Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại

Đánh giá post

Dưới đây là Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn học viên ngành Tài chính ngân hàng khi các bạn làm bài luận văn thạc sĩ về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại. Ngân Hàng Thương Mại là tổ chức kinh tế kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tiền tệ, chính vì thế có thể nói vốn là yếu tố đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm ra được phương hướng và phát huy tính sáng tạo làm bài của các bạn, là tiền đề cho sự thành công của một bài luận văn thạc sĩ về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại

Hiện tại trên website của Luận Văn Tốt luôn cập nhập những tài liệu tham khảo và thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu các bạn cần vẫn còn khó khăn hay cần hỗ trợ thêm về bài làm của mình thì hãy liên hệ ngay zalo/tele : 0934573149 hoặc dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé.

1. Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu:

1.1.1. Khái niệm, vai trò của Ngân hàng thương mại

  • Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng đóng vai trò rất lớn trong việc điều tiết vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Để có thể hiểu rõ hơn về các ngân hàng thương

mại trước hết ta đi xem xét khái niệm ngân hàng thương mại:

 “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và phương tiện thanh toán”.Theo điều 4 Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành năm 2010/QH 12 đã nêu:“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

  • Vai trò của Ngân hàng thương mại

Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng, nó được thể hiện qua các vai trò sau:

Thứ nhất: Ngân hàng thương mại là nơi tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội sau đó cung cấp cho nền kinh tế khi có nhu cầu bổ sung vốn.

Thứ hai: Hoạt động của các Ngân hàng thương mại góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ ba: NHTM thông qua những hoạt động của mình góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ tư: NHTM bằng hoạt động của mình đã thực hiện việc phân bổ vốn giữa các vùng qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia. Các vùng kinh tế khác nhau thì có sự phát triển khác nhau. Thứ năm: NHTM là cầu nối giữa nền kinh tế các nước và thế giới, tạo điều kiện cho việc hoà nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới.

Như vậy: NHTM giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, nó không những đóng vai trò điều tiết, mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ngân hàng lại càng được chú trọng và không ngừng nâng cao.

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với sự phát triển kinh tế và công nghệ như hiện nay, hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn, song ngân hàng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản như huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ của NHTM.

  • Nghiệp vụ huy động vốn

Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức vốn tiền gửi, tiến hành đi vay của NHTW hoặc vay của các tổ chức tín dụng, phát hành giấy tờ có giá cùng với các hoạt động huy động vốn khác như: Nguồn ủy thác, nguồn vốn trong thanh toán và các nguồn khác. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín cho ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó các NHTM phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương để từ đó đưa ra các loại hình huy động vốn phù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

  • Nghiệp vụ sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Do vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất .

  • Các hoạt động dịch vụ của NHTM

Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…,cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.

Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại
Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng 

1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm và vai trò của nguồn vốn ngân hàng thương mại

 Các nhà kinh tế đưa ra định nghĩa về nguồn vốn của NHTM như sau:

Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại là Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để đầu tư cho vay hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của mình”. Nguồn vốn mà NHTM tạo lập và huy động được đã góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Đồng thời cũng chính các hoạt động đó lại là công cụ giúp ngân hàng thúc đẩy các hoạt động khác như cho vay, hoạt động thanh toán… mang tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển

hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng.

1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại

  1. Vốn chủ sở hữu của NHTM

Vốn chủ sở hữu còn được gọi là vốn tự có. Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và các tài sản nợ khác theo quy định. Vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM đồng thời là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tài sản đảm bảo mang lại lòng tin với khách hàng hay duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn.

          Vốn chủ sở hữu = Tổng tái sản Có – Tổng tài sản Nợ

* Các thành phần của vốn chủ sở hữu

  • Vốn ban đầu:

Vốn ban đầu hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động với tính chất sở hữu và nguồn hình thành khác nhau. Nếu là ngân hàng tư nhân thì đó là vốn do cá nhân tự bỏ ra; nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thì do ngân sách Nhà nước cấp; nếu là ngân hàng cổ phần thì do cổ đông thông qua mua các cổ phần (hoặc cổ phiếu); nếu là ngân hàng liên doanh thì do các bên tham gia liên doanh góp.

  • Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động:

Cổ phần phát hành thêm, ngân sách cấp thêm: Ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phần (thường là cổ phần ưu đãi) hoặc xin cấp thêm vốn từ ngân sách để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để chống đỡ rủi ro trong trường hợp cần phải duy trì thị giá của cổ phiếu…

  • Các quỹ:

NHTM có nhiều quỹ khác nhau, mỗi quỹ được sử dụng cho những mục đích nhất định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng đó. Các quỹ này được hình thành từ thu nhập của ngân hàng bao gồm:

+ Quỹ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng số vốn ban đầu.

+ Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ.

+ Quỹ phát triển kỹ thuật, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng …

  1. Vốn huy động

  Vốn huy động của NHTM bao gồm nội tệ và ngoại tệ được hình thành từ hai bộ phận: vốn huy động tiền gửi và vốn huy động  thông qua phát hành giấy tờ có giá.

Các công cụ huy động vốn chủ yếu của ngân hàng bao gồm:

  • Tiền gửi

Tiền gửi tại NHTM gồm có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

Trong đó:

+Tiền gửi không kỳ hạn : là tiền gửi mà người gửi có thể rút ra để sử dụng bất cứ lúc nào và NHTM có trách nhiệm thỏa mãn yêu cầu đó. Do tính linh hoạt cao nên loại tiền gửi này thường được NHTM trả lãi thấp hoặc không được trả lãi.

+Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và NHTM về lãi suất và thời hạn rút tiền. Phần lớn nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được gửi với mục đích để hưởng lãi.

  • Tiền gửi tiết kiệm

Về bản chất , tiền gửi tiết kiệm là một bộ phận thu nhập của người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi vào ngân  hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng lãi trên khoản tiền gửi đó.Trong nền kinh tế thị trường tiền gửi tiết kiệm được phát triển dưới hai hình thức đó là:

  • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

+Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào.

+Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và người gửi tiền (thường có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn).

1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng

Tùy theo các tiêu chí, mục đích huy động khác nhau mà có thể phân chia thành các hình thức huy động vốn khác nhau bao gồm huy động vốn theo loại tiền và huy động vốn theo kỳ hạn.

1.3.1. Huy động vốn theo loại tiền

Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn bằng các loại tiền khác nhau, có thể chia làm hai loại đó là nội tệ và ngoại tệ.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động được của NHTM thì nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (thường chiếm khoảng 75% tổng nguồn vốn huy động ). Ngược lại, huy động vốn bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM. Nguồn nội tệ, ngoại tệ huy động được của NHTM có thể từ các nguồn sau:

-Tiền gửi của các tầng lớp dân cư.

-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức tín dụng khác.

-Đi vay

1.3.2. Huy động vốn theo kỳ hạn

Hiện nay người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này để có thể quản lý tốt khoản tiền gửi, tiền lãi, và là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược dự trữ vốn phù hợp.

– Tiền gửi không kỳ hạn: đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định và người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào do đó lãi suất thường thấp.

-Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lái suất của khoản tiền gửi đó.

Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Thương Mại
Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Thương Mại

XEM THÊM : Cơ sở lý luận về Chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại

2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của NHTM

2.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Nhiệm vụ quan trọng của mỗi NHTM là phải tập trung và thu hút các nguồn vốn để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công trình văn hóa, kinh tế xã hội, biến chúng thành những đồng vốn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Để đạt được những điều đó thì các ngân hàng phải có công tác huy động vốn phù hợp và có hiệu quả.

 Hiệu quả huy động vốn chính là huy động vốn ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của NHTM

2.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn

Vốn của NHTM khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn của chủ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn huy động được là nguồn chủ yếu của ngân hàng. NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Do đó đánh giá hiệu quả huy động vốn là công tác không thể thiếu trong nghiên cứu nguồn vốn của các ngân hàng.

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn:

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của các ngân hàng. Nó có ý nghĩa quan trọng với hoạt động của bất cứ NHTM nào vì nó cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó để nghiệp vụ này mang lại kết quả cao nhất thì bên cạnh việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng huy động vốn, các NHTM cũng phải xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, để tìm cách hạn chế chúng.

2.3.1. Nhân tố khách quan

Những nhân tố khách quan thuộc về môi trường bên ngoài NHTM. Các NHTM chỉ có thể nhận biết và tìm cách hạn chế các tác động tiêu cực của chúng mà không thể thay đổi các nhân tố này được.

  1. Môi trường kinh tế – xã hội
  2. Môi trường chính trị và pháp lý
  3. Yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc tế
  4. Môi trường thiên nhiên; thiên tai, dịch bệnh, …
  5. Thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng

2.3.2. Nhân tố chủ quan

  1. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng sẽ quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn tiền mặt, có thể that đổi các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác động to lớn như vậy,nếu chiếc lược kinh doanh đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa, thì công tác huy động sẽ phát huy hiệu quả.

  1. Lãi suất

Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn. Vì vậy, NHTM trong quá trình hoạt động cần có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình.

c.Uy tín của ngân hàng.

Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của ngân hàng. Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trường ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực tế khi ngân hàng có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác ngay cả khi lãi suất tiền gửi của ngân hang đưa ra có thấp hơn).

  1. Chiến lược Marketing ngân hàng .

Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại trong cơ chế thị trường các ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tạo ra sự khác biệt, vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua công tác marketing ngân hàng cần phải đưa ra các hình thức huy động vốn với thời hạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại các sản phẩm của ngân hàng. Không những thế, công tác marketing ngân hàng còn phải biết kích thích các nhu cầu của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để không ngừng mở rộng thêm các khách hàng mới, ngày càng thu hút được nhiều vốn hơn.

  1. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng:

 Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng,phong phú bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế sẽ càng lớn bấy nhiêu.

  1. Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng:

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế.

g.Công nghệ ngân hàng:

Công nghệ ngân hàng cần đi trước một bước, công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán…

  1. Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng.

Khách hàng luôn muốn giao dịch, kinh doanh với một ngân hàng bề thế tiện lợi, các nhân viên dễ mến, lịch sự và có chuyên môn.

3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại NHTM.

3.1. Đối với ngân hàng thương mại

Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại đóng vai trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lời, nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì NHTM sẽ phải huy động từ bên ngoài. Vì vậy các ngân hàng thương mại rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

3.2. Đối với khách hàng:

  • Đối với dân cư:

Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho mọi người dân các phương thức tiết kiệm tiền hợp lý và an toàn. Nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư rất dồi dào, có nhiều điều kiện thuận lợi để ngân hàng sử dụng kinh doanh. Để thu hút được các nguồn vốn này các ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú và tiện lợi. Điều này giúp người dân dễ dàng lựa chọn một hình thức gửi tiền phù hợp với đặc điểm khoản tiền của mình. Do đó tâm lý người dân luôn mong ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn hiệu quả, có lợi cho cả hai bên: vừa ích nước vừa lợi nhà, vừa an toàn tài sản.

  • Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp :

Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán. Nếu ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ giúp các doanh nghiệp rất nhiều

trong hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế luôn trôi chảy.

3.3. Đối với nền kinh tế :

Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng, tránh được tình trạng lãng phí nguồn vốn. Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nó phát triển nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốn ở mỗi NHTM có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế.

3.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi.

  • Biện pháp kinh tế

Phát triển các hình thức huy động mới: Để đẩy mạnh công tác huy động vốn thì ngoài việc nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn truyền thống, ngân hàng cần chú trọng nghiên cứu, áp dụng phổ biến các sản phẩm, hình thức huy động có mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt: Trong nền kinh tế thị trường, mỗi ngân hàng đều có chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chiến lược lãi suất là yếu tố quan trọng trong công tác huy động vốn.

Thực hiện lãi suất linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng, thực hiện ưu đãi lãi suất với khách hàng có giao dịch thường

xuyên hoặc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, đi đôi với dịch vụ thu lưu động tận nơi khách hàng. Việc điều hành lãi suất linh hoạt, hợp lý sẽ làm tăng sự thu hút đối với khách hàng gửi tiền vì ngân hàng đã đảm bảo được lợi ích lâu dài cho người gửi tiền.

  • Biện pháp kỹ thuật

Hoàn thiện công nghệ hiện đại hoá ngân hàng: ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị và áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng . Thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Công tác đào tạo phải thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ chức năng

hiện tại và qui hoạch tương lai. Nhưng dù ở lĩnh vực nghiệp vụ nào cũng cần quán triệt sâu sắc tinh thần tận tuỵ, chu đáo với sự nghiệp của đơn vị. Mọi thành viên cần hiểu rõ khách hàng luôn là người bạn đồng hành của Ngân hàng, cần hiểu nhu

cầu và mong muốn của họ từ đó mới thực hiện thành công chiến lược khách hàng vì đây là chiến lược phải được duy trì thường xuyên và lâu dài.

  • Biện pháp tâm lý

Xây dựng chính sách thu hút và chăm sóc khách hàng hiệu quả: Đây là một công việc có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của chiếc lược huy động vốn, có tác dụng lâu dài đối với hoạt động huy động vốn của NHTM.

Đẩy mạnh công tác marketing, phát triển mạng lưới thu hút khách hàng gửi tiền: các NHTM nên tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi. Nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng của các cán bộ. Trong giao dịch cần phải có thái độ cởi mở, nhiệt tình chu đáo, kỹ năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác, khả năng tư vấn và biết lắng nghe ý kiến khách hàng.

 Qua Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại chung về công tác huy động vốn tiền gửi và hiệu quả huy động vốn tiền gửi của các Ngân hàng Thương mại được trình bày ở trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, vị trí và sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác huy động vốn không chỉ với bản thân ngân hàng mà còn với các tổ chức kinh tế, dân cư và toàn xã hội.

Bài viết về Cơ Sở Lý Luận Về Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại trên đây sẽ giúp các bạn thêm một số kiến thức hữu dụng. Có lẽ sẽ còn khó khăn trong quá trình hoàn thành bài luận văn tahcj sĩ của các bạn, vì vậy khi các bạn đang bế tắc hay gặp bất kỳ trở ngại nào thì hãy nhớ liên hệ ngay với Luận Văn Tốt. Chúc các bạn có bài luận văn thạc sĩ đạt kết quả cao.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ