấp đất đai gửi Chủ tịch UBND xã hoặc Phó Chủ tịch UBND xã (người phụ trách hòa giải tranh chấp đất đai). Nội dung báo cáo có các nội dung chủ yếu sau:

“-  Xác định rõ quan hệ tranh chấp mà các bên yêu cầu giải quyết là gì: ai tranh chấp với ai (cá nhân với cá nhân hay hộ gia đình tranh chấp, lưu ý phân biệt vì hệ quả pháp lý khác nhau); diện tích, loại đất tranh chấp, yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu của bị đơn.

– Nguồn gốc và quá trình sử dụng.

– Thông tin hồ sơ địa chính qua các thời kỳ (tờ bản đồ, diện tích, loại đất, sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính…).

– Hiện trạng sử dụng đất đang tranh chấp (phải kiểm tra hiện trường, lưu ý thủ tục kiểm tra hiện trường phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định); so sánh thông tin địa chính qua các thời kỳ và phải có lý giải sự biến động (nếu có).

– Nguyên nhân và diễn biến phát sinh tranh chấp và kết quả hòa giải ở cơ sở, tự hòa giải.

– Tình trạng sử dụng đất hiện nay của các bên tranh chấp (hoàn cảnh về đất ở, đất sản xuất của các bên tranh chấp).”[11]

(ii) “Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải”.

Hội đồng hoà giải được thành lập bao gồm “Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh[12].

(iii) “Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Trước khi tổ chức cuộc họp hòa giải, UBND cấp xã phải gửi thư mời đến tất cả các bên tranh chấp và thành viên tổ hòa giải. Theo đó, việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.[13] “Trường hợp, tại cuộc họp hòa giải có một bên tranh chấp hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì phải hoãn cuộc họp hòa giải và tổ chức lại cuộc họp hòa giải lần thứ hai. Việc hoãn cuộc họp hòa giải phải lập thành biên bản và ghi rõ lý do hoãn cuộc họp. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành”.[14]

Bước 3: Lập biên bản hoà giải tranh chấp

“Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.”[15].

Để đảm bảo tính chính xác của nội dung, pháp luật cũng yêu cầu và chỉ ghi nhận hiệu lực của biên bản khi có đầy đủ chữ ký của các chủ thể sau: “Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã”. Sau khi hoàn thành, biên bản hoà giải phải được gửi ngay cho các bên tham gia tranh chấp và UBND cấp xã lưu lại. “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành[16].

Đối với mỗi trường hợp giải quyết thành hoặc giải quyết không thành, UBND cấp xã sẽ thực hiện các bước tiếp khác nhau, cụ thể:

(i) Trường hợp hoà giải thành:

“Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.”

(ii) Trường hợp hoà giải không thành:

“Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo”.

Có thể thấy rằng, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế QSDĐ nói riêng tại UBND cấp xã được quy định tương đối đầy đủ từ giai đoạn bắt đầu cho tới khi kết thúc hoà giải. Những quy định này là căn cứ, cơ sở đầy đủ để các bên liên quan tiến hành hòa giải đồng thời thực hiện kiểm sát để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trong quá trình hòa giải tại UBND cấp xã.

3.3. Thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hoà giải thành tại Uỷ ban nhân dân cấp xã

Qua thực tiễn thi hành pháp luật có thể khẳng định rằng “hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước. Việc hòa giải thành  tại UBND cấp xã do các bên thỏa thuận phương án giải quyết tranh chấp và tự nguyện thi hành; trong trường hợp các bên không thi hành, thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Để tạo điều kiện cho các bên tham gia hòa giải ngoài Tòa án được Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành.”[17].

Các bên được pháp luật ghi nhận quyền yêu cầu Toà án công nhận kết quả hoà giải thành. Tuy nhiên, việc công nhận hoặc không công nhận kết quả hoà giải thành của Toà án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của chính kết quả hoà giải đó, nhưng sau khi công nhận, kết quả hoà giải sẽ được thi hành theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự.

* Về điều kiện công nhận kết quả hoà giải thành tại UBND cấp xã

Theo quy định tại Điều 417 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, để kết quả hoà giải được công nhận thì việc hoà giải cần phải thoả mãn các điều kiện nhất định về:

(i) “Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”. Việc xác định năng lực hành vi dân sự của các chủ thể được dựa trên nguyên tắc và tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

(ii) “Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý”. Quy định này nhằm đảm bảo nội dung hoà giải và kết quả hoà giải xuất phát từ chính ý chí của các chủ thể có liên quan và không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

(iii) “Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận”. Theo quy định này, việc yêu cầu Toà án công nhận kết quả hoà giải cần phải được một hoặc cả hai bên tham gia hoà giải tranh chấp có đơn yêu cầu gửi Toà án về việc công nhận. Nói cách khác, quy định này xuất phát từ yêu cầu đảm bảo việc công nhận kết quả hoà giải là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của chủ thể tham gia hoà giải, không phải dựa vào ý chí của chủ thể khác.

* Thủ tục yêu cầu Toà án ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành tại UBND cấp xã

Việc yêu cầu Toà án ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành tại UBND cấp xã được thực hiện theo thủ tục như sau:

Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở (là một bên hoặc cả hai bên) phải gửi đơn đến Tòa án theo quy định tại Điều 418 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đơn yêu cầu phải có một số nội dung chủ yếu:

“- Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc nội dung thỏa thuận hòa giải thành ở cơ sở (nếu có);

– Tên, địa chỉ của Hòa giải viên, tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải;

– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.[18]

Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Thời hạn gửi đơn phải đảm bảo trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày lập văn bản hòa giải thành.

[1] Viện khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa & NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 754.

[2] Điều 53 Hiến pháp năm 2013.

[3] Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 79

[4] Nguyễn Thế Đức Tâm và Huỳnh Nguyễn Ngân Thy (2021), “Bàn vè quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, Tạp chí điện tử Toà án nhân dân, xem tại: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-nhan-thua-ke-quyen-su-dung-dat-cua-nguoi-viet-nam-dinh-cu-o-nuoc-ngoai

[5] Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr.430.

[6] West Pub.Co (1983), Black’s Law Dictionary with pronounciation.

[7] Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.455

[8] Nguyễn Văn Hoàng (2017), “Pháp luật hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr.8.

[9] Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

[10] Lương Thị Bích Ngân (2021), “Một số vấn đề hoà giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 05 (429), tháng 3/2021.

[11] Nguyễn Diễm (2022), “Quy trình thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã”, Luật Minh Khuê.

[12] Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

[13] Điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai

[14] Nguyễn Diễm (2022), “Quy trình thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã”, Luật Minh Khuê.

[15] Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai

[16] Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai

[17] Hồng Sơn (2021), “Hoà giải ở cơ sở và hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã về tranh chấp đất đai dưới góc độ so sánh”, Cổng thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp, xem tại: https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinh-nghiem.aspx?ItemID=114

[18] Công văn số 1503/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp ngày 05 tháng 5 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Toà án công nhận kết quả hoà giải ở cơ sở.

Trên đây nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế dành cho các bạn học viên đang có nhu cầu tìm kiếm các mẫu tài liệu liên quan, nếu bài viết trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bài làm của các bạn, hãy nhắn tin hoặc gọi zalo/tele : 0934573149 hoặc dịch vụ viết luận văn thạc sĩ Luận Văn Tốt để có thể được gửi thêm nhiều bài mẫu nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ