Mục lục
Có phải bạn đang tìm nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn để làm tài liệu tham khảo cho bài luận văn Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học. Vậy thì bạn không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm ngay bây giờ Luận Văn Tốt sẽ gửi đến bạn Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học được soạn thảo từ các bài luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ rất thành công của các bạn học viên ở những khóa trước. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm những hướng đi đúng cho bài làm của các bạn.
Hiện tại trên website của Luận Văn Tốt luôn luôn cập nhật thông tin và tài liệu tham khảo có ích cho các bạn tham khảo, Nhưng nếu các bạn vẫn còn đang loay hoay hay băn khoăn về bài làm của mình thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com qua Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.
1. Khái niệm Kĩ năng giải các bài toán có lời văn ở tiểu học
a, Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa, tìm hiểu.
Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm cho rằng kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp,…) để giải quyết một nhiệm vụ mới.
Theo tâm lí học đại cương, kĩ năng được hiểu là “năng lực sử dụng các dữ liệu, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định” [26, tr.8].
Trong từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng chủ biên kĩ năng được định nghĩa là “năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [10].
Theo từ điển Hán – Việt của Phan Văn Các: “Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn, trong đó khả năng được hiểu là: sức đã có (về một mặt nào đó) để thực hiện một việc gì” [9, tr.20].
Theo Polia G: “Trong toán học kĩ năng là khả năng giải các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như phân tích có phê phán các lời giải và chứng minh nhận được” [22, tr.23].
Các nhà nghiên cứu như V.A.Knchexi, A.G.Coovaliov, Trần Trọng Thủy… xem kĩ năng là mặt kĩ thuật, phương thức của hành động. Chỉ xem kĩ năng là một yếu tố và không phải là yếu tố quan trọng nhất đưa đến kết quả hành động [26, tr.33].
Các tác giả như N.Đ.Levitov, X.L.Kixêgov, A.V.Pêtrovxki,… quan niệm kĩ năng là năng lực thực hiện có kết quả một hành động phức tạp dựa trên sự vận dụng tri thức và kĩ xảo, tức là kĩ năng không chỉ nắm vững lí thuyết về cách thức hành động mà còn bao hàm khả năng vận dụng nó vào thực tế [21].
Như vậy có thể hiểu: kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động của con người dựa trên những tri thức về phương thức hành động và kinh nghiệm cũng như năng lực bản thân để đạt được mục đích trong những điều kiện, tình huống hành động nhất định.
b, Kĩ năng giải toán
Có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng giải toán. Có thể hiểu: Kĩ năng giải toán là khả năng vận dụng các tri thức toán học để giải các bài tập toán (bằng suy luận, chứng minh). Kĩ năng giải toán là khả năng vận dụng có mục đích những tri thức và kinh nghiệm đã có vào giải những bài toán cụ thể, thực hiện có kết quả một hệ thống hành động giải toán để đi đến lời giải bài toán một cách khoa học [26]. Kĩ năng Toán học được hình thành và phát triển thông qua việc thực hiện các hoạt động toán học và các hoạt động học tập trong môn Toán.
c, Kĩ năng giải các bài toán có lời văn ở tiểu học
Kĩ năng giải các bài toán có lời văn là khả năng thực hiện giải có kết quả một dạng toán hay một bài toán có lời văn cụ thể nào đó bằng cách vận dụng các tr thức, kĩ năng kinh nghiệm sẵn có về giải toán có lời văn hoặc các nội dung khác cho phép. Kĩ năng giải toán có lời văn bao gồm các kĩ năng cơ bản của giải toán.
2. Vai trò của việc phát triển kĩ năng giải toán có lời văn ở tiểu học
Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Dạy giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, nhằm giúp học sinh vận dụng những kiến thức về toán học vào các tình huống thực tiễn, đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức toán, được dạy trong chương trình Tiểu học, đã được đánh giá là một trong các nội dung, học sinh thường hay gặp khó khăn nhất. Vì nội dung này, các bài toán có lời văn đều liên quan chặt chẽ đến các kiến thức kĩ năng của bốn mạch kiến thức còn lại. Vì vậy, khi giải bài toán có lời văn ở bất cứ dạng nào, học sinh cũng phải huy động tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã có vào các tình huống khác nhau. Trong một chừng mực nào đó, học sinh phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo thì mới giải được bài toán. Chính vì thế, khi học sinh giải được một bài toán có lời văn tốt thì đồng thời các kĩ năng khác của môn Toán em đã nắm tốt.
XEM THÊM : Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt
Mặt khác, giải toán có lời văn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS năng lực tư duy và đức tính tốt của con người lao động mới, hoạt động trí tuệ trong việc giải toán góp phần giáo dục các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo vv…
Song đối với học sinh lớp 4, các em còn hiếu động, ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên thường lơ là, xem thường việc học toán. Chính vì thế, việc phát triển kĩ năng giải toán có lời văn là việc làm cần thiết, từ đó học sinh có kiến thức toán học một cách tốt hơn.
3. Cấu trúc của kĩ năng giải toán có lời văn ở tiểu học
– Các mối quan hệ giữa các dữ kiện, các yếu tố trong bài toán được biểu thị bằng lời.
– Có nội dung sát thực, gần gũi với thực tế cuộc sống.
– Các số liệu của bài toán có lời văn luôn có danh số.
Hoạt động giải toán có lời văn góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của dạy học toán. Thông qua giải toán có lời văn, HS biết cách vận dụng những kiến thức toán học và rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà HS có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động mới.
Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn là Cấu trúc của kĩ năng giải toán có lời văn ở tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Xác lập được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện cụ thể của bài toán.
– Đặt được các câu trả lời cùng các phép tính đúng cho mỗi câu trả lời.
– Tìm được đáp số của bài toán.
4. Quy trình phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho HS tiểu học
Bước 1: Đọc kĩ đề bài.
Trước khi giải một bài toán, ta cần phải đọc thật kĩ đề bài. Đọc chậm rãi, vừa đọc vừa suy nghĩ. Tìm hiểu mỗi ý trong khi ta đọc đã nói lên được điều gì và nó gợi cho ta dự đoán được điều gì không? Vì mỗi ý trong đề bài đều có liên quan đến việc giải bài Toán.
Khi đọc kỹ đề toán cần lưu ý mấy điểm sau:
– Trong bất kỳ bài toán nào cũng có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho; bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Bắt buộc phải xác định cho được, cho đúng những cái đã cho, những cái phải tìm trong bài toán.
– Hướng dẫn học sinh nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải nắm hiểu ý nghĩa của nó.
– Hướng dẫn học sinh nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất đề Toán để hướng sự chú ý vào những chỗ cần thiết.
Bước 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các dữ kiện
Sau khi đọc xong đề bài, ta tìm hiểu xem những điều đề bài đã cho, chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Qua những mối quan hệ giữa các dữ kiện đó, ta có thể dự đoán được điều gì?
Bước 3: Tóm tắt, vẽ hình. (nếu cần)
Ta có thể tóm tắt (hay vẽ hình) đề bài bằng cách nào thuận tiện nhất, biểu hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện một cách rõ ràng nhất.
Đối với những dạng toán điển hình như: Tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ, ta phải tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, qua đó ta tìm được cách giải dễ dàng hơn.
Bước 4: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. (Hỏi gì?)
Đọc và tìm hiểu kĩ đề bài hỏi ta điều gì? Yêu cầu chúng ta làm gì?
Bước 5: Phân tích để tìm hướng giải
Khi chúng ta đã biết được những điều đề bài đã cho và mối quan hệ của chúng, biết được yêu cầu của đề bài, ta có thể dựa vào yêu cầu đó để phân tích tìm cách giải bài toán, bằng cách đi ngược từ câu hỏi của bài toán trở về những điều đã có trong đề bài.
Nói thì đơn giản, chứ đây là một bước rất quan trọng dẫn đến con đường giải xong bài toán.
Bước 6: Giải và trình bày bài giải
Tìm được cách giải bài toán, ta tiến hành giải ở nháp. Đặt lời giải rõ ý, tính toán cẩn thận và xem kĩ cách trình bày bài giải như thế có phù hợp hay chưa, có cần sửa chữa, chỉnh đốn những điểm nào trong bài giải. Chú ý các hình vẽ, các tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng (nếu có) để trình bày cho chính xác.
Bước 7: Kiểm tra lại kết quả tìm được
Sau khi chúng ta kiểm tra lại kết quả thật chính xác, ta ghi bài vào bài làm chính thức một cách rõ ràng, sạch sẽ.
Bước 8: Khai thác bài toán
Bước này dành cho học sinh khá, giỏi. Sau hi giải xong bài toán cần suy nghĩ xem: Còn những cách nào khác để giải bài toán nữa không? Từ bài toán này có thể rút ra những nhận xét, kinh nghiệm gì? Từ bài toán này có thể phát triển, đặt ra các bài toán khác như thế nào? Giải chúng ra sao? Mối quan hệ xuôi ngược là thế nào? v.v…
Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm tư liệu hữu dụng cho bài luận văn tốt nghiệp. Nhưng nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn hay vì lý do nào đó mà các bạn không thể hoàn thành bài làm của mình, các bạn cần một luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh, được điểm cao (với mọi đề tài) thì hãy tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói của Luận Văn Tốt bạn nhé.