Mục lục
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Vốn Bằng Tiền là nội dung mà Luận Văn Tốt muốn chia sẻ tới các bạn sinh viên học viên ngành kế toán đây là nội dung được tìm kiếm và soạn thảo từ một số bài luận văn được bảo vệ rất thành công của các bạn học viên ưu tú các khóa trước. Hôm nay Mình chia sẻ lên đây để giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí khi tìm kiếm tài liệu tham khảo để làm bài luận văn thạc sĩ về đề tài kế toán vốn bằng tiền.
Ngoài chia sẻ những tài liệu để viết bài, Luận Văn Tốt còn có dịch vụ viết luận văn thạc sĩ. Nếu các bạn học viên gặp khó khăn trong quá trình viết bài có thể liên hệ Zalo : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.
1.Khái niệm và đặc điểm của Vốn bằng tiền
1.1.Khái niệm vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động làm chức năng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ trao đổi mua bán giữa doanh nghiệp với các đơn vị cá nhân khác. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng.
+) Phân loại vốn bằng tiền
- Theo hình thức tồn tại, vốn bằng tiền được phân chia thành:
- Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc và đồng xu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoại tệ: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như: đồng Đô la Mỹ( USD), đồng tiền chung Châu Âu (EURO), đồng yên Nhật (JPY)..
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: là loại tiền thực chất, tuy nhiên loại tiền này không có khả năng thanh khoản cao. Nó được sử dụng chủ yếu vì mục đích cất trữ. Mục tiêu đảm bảo một lượng dự trữ an toàn trong nền kinh tế hơn là vì mục đích thanh toán trong kinh doanh.
- Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau:
- Vốn bằng tiền được bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp gọi là tiền mặt.
- Tiền gửi tại các ngân hàng, cá tổ chức tài chính, kho bạc nhà nước gọi chung là tiền gửi ngân hàng.
- Tiền đang chuyển: là tiền trong quá trình trao đổi mua bán với khác hàng và nhà cung cấp.
1.2.Đặc điểm của công tác kế toán vốn bằng tiền
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Vốn Bằng Tiền là vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời vốn bằng tiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt chẽ do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng của gian lận và sai sót. Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lí thống nhất của Nhà nước chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương mại…
2. Các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá là “đồng Việt Nam (VND)” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó.
- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời chính xác số tiền hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng bạc, đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, độ tuổi, phẩm chất, kích thước…
- Nguyên tắc hoạch toán ngoại tệ: Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ của các loại tiền đó. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ(USD).
Với vàng bạc kim khí quý đá quý thì giá nhập vào trong kì được tính theo giá trị thực tế, còn giá xuất trong kì được tính theo phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thực tế bình quân bình quân gia quyền giữa giá đầu kì và giá các lần nhập trong kì
+ Phương pháp giá thực tế nhập trước – xuất trước
+ Phương pháp giá thực tế nhập sau – xuất trước
+ Phương pháp giá thực tế đích danh
+ Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Vốn Bằng Tiền là thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp quản lí tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời doanh nghiệp còn chủ động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
XEM THÊM : Các Công Trình Nghiên Cứu Kế Toán Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
3. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền.
- Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu, chi và tình hình tang giảm, thừa thiếu của từng loại vốn bằng tiền.
- Kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện chế đố sử dụng và quản lý vốn bằng tiền, kỉ luật thanh toán, kỉ luật tín dụng. Phát hiện và ngăn ngừa các hiệm tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ. Kiểm tra thường xuyên, đối chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất.
4.Thủ tục và chứng từ kế toán sử dụng.
4.1.Đối với tiền mặt tại quỹ.
- Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu: Mẫu số 01-TT.
- Phiếu chi: Mẫu số 02-TT.
- Biên lai thu tiền: Mẫu số 06-TT.
- Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đã quý: Mẫu 07-TT.
- Ngoài các chứng từ bắt buộc trên, kế toán còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn sau:
- Bảng kiểm kê quỹ: Mẫu số 08a-TT, 08b-TT.
- Bảng kê chi tiền: Mẫu số 09-TT.
- Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ tổng hợp.
- Sổ quỹ tiền mặt: Mẫu số S07-DN
4.2.Đối với tiền gửi ngân hàng.
- Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo Có
- Giấy báo Nợ
- Bản sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi…).
- Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ tiền gửi ngân hàng: Mẫu số S08-DN.
4.3.Đối với các khoản thanh toán khác.
- Chứng từ sử dụng:
- Bảng kê số 5 (ghi có TK 331)
- Bảng kê số 11 (ghi nợ TK 331)
- Nhật ký chứng từ số 10 (ghi có TK 136, 138, 141, 144, 244, 336, 338…)
- Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ cái 131, 331.
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.
5.Kế toán vốn bằng tiền.
5.1.Kế toán tiền mặt tại quỹ.
Đặc điểm
- Công ty luôn dữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của công ty không bị gián đoạn. Tại công ty, chỉ những nghiệp vụ phát sinh không lớn mới thanh toán bằng tiền mặt.
- Hạch toán vốn bằng tiền do thủ quỹ thực hiện và được theo dõi từng ngày. Tiền mặt của công ty tồn tại chủ yếu dưới dạng đồng nội tệ và rất ít dưới dạng đồng ngoại tê.
Các nguyên tắc quản lý tiền mặt
Hạch toán TK 111 cần tôn trọng một số quy định sau:
- Chi phản ánh vào TK111 số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp vào ngay ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt) thì ghi vào bên Nợ TK 113.
- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạnh toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.
- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chứng từ kế toán.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
- Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các DN không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý ở các DN có vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán chi trả được hạnh toán như ngoại tệ.
Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu: Mẫu số 01-TT.
- Phiếu chi: Mẫu số 02-TT.
- Biên lai thu tiền: Mẫu số 06-TT.
- Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đã quý: Mẫu 07-TT.
- Ngoài các chứng từ bắt buộc trên, kế toán còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn sau:
- Bảng kiểm kê quỹ: Mẫu số 08a-TT, 08b-TT.
- Bảng kê chi tiền: Mẫu số 09-TT.
- Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ tổng hợp.
- Sổ quỹ tiền mặt: Mẫu số S07-DN
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 111 “tiền mặt” để hạch toán. Nội dung kết cấu TK 111 như sau:
- Bên nợ TK 111:
+ Số dư đầu kì: phản ánh số hiện còn tại quỹ.
+ Phát sinh trong kì:
Thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý đá quý nhậpquỹ, số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê, chênh lệch tỉ giángoại tệ tăng khi điều chỉnh.
- Bên có TK 111:
+ Phát sinh trong kì:
Các loại tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý, đá quýxuất quỹ, số tiền mặt thiếu tại quỹ, chênh lệch tỷ giá giảm khi điềuchỉnh.
- Dư cuối kì: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn ở quỹ tiền mặt.
TK 111 có 3 tài khoản cấp 2
+ TK1111: Tiền Việt Nam
+ TK 1112: Ngoại tệ
+ TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
Kế toán chi tiết tiền mặt
Theo chế độ hiện hành, mỗi doanh nghiệp đều có một số tiền mặtnhất định tại quỹ. Số tiền thường xuyên có mặt tại quỹ được ấn định tùythuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của doanh nghiệp và được sự thỏathuận của ngân hàng.
Để quản lí và hạch toán chính xác, tiền mặt của công tyđược tập trung bảo quản tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi,quản lí và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm gửi quỹ.
Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có các chứng từ thu chi hợp lệ. Phiếu thu được lập thành 3 liên, sau đó chuyển cho kế toán trưởng để soát xét và giám đốc kí duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi kí và ghi rõ họ tên. Đối với phiếu thu cũng lập làm 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ kí (kí trực tiếp từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải trực tiếp ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ, kí tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.
Trong 3 liên của phiếu thu, phiếu chi:
- Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ quỹ
- 1 liên giao người nộp tiền
- 1 liên lưu nơi lập phiếu
Cuối mỗi ngày, căn cứ vào các chứng từ thu – chi để ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán.
Trường hợp phiếu thu, phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp, liêngửi ra ngoài doanh nghiệp phải được đóng dấu. Đối với việc thu bằngngoại tệ, trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập bảng kê ngoại tệđính kèm phiếu thu và kế toán phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ,còn nếu chi bằng ngoại tệ, kế toán phải ghi rõ tỷ giá thực tế, đơn giá tạithời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền ghi sổ kế toán.
Phiếu thu, phiếu chi được đóng thành từng quyển và phải ghi sốtừng quyển dùng trong 1 năm. Trong mỗi phiếu thu (phiếu chi), số củatừng phiếu thu (phiếu chi) phải đánh liên tục trong 1 kì kế toán.
Bên cạnh phiếu thu, phiếu chi bắt buộc dùng để kế toán tiền mặt, kế toán còn phải lập “Biên lai thu tiền”. Biên lai thu tiền được sử dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, thu lệ phí, phi…và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán nợ. Biên lai thu tiền cũng là chứng từ bắt buộc của doanh nghiệp hoặc cá nhân dùng để biên nhận số tiền hay séc đã thu của người nộp, làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ; đồng thời, để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ. Biên lai thu tiền cũng phải đóng thành quyển và phải đóng dấu đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong từng quyển phải ghi rõ số hiệu từng tờ biên lai thu tiền. Số hiệu này được đánh liên tục theo từng quyển biên lai. Khi thu tiền ghi rõ đơn vị là VNĐ hay USD, EURO…Trường hợp thu bằng séc, phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc. Biên lai thu tiền được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần):
– Một liên lưu
– Một liên giao cho người nộp tiền
Cuối ngày, người thu tiền phải căn cứ vào biên lai thu tiền( bản lưu)để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (bảng kê thu tiền riêng, thu sécriêng), nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu, làm thủ tục nhập quỹhay thủ tục nộp ngân hàng. Biên lai thu tiền có mẫu như sau:
Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Vốn Bằng Tiền Trong Luận Văn nội dung đã được Mình trình bày rõ ràng và cụ thể hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn có thêm các tài liệu tham khảo khi triển khai bài luận văn thạc sĩ của bạn thân các bạn. Nếu cần hỗ trợ gì thêm có thể liên lạc với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé