Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Mới Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng được nhiều bạn học viên ngành lâm nghiệp tìm kiếm, do tính thực tiển và cấp thiết trong xã hội hiện nay nên đề tài về Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng là sự lựa chon hàng đầu cho bài luận văn tốt nghiệp. Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng không phải trách nhiệm riêng của một cơ quan hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.nên nội dung bài viết dưới đây sẽ đáp ứng được cho mục dích yêu cầu của đề tài luận văn này. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích tham khảo cho các bạn

Ngoài việc luôn cung cấp những tài liệu tham khảo hữu dụng cho các bạn Luận Văn Tốt còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói, nếu các bạn gặp khó khăn hay bế tắc về bài làm của mình hãy gọi ngay zalo/tele : 0934573149 sẽ được hỗ trợ và hoàn thành bài luận văn một cách hiệu quả nhất bạn nhé.

1. Bảo vệ và phát triển rừng

1.1 Khái niệm, phân loại rừng

* Khái niệm về rừng

Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu, quần xã sinh vật phải có diện tích khá lớn, giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.

Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của con người. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.

  1. Cotta (1817): xuất bản tác phẩm “Những chỉ dẫn về lâm học” đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng.

G.F. Morodop (1912): công bố tác phẩm “ Học thuyết về rừng” Sự phát triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái học.

Morozov (1930): “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lí”.

  1. Tcachenco (1952): “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lí, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”.

I.S. Mêlêkhôp (1974): “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”.

Luật Lâm nghiệp (2017): “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”.

* Phân loại rừng

Phân loại là một hoạt động và kết quả sắp xếp các sự việc hoặc những đồ vật thành những nhóm hoặc những lớp (cấp, kiểu) giống nhau. Từ đó cho phép đưa ra những nhận định hoặc báo cáo chính xác về tất cả những thành viên của nhóm dựa trên kiến thức thu được từ việc nghiên cứu chỉ một bộ phận của nhóm ấy. Mức độ chính xác của các (nhận định/bản báo cáo) tùy thuộc vào tính đồng nhất của nhóm và những đặc trưng được sử dụng để định nghĩa nhóm. Phân loại một đối tượng là tùy theo mục đích đặt ra. Những mục đích khác nhau dẫn đến cách phân loại khác nhau. Phân loại rừng có mục đích là hiểu rõ các đặc tính của chúng, đồng thời khai thác các chức năng có ích của chúng để phục vụ loài người với một chi phí ít nhất về tài chính, thời gian, nhân lực và sự hao phí các tài nguyên khác. Vì thế, tiêu chuẩn phân loại rừng phải chọn lựa tùy theo mục đích phân loại. Để thuận lợi cho việc phân loại, người ta thường chọn các chỉ tiêu “trội“ hơn tất cả cho mục đích này. Những khoảnh rừng được tách ra theo các chỉ tiêu trội được gọi là “thể tổng hợp những yếu tố sinh học tự nhiên”. Toàn bộ thảm thực vật bao gồm vô số các đơn vị như vậy.

Tùy theo quan điểm tiếp cận của từng học giả, trường phái quốc gia hay giai đoạn lịch sử mà tồn tại nhiều hệ thống phân loại rừng khác nhau. Chẳng hạn như:

– Phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên, gồm có:

+ Phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo.

+ Phân loại rừng trên cơ sở sinh thái học.

+ Phân loại rừng theo động thái.

+ Phân loại rừng theo chỉ tiêu tổng hợp.

– Phân loại rừng theo kỹ thuật: bao gồm các hệ thống phân loại nhằm phục vụ những mục tiêu cụ thể như mục đích sử dụng, quy chế quản lý…

– Theo nguồn gốc gồm có: Rừng tự nhiên/Rừng trồng.

– Theo diễn thế: Rừng nguyên sinh/Rừng thứ sinh.

– Theo tài nguyên: Rừng giàu/Rừng trung bình/ Rừng nghèo …

– Theo chủ thể quản lý: Rừng nhà nước/ Rừng tư nhân/ Rừng cộng đồng.

– Theo chức năng mục tiêu sử dụng có: Rừng phòng hộ/ Rừng đặc dụng /Rừng sản xuất.

Ở Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác lâm nghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm nghiệp theo các chức năng và mục tiêu sử dụng, theo đó diện tích rừng và đất rừng được chia thành 03 nhóm (thường gọi là 03 loại rừng):

– Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, gồm:

+ Rừng Quốc gia

+ Khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài/sinh cảnh)

+ Rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh

+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

– Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, gồm:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cắt bay

+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

– Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản, gồm:

+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

+ Rừng sản xuất là rừng trồng

+ Rừng giống (bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển công nhận)

– Trên thực tế, các cộng đồng địa phương đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số qua nhiều thế hệ vẫn đang duy trì các khu rừng tâm linh hay còn gọi là rừng tín ngưỡng hay rừng thiêng.

Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng
Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Môi Trường

1.2. Khái niệm bảo vệ và phát triển rừng

Bảo vệ và phát triển rừng là một hệ thống các biện pháp nhằm duy trì mối quan hệ qua lại hợp lý giữa con người và rừng để giữ gìn và phục hồi nguồn tài nguyên đa dạng và giá trị tổng hợp của nó; Là việc sử dụng một cách khôn khéo các nguồn tài nguyên và môi trường có được từ rừng; Dự báo và phòng chống những ảnh hưởng bất lợi của con người và các tác nhân khác đến rừng, đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực có rừng và môi trường sinh thái.

Tóm lại: Bảo vệ và phát triển rừng là điều khiển cả đầu vào, đầu ra và mọi hoạt động diễn ra trong vùng có rừng nhằm đạt được những mục tiêu định sẵn của chủ thể quản lý. Bảo vệ rừng là một mặt hoạt động của quản lý rừng với các nội dung cụ thể là kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, phòng chống những tác động bất lợi, không hợp lý vào tài nguyên rừng và môi trường sinh thái rừng.

Bảo vệ rừng chính là việc giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển một cách tự nhiên không bị chặt phá, hủy hoại môi trường sống. Bên cạnh việc cung cấp nguồn gỗ, thì rừng còn là nơi tập trung của vô vàn cây thuốc quý hiếm (thuốc nam, thuốc bắc,…), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

1.3. Vai trò của bảo vệ và phát triển rừng

– Bảo vệ và phát triển rừng góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của con người.

+ Góp phần bảo vệ môi trường sống của con người.

Bảo vệ và phát triển rừng là góp phần bảo vệ nguồn nước: Rừng góp phần duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Hơn 3/4 lượng nước sạch trên trái đất bắt nguồn từ rừng. Chất lượng nước suy giảm cùng với sự suy giảm chất lượng và diện tích che phủ của rừng, thiên tai như lũ lụt, lở đất và thoái hóa đất đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất.

Không chỉ bảo vệ chất lượng của nguồn nước mà rừng còn điều hòa dòng chảy trong các sông ngòi và dòng chảy dưới lòng đất hạn chế thiên tai, hạn hán và lũ lụt. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các khe suối trong thời gian không mưa.

Bảo vệ và phát triển rừng góp phần làm sạch không khí: không khí sạch giữ cho môi trường sống của con người được trong lành là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe tốt cho con người.

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thu cacbonnic và nhả ra ôxy cần thiết cho sự sống. Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí, tán lá cản và giữ bụi, lá cây tiết ra nhiều loại kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất điều này có thể thấy qua tác dụng của tán lá thực vật, nhờ có tán xòe rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt không bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn.

Như vậy, có thể thấy rừng góp phần duy trì bảo vệ và điều hòa nguồn nước, duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Rừng có tác dụng làm sạch không khí, bảo vệ và cải tạo đất.

+ Góp phần nâng cao chất lượng sống của con người.

Rừng và các tài nguyên rừng trong đó có các loài động vật, thực vật rừng hoang dã phục vụ cho đời sống vật chất của con người và cảnh quan thiên nhiên là nơi có ý nghĩa trong việc phục vụ cho việc tham quan, du lịch, giải trí phục vụ đời sống tinh thần của con người. Với giá trị về môi trường cũng như giá trị đối với cuộc sống con người cả về vật chất lẫn tinh thần thì việc bảo vệ và phát triển rừng trước nguy cơ bị đe dọa, bị tàn phá và bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là vấn đề cấp thiết được đặt ra.

– Bảo vệ và phát triển rừng góp phần vào sự phát triển của kinh tế, giáo dục và khoa học.

+ Góp phần vào sự phát triển về kinh tế.

Ngay từ thuở sơ khai loài người đã thực hiện việc săn bắn, hái lượm làm thức ăn cho con người và đã biết khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh và phục vụ cho việc bồi dưỡng sức khỏe của con người. Sau đó, nhiều loài động vật, thực vật rừng được con người mang về thuần hóa, nuôi trồng để phục vụ cho đời sống con người. Nhiều loài động vật rừng và thực vật rừng cung cấp cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, sản xuất gỗ, công nghiệp đá, thuốc nhuộm…và rừng cung cấp một lượng lớn lâm sản phục vụ cho đời sống con người, như các loại gỗ, tre, nứa là nguyên liệu sản xuất hàng trăm mặt hàng đồ mỹ nghệ, dụng cụ lao động, những đồ gia dụng…Đồng thời rừng là nơi cung cấp nguồn dược liệu vô giá.

+ Góp phần vào sự phát triển về khoa học và giáo dục.

Tài nguyên rừng trong đó có động vật và thực vật rừng được con người sử dụng vào nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy ở một số trường. Các loài động vật và thực vật rừng được sử dụng để nghiên cứu sự tiến hóa của các loài, sử dụng các loài có cấu tạo cơ thể gần giống con người để thử nghiệm các loại thuốc và phương pháp điều trị mới. Trong một số trường hợp khác, các loài động vật và thực vật rừng còn là đối tượng nghiên cứu để tìm ra những phương thức điều trị bệnh.

Nhiều sản phẩm từ động vật rừng và thực vật hoang dã đã được con người sử dụng với mục đích làm dược liệu như những loài cây thuốc quý, mật ong, mật gấu…nhiều chế phẩm được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc thực vật như (các loại vắc xin, hoócmôn…) Từ các loài động vật và thực vật rừng thì con người đã sử dụng để nghiên cứu, thử nghiệm và tìm ra các loại thuốc mới, thử nghiệm các phương pháp điều trị phục vụ cho ngành y học trực tiếp dùng để đảm bảo sự sống của con người. Các loài động vật và thực vật rừng cũng được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng cho các ngành khoa học khác. Các loại động vật và thực vật rừng đặc hữu mang những nguồn gen quý hiếm chứa đựng những tính trạng tốt mà những loài động vật khác không có. Vì vậy con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn gen để đạt hiệu quả cao nhất.

Như vậy, có thể thấy tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với môi trường và đời sống của con người. Hiện nay, tình trạng suy thoái rừng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hàng loạt các trận lũ, lụt, úng ngập, sạt lở đất, hạn hán kéo dài gây thiệt hại về cả người và của. Qua đó có thể thấy bảo vệ và phát triển rừng có một vai trò hết sức to lớn và là cơ sở cốt yếu để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời cũng là cơ sở của sự cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành và có một tương lai phát triển.

2. Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

2.1. Khái niệm kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

Kiểm tra là quá trình xem xét kỹ đến chi tiết để xác định tính hợp pháp, mức độ đúng sai xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Đối với việc đánh giá, nhận xét đúng, sai…phải căn cứ vào những tiêu chí, văn bản đang có hiệu lực hiện hành so với thực tế của đối tượng được kiểm tra.

Trên cơ sở quan niệm về kiểm tra như trên, có thể quan niệm công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã như sau: Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã là tổng hợp các hoạt động của các cán bộ, công chức, bộ phận chuyên môn thuộc UBND xã; các tổ đội do UBND xã quyết định thành lập nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp phù hợp đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm rừng trên địa bàn được bảo vệ và phát triển theo đúng quy định của pháp luật, hiệu quả, công bằng và góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng là loại kiểm tra của cơ quan kiểm tra nhằm nắm vững tình hình, nhận xét đánh giá việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm rừng trên địa bàn được bảo vệ và phát triển bền vững đúng quy định của pháp luật.

Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng là việc UBND xã xem xét các văn bản hồ sơ pháp lý, kết quả kiểm tra thực tế, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của đối tượng được kiểm tra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành về lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng.

1.2.2. Mục tiêu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

Thông qua kiểm tra nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chủ động của chính quyền, các ngành đoàn thể, đơn vị, chủ rừng và nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng trong bảo vệ và phát triển rừng; hạn chế thấp nhất số vụ và diện tích rừng bị thiệt hại trên địa bàn xã.

Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm phát luật về lâm nghiệp: việc kiểm tra là hết sức cần thiết để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm phát luật trong việc khai thác các lợi ích từ rừng; Thực hiện tốt quy chế bảo vệ rừng, tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét, ngăn chặn tình trạng vi phạm phá rừng làm nương rẫy, xẻ gỗ trái phép, hướng dẫn nhân dân sản xuất nương rẫy theo đúng quy hoạch, đốt rẫy đúng quy định; Đồng thời, chỉ đạo cơ sở và chủ rừng thực hiện nghiêm túc công tác PCCCR; thường xuyên cập nhật và cụ thể hóa thông tin cấp dự báo cháy rừng trên phương tiện thông tin đại chúng để chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng và nhân dân biết, thực hiện. Việc xử lý các vụ vi phạm được thực hiện cương quyết, nghiêm minh, đúng người, đúng hành vi vi phạm, có tính răn đe cao, không có khiếu nại xảy ra. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng được tiến hành thường xuyên, có sự tham gia của nhiều đơn vị và cả người dân, chủ động triển khai các biện pháp chống chặt phá rừng trên địa bàn quản lý; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên, trưởng bản các bản thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cộng đồng dân cư và gia đình, cá nhân trên địa bàn, giáo dục thành viên trong gia đình, dòng họ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia tố giác đối tượng vi phạm.

Công tác phát triển rừng được khảo sát cụ thể, quy hoạch chọn địa điểm, lập hồ sơ thiết kế sát với thực tiễn; công tác trồng, chăm sóc và quản lý, bảo vệ đảm bảo theo phương án đã được phê duyệt, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh theo hồ sơ thiết kế, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong giai đoạn chăm sóc và giai đoạn quản lý, bảo vệ rừng mới trồng.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quyền và lợi ích của chủ rừng và cá nhân, tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý và của người nhận khoán bảo vệ rừng.

2.3. Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm tra công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã:

Hình 1.1. Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Hình 1.1. Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

XEM THÊM : Cách Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Đạt Chuẩn Nhất

Ủy ban nhân dân xã do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của UBND xã được quy định cụ thể tại Mục III từ Điều 30 đến Điều 36 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. UBND xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ, Kiểm lâm địa bàn trong việc kiểm tra, đấu tranh, chống các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp là công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu, nông – lâm nghiệp và xây dựng.

Kiểm lâm địa bàn là công chức thuộc Hạt kiểm lâm huyện được phân công phụ trách địa bàn xã thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã.

Công an xã thực hiện nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó; Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền; Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã; Tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi phạm tội quả tang; Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ…Ngoài ra, công an xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội do cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên giao.

Trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ là đơn vị đại diện cho chủ rừng có trách nhiệm quản lý rừng bền vững; bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng; xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định.

2.4. Nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã.

UBND xã có 6 nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng như sau:

2.4.1. Kiểm tra về phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã:

Cơ quan kiểm tra: Ủy ban nhân dân xã, kiểm lâm địa bàn, trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ kiểm tra các nội dung về thành phần hồ sơ, phương án, dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy…sự phù hợp với các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giám sát việc xây dựng chương trình, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng, việc xây dựng và sử dụng các công trình phục vụ cho phòng cháy, chữa cháy rừng như (đường băng cản lửa, chòi quan sát phát hiện cháy rừng, hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cháy rừng…).

Đối tượng được kiểm tra: Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng xã, trưởng bản các bản.

2.4.2. Kiểm tra công tác xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

Cơ quan kiểm tra: Ủy ban nhân dân xã, kiểm lâm địa bàn, công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã kiểm tra các nội dung về công tác xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng: Các quy định của quy ước phù hợp với quy định của pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của UBND xã, đồng thời kế thừa, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng, đơn giản, dễ thực hiện trong phạm vi, điều kiện cộng đồng. Bảo đảm tất cả các thành phần cộng đồng được tôn trọng cùng tham gia xây dựng. Phản ánh được nguyện vọng của người dân cộng đồng trong công tác bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Tăng cường sự quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến rừng.

Đối tượng được kiểm tra: Trưởng bản, tổ đội xung kích, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

2.4.3. Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích.

Cơ quan kiểm tra: Ủy ban nhân dân xã, Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn và trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ kiểm tra các nội dung về công tác tổ chức thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích như việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức nhằm hạn chế các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; công tác vận động đóng góp quỹ hoạt động của tổ; công tác tuần tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện tốt công tác quản lý lâm sản trong khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến lâm sản trái phép… Tăng cường sự quản lý, sử dụng bền vững rừng, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến rừng.

Đối tượng được kiểm tra: Trưởng bản, tổ đội xung kích.

2.4.4. Kiểm tra việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng:

Cơ quan kiểm tra: Ủy ban nhân dân xã, trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ, kiểm lâm địa bàn kiểm tra rà soát xác định các vùng rừng trọng điểm có nguy cơ bị xâm hại như: Chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng để có biện pháp phòng ngừa; tổ chức lực lượng tuần tra rừng để ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, không để sự việc tiếp diễn thành các “điểm nóng”, nổi cộm về phá rừng, khai thác rừng trái phép. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, rừng sản xuất chủ động đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi xâm hại tài nguyên rừng…

Đối tượng được kiểm tra: Các dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.4.5. Kiểm tra công tác trồng rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

Cơ quan kiểm tra: Ủy ban nhân dân xã, trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ, công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã kiểm tra về công tác triển khai trồng dặm, trồng mới, trồng bổ sung rừng theo kế hoạch của cấp trên như: cây giống, mật độ cây trồng, công tác quản lý, chăm sóc cây nhằm mục đích diện tích rừng mới trồng phát triển.

Đối tượng được kiểm tra: Trưởng bản, Nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

2.4.6. Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

Cơ quan kiểm tra: Ủy ban nhân dân xã, trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ, kiểm lâm địa bàn kiểm tra các nội dung về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ như đã đảm bảo theo chế độ chính sách của Nhà nước, việc quản lý chi trả và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, quyền và nghĩa vụ của người dân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan…

Đối tượng được kiểm tra: Trưởng bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

2.5. Hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

– Kiểm tra thường xuyên: Hình thức này luôn được UBND xã quan tâm, chú trọng, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công thì kiểm lâm địa bàn phối hợp với công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã tham mưu cho ủy ban nhân dân xã và trực tiếp kiểm tra thường xuyên trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và việc giải quyết các vấn đề thường xuyên, liên tục. Thông qua kiểm tra thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Hình thức kiểm tra này mang tính chủ động cao, có tác dụng ngăn ngừa sai phạm từ xa. Các cuộc kiểm tra này không dựa trên bất cứ dấu hiệu nào của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mà nó được triển khai nhịp nhàng, đều đặn, bất kể thời gian, tình huống, điều kiện như thế nào.

– Kiểm tra định kỳ – kiểm tra toàn diện: UBND xã xây dựng các chương trình, kế hoạch trong năm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị đối với các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng, hình thức kiểm tra này là rất cần thiết nó liên quan trực tiếp giải quyết các vấn đề như: trình tự thủ tục các bước đã bảo đảm theo quy định, các quyền và nghĩa vụ, quy ước về bảo vệ và phát triển rừng, việc tuân thủ theo quy định của pháp luật…việc kiểm tra định kỳ – kiểm tra toàn diện là hình thức kiểm tra mang tính kế hoạch cao, nó được xây dựng và ấn định về thời gian, nội dung, mục tiêu, đối tượng… có sẵn trong kế hoạch, thông thường ngay từ đầu năm hoặc cuối năm trước. Hình thức kiểm tra này còn có ý nghĩa nhắc nhở đối tượng bị kiểm tra cần hoàn thiện các hồ sơ pháp lý gắn liền về thời gian nhất định như: kiểm tra sau xây dựng phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng, kiểm tra hoạt động của các tổ đội xung kích ở thôn bản, kiểm tra tình hình khai thác lâm sản, thực hiện các quy ước của cộng đồng dân cư, công tác bảo vệ và phát triển rừng…

– Kiểm tra đột xuất: Đối với hình thức này, quá trình kiểm tra của UBND xã và các bộ phận liên quan ít kiểm tra hơn so với hai hình thức nêu trên. Hình thức này được áp dụng khi có dấu hiệu vi phạm được phát hiện cần phải tiến hành kiểm tra hoặc khi có yêu cầu của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình cá nhân. Hình thức này thường có số lượng ít, tập trung vào một số vấn đề nhất định, xem xét kết luận với thời gian ngắn và mang tính xử lý tình huống cao. Hình thức này được tiến hành không kể thời gian, không gian, địa điểm. Việc kiểm tra đột xuất có tác dụng ngăn chặn nhanh và kịp thời những biểu hiện sai phạm hay dấu hiệu vi phạm xảy ra đối với đối tượng kiểm tra. Hình thức này do tính khẩn trương và đột xuất, sẽ làm tăng thêm tính khách quan khi tiếp cận vấn đề của đối tượng kiểm tra. Nhưng chủ yếu được sử dụng khi có phản ánh kiến nghị, thông tin tố giác hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm về việc phát phá rừng, lấn chiến rừng, khai thác lâm sản trái quy định, các hộ gia đình không thực hiện đúng các quy ước của cộng đồng đã quy định..

2.6. Quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

2.6.1. Quy trình kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

Quy trình kiểm tra của UBND xã đối với bảo vệ và phát triển rừng gồm có 03 bước:

Các bước kiểm tra Nội dung cụ thể
1. Chuẩn bị kiểm tra – Xây dựng quyết định kế hoạch kiểm tra, dự kiến nhân sự đoàn kiểm tra.

– Đoàn kiểm tra họp phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng lịch kiểm tra, đề cương gợi ý báo cáo tự kiểm tra.

– Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết phục vụ kiểm tra.

2. Bước tiến hành

 

– Tổ chức hội nghị triển khai quyết định kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc.

– Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra xác minh.

– Tổng hợp các vi phạm sau khi tiến hành thẩm tra xác minh; xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra xác minh.

– Trưởng bản các bản, thành viên tổ đội xung kích ở thôn bản được kiểm tra tổ chức hội nghị.

– Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra xác minh những nội dung chưa rõ.

– Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra.

3. Bước kết thúc

 

– Đoàn kiểm tra họp xem xét kết luận.

– Ký ban hành thông báo kết luận kiểm tra, báo cáo UBND xã

– Giao thông báo kết luận, lập và nộp hồ sơ lưu trữ, giám sát việc chấp hành kết luận.

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra

– Căn cứ chương trình kiểm tra, giám sát năm, UBND xã phân công xây dựng dự thảo quy định, kế hoạch kiểm tra, phân công giao nội dung gợi ý viết báo cáo tự kiểm tra, trình UBND xã.

– Đại diện UBND xã trao đổi dự kiến kế hoạch kiểm tra đối với các bản, tổ đội xung kích của các bản được kiểm tra bằng hình thức thích hợp (trao đổi điện thoại hoặc xuống trực tiếp); UBND xã xem xét, ký ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra và các văn bản liên quan, gửi quyết định, kế hoạch kiểm tra, công văn giao nội dung báo cáo tự kiểm tra; yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan.

– Đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh, lịch làm việc, họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra

– Đại diện UBND xã và đoàn kiểm tra làm việc với đại diện bản, tổ đội xung kích các bản được kiểm tra (tổ chức cá nhân có liên quan khác do UBND xã quyết định) thống nhất lịch làm việc; báo cáo tự kiểm tra; cung cấp tài liệu có liên quan và phân công cán bộ phối hợp thực hiện.

– Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra xác minh:

Nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra; hồ sơ, giấy tờ đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; các văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.

Làm việc với trưởng bản, tổ đội xung kích của bản, cá nhân có liên quan.

Nếu cần bổ sung nội dung kiểm tra, giám định kỹ thuật, chuyên môn thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo UBND xã xem xét, quyết định.

– Yêu cầu trưởng bản, tổ đội xung kích của bản báo cáo bổ sung những nội dung chưa rõ; báo cáo những nội dung vướng mắc… Dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra xác minh; họp đoàn kiểm tra để thống nhất. Nếu thấy khuyết điểm đã rõ vi phạm đến mức phải xem xét xử lý vi phạm thì UBND xã trực tiếp hoặc giao cơ quan, đơn vị đủ thẩm quyền xem xét xử lý.

– Tổ chức hội nghị:

Thành phần:

 Đoàn kiểm tra, trưởng bản, tổ đội xung kích của bản và các cá nhân có liên quan.

Nội dung:

Đoàn kiểm tra thông qua kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản; gợi ý các nội dung cần làm rõ để trưởng bản, tổ đội xung kích của bản trình bày ý kiến; hội nghị thảo luận, nhận xét và đề nghị. Nếu có xem xét xử lý kỷ luật thì trưởng bản, tổ đội xung kích của bản đọc văn bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật; hội nghị thảo luận, bỏ phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật theo quy định.

Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ; hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi với trưởng bản, tổ đội xung kích về kết quả kiểm tra.

Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật (nếu có) trình UBND xã.

Bước 3: Kết thúc kiểm tra

– UBND xã xem xét, kết luận:

Thành phần:

UBND xã, Đoàn kiểm tra, nếu có xem xét kỷ luật thì mời trưởng bản vi phạm; đại diện tổ đội xung kích của bản.

Nội dung:

Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật (nếu có), trình bày đầy đủ các ý kiến tham gia của cá nhân, tổ chức được kiểm tra không đồng ý hoặc có ý kiến khác với đoàn kiểm tra.

UBND xã (họp riêng) thảo luận, kết luận; bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật cụ thể bằng phiếu kín hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ký ban hành quyết định kỷ luật đối với bản để xảy vi phạm ra về công tác bảo vệ và phát triển rừng theo quy định.

Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, quyết định thi hành kỷ luật hoặc các báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật và những yêu cầu văn bản khác (nếu có) trình UBND xã ký ban hành.

Đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra, những yêu cầu kiến nghị quyết định kỷ luật (nếu có) đến trưởng bản, tổ đội xung kích của bản bằng hình thức thích hợp (xuống trực tiếp hoặc gửi văn bản).

Đoàn kiểm tra lập hồ sơ, giao lưu giữ theo quy định.

2.6.2. Công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng

Công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã tương đối đa dạng, bao gồm các công cụ sau:

– Các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Nghị định 35/2019/NĐ-CP, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, Thông tư số 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 04/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

– Các chương trình kiểm tra theo quý, chương trình kiểm tra hàng năm.

– Các hồ sơ kiểm tra về việc chấp hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng như: kiểm tra trình tự, thủ tục, phương án phòng cháy chữa cháy rừng, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các bản, tổ đội xung kích của bản…

– Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra: bản đồ số, Flycam, phần mềm Mapinfor, Google Earth, phần mềm Excel và các phần mềm hỗ trợ khác…

– Các hồ sơ về khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng dân cư: gồm phương án khai thác, bảng kê lâm sản…

– Hồ sơ về công tác bồi thường cho cộng đồng dân cư khi Nhà nước thu hồi rừng.

– Hồ sơ về việc thiết kế rừng, kế hoạch trồng rừng được giao đối với nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

– Văn bản xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

– Các hình thức tổ chức công tác bảo vệ và phát triển rừng của các bản, tổ đội xung kích của bản.

– Các hồ sơ về thực hiện nghĩa vụ tài chính của các bản, tổ đội xung kích.

Nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng sẽ không dừng lại ở đây mời các bạn xẽm hết phần còn lại nhé

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã

3.1. Yếu tố thuộc về Ủy ban nhân dân xã

* Nhân tố con người và tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. Nếu bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng được kiện toàn, các bộ phận được phân cấp đầy đủ thì công tác kiểm tra sẽ thuận lợi. Ngược lại, nếu bộ máy không đồng bộ, quyền và trách nhiệm của các bộ phận không phù hợp sẽ làm phát sinh nhiều hoạt động không hiệu quả.

Đặc biệt, năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức UBND xã có ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng. Nếu cán bộ thiếu năng lực, phẩm chất kém thì đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có đúng đắn đến đâu cũng không thể triển khai trong thực tế. Thậm chí, nếu cán bộ cố tình tư lợi, tham nhũng họ có thể bẻ cong những chính sách pháp luật.

* Sự phối hợp của UBND xã với các cơ quan chuyên môn ngành dọc đóng trên địa bàn và các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn cũng là khâu quan trọng trong việc nắm bắt, tuyên truyền các chính sách pháp luật.

* Hệ thống thông tin ứng dụng trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng như phần mềm Google Earth về bản đồ hiện trạng rừng, sử dụng rừng, quy hoạch kế hoạch phát triển rừng, phần mềm theo dõi diễn biến rừng…

* Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho UBND xã để thực hiện công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng còn rất hạn chế, nguồn kinh phí hạn hẹp ảnh hưởng trực tiếp đến công tác triển khai các nhiệm vụ liên quan gặp nhiều khó khăn…

3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

– Quy mô diện tích rừng: địa bàn càng rộng lớn, càng phức tạp thì công tác kiểm tra trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

– Chính sách pháp luật:

+ Chính sách pháp luật liên tục thay đổi, lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng rộng; đồng thời nhân sự cán bộ UBND xã thay đổi qua các thời kỳ ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện, nhiều văn bản chính sách chưa kịp thời sẽ gây khó khăn rất lớn cho UBND xã.

+ Trên địa bàn huyện nhiều nội dung giữa các phòng, ban, cơ quan, đơn vị còn chưa có sự thống nhất, việc xác định các loại rừng, mật độ rừng…dựa theo tiêu chí của từng ngành để xác định. Do đó nhiều khi thực hiện triển khai UBND xã còn lúng túng trong việc xác định loại rừng trên thực địa.

– Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho UBND xã để thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn rất hạn chế, nguồn kinh phí hạn hẹp ảnh hưởng trực tiếp đến công tác triển khai các nhiệm vụ liên quan gặp nhiều khó khăn.

– Cộng đồng dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, do đó ý thức và năng lực hiểu biết pháp luật còn hạn chế, không đồng đều dẫn đến tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, sử dụng lửa trong rừng, lấn chiếm rừng trên địa bàn xã vẫn xẩy ra.

– Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số về kinh tế quá khó khăn sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng, vẫn mang phong tục săn bắn, hái lượm để kiếm sống.

– Đối với cộng đồng dân cư muốn quản lý bảo vệ và phát triển rừng một cách có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chung của người dân, cộng đồng, trình độ dân trí và phong tục tập quán của người dân và các tổ chức, cá nhân được giao khoán bảo vệ rừng, nhất là những người dân sống gần rừng, trong vùng được bảo vệ và được giao rừng. Một số cá nhân chưa nhận thức được lợi ích lâu dài của tập thể, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mặt, lợi ích cá nhân. Do đó trong quá trình quản lý, khai thác vẫn xẩy ra những trường hợp chặt phá rừng, lấn chiếm rừng làm nương rẫy, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang làm lán trại, nhà ở, xây dựng các công trình…làm suy giảm diện tích rừng ảnh hưởng nặng nề đến việc bảo vệ đất chống xói mòn và môi trường sinh thái đầu nguồn cũng như cảnh quan thiên nhiên…

Trên đây là nội dung về Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu dụng để áp dụng vào bài luận văn tốt nghiệp Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường. Nếu các bạn vẫn còn loay hoay với bài làm của mình thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 hoặc tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thành công.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ