Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn

5/5 - (1 bình chọn)

Có phải bạn đang tìm tài liệu tham khảo là Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn để làm bài luận văn thạc sĩ về đề tài Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn. Vậy thì các bạn hãy cùng Luận Văn Tốt xem qua bài viết dưới đây. Bài viết sẽ cho bạn hiểu thêm về đặc điểm của nhà hàng trong khách sạn, vai trò và chức năng của nhà hàng trong khách sạn. Để có được bài mẫu bạn cần, gửi đến bạn thì Luận Văn Tốt đã bỏ thời gian tìm kiếm và soạn thảo rất lâu, hy vọng sẽ giúp cho bạn có thêm tài liệu hữu ích chuẩn bị cho bài luận văn thạc sĩ của chính bạn.

Luận Văn Tốt sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng bạn, cho nên nếu có gặp bất kỳ khó khăn gì từ việc tìm kiếm đề tài, triển khai nội dung hay cần thêm tài liệu tham khảo thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay Zalo : 0934573149 Luận Văn Tốt sẽ tư vấn và hỗ trợ các bạn.

1. Đặc điểm của nhà hàng trong khách sạn:

1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của nhà hàng trong khách sạn:

Nhà hàng trong khách sạn là bộ phận kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống tại khách sạn – nơi có trang thiết bị hiện đại, thiết bị chuyên dụng, thiết bị đồng bộ và được bố trí theo một qui trình nhất định. Nhà hàng phục vụ chủ yếu cho: khách du lịch, khách dự các hội nghị, khách vãng lai nghỉ tại khách sạn, phục vụ tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan… Ngoài ra, một số nhà hàng còn chịu trách nhiệm về ăn uống cho nhân viên tại khách sạn và cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách.

Sản phẩm trong nhà hàng phải đa dạng không ấn định về số lượng sản phẩm bán cũng như là chủng loại, tùy theo khả năng của nhà hàng có thể ấn định chủng loại sản phẩm.

Tính không đồng nhất về sản phẩm và dịch vụ cung ứng do ngoại cảnh tác động như: nhân viên tiếp xúc, đầu bếp, khách hàng. Vì vậy, nhân viên phục vụ trong nhà hàng ngoài việc trang bị kiến thức của ngành thì cần phải có trình độ văn hóa và cách ứng xử giao tiếp tốt.

2. Đặc điểm về lao động:

Nhà hàng trong khách sạn phục vụ khách từ 6h đến 24h hàng ngày, có nơi phục vụ 24/24h. Các bộ phận đảm nhận chức vụ và công việc khác nhau không thể thay thế cho nhau được. Tại nhà hàng trong khách sạn, lao động thủ công là chủ yếu nhưng đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, đặc biệt là bộ phận chế biến.

Đội ngũ độ tuổi lao động trẻ trong nhà hàng là 20 – 30 tuổi vì phải chịu một áp lực công việc rất nặng, cường độ lao động liên tục do đó phù hợp với nam giới hơn nữ giới.

Kỹ năng giao tiếp tốt, yêu nghề, trung thực, thật thà, nhanh nhẹn trong công việc. Ngoại hình dễ nhìn, có sức khỏe tốt.

3. Đặc điểm về đối tượng phục vụ:

Đối tượng phục vụ của nhà hàng có nhiều loại, mỗi khách hàng có đặc điểm tâm lý riêng, khẩu vị ăn uống, trình độ văn hóa, địa vị xã hội khác nhau. Do đó để phục vụ tốt thực khách, nhà hàng phải tiến hành tìm hiểu thói quen, tập quán cũng như khẩu vị ăn uống của khách hàng.

Trong một phòng ăn có người cần sự sang trọng, người cần bình dân. Do đó, người phục vụ vừa có tính sang trọng vừa để tự nhiên cho khách hàng.

4. Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất:

– Kiến trúc hiện đại: Phù hợp với tiệm ăn nhanh, chuyên phục vụ đồ uống.

– Kiểu dân dã: Thích hợp kinh doanh ở vùng nghỉ mát, trên cao nguyên hoặc bìa rừng.

– Kiểu cổ điển: Xây dựng ở trung tâm thành phố lớn hoặc nhà hàng – khách sạn cao cấp.

– Kiểu cổ đại: Là rập khuôn một phần mẫu kiến trúc lâu đài, thành quất phong kiến.

– Kiểu nước ngoài: Theo kiểu Anh, Nhật, Trung Quốc…

5. Đặc điểm về phong cách phục vụ:

Từ khi bước chân vào nhà hàng cho đến khi rời khỏi. Nhân viên phục vụ luôn luôn chu đáo trong mọi công việc, niềm nở với khách hàng, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng mỗi khi khách hàng cần.

Trong khi phục vụ cho dù mọi tình huống không tốt do khách hàng gây ra nhưng nhân viên luôn phục vụ hướng tới phương châm: “Khách hàng là thượng đế”, khách hàng luôn luôn đúng.

6. Đặc điểm về môi trường phục vụ:

Môi trường phục vụ trong nhà hàng là môi trường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên áp lực công việc rất lớn: Một lời khen có thể làm cho nhân viên phục vụ tốt hơn, ngược lại một lời chê sẽ làm nhân viên lúng túng. Do đó, môi trường phục vụ phải dễ chịu, thoải mái nhằm đem lại hiệu quả cao.

Môi trường nhà hàng phải ấm cúng tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Khách hàng có thể đi riêng lẻ hoặc đi theo đoàn, để có thể ở lại trong thời gian ngắn hay thời gian dài. Do đó, nhân viên phục vụ phải có tính nhẫn nại, dẻo dai trong công việc.

Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn
Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn

XEM THÊM : Cách Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Đạt Chuẩn Nhất

2. Vai trò của nhà hàng trong khách sạn:

1. Nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách:

Đây là vai trò đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của bộ phận nhà hàng trong khách sạn, đảm bảo chất lượng phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu của khách.

Dù đối tượng du khách của nhà hàng là ai? Thuộc tầng lớp nào? Thì chắc chắn nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi vẫn là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi chất lượng cao. Khi đến khách sạn, khách hàng không chỉ muốn hòa mình trong cảnh đẹp, có trải nghiệm thú vị mà còn muốn có những giây phút thư giãn, tận hưởng cuộc sống.

Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Ngoài việc nghỉ ngơi, lưu trú ở khách sạn thì khách hàng thường quan tâm đến một số dịch vụ khác như: ăn uống, Spa giải trí, đi lại… Chính vì vậy, khách sạn càng cung cấp nhiều dịch vụ càng được nhiều khách đến lựa chọn.

Nếu khách sạn mang đến cho họ một không gian nghỉ ngơi sang trọng, đầy đủ tiện nghi và dịch vụ ăn uống luôn được phục vụ tốt thì chắc hẳn khách sẽ quay lại và sử dụng dịch vụ của khách sạn nhiều hơn.

2. Nhà hàng góp phần thúc đẩy doanh thu cho khách sạn:

Theo báo cáo thống kê từ một số khách sạn thì nhà hàng là một loại hình dịch vụ mang lại doanh thu rất cao cho khách sạn.

Dịch vụ nhà hàng càng tốt thì khách sạn lại các có thêm nhiều hợp đồng về dịch vụ ăn uống như: Tiệc hội nghị, tiệc cưới, dự thảo…

3. Nhà hàng tăng cường nhận diện thương hiệu cho khách sạn:

Bộ phận nhà hàng càng phát triển, chất lượng phục vụ tốt, các món ăn, đồ uống ngon, đặc sắc thì càng thu hút nhiều du khách quay trở lại khách sạn những chuyến đi lần sau. Và chắc chắn rằng khách hàng sẽ không ngần ngại để lại đánh giá tốt, tích cực về khách sạn trên những trang web, mạng xã hội hay diễn đàn về khách sạn, du lịch.

4. Nhà hàng đối với phát triển kinh tế – xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng:

Kinh doanh nhà hàng giữ vai trò và vị trí quan trọng thỏa mãn nhu cầu ăn uống của xã hội tăng lên. Dẫn đến sản xuất xã hội tăng thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cách sống của con người, tổ chức bữa ăn cho gia đình dần dần nhường chỗ cho tổ chức ăn uống cho xã hội đảm nhận, có nghĩa là kinh doanh nhà hàng hình thành và phát triển.

– Đáp ứng nhu cầu ăn uống xã hội ngày càng tăng.

– Phát triển nhà hàng kinh doanh ăn uống chính là nơi hội tụ dòng tộc và giao lưu các cộng đồng dân cư nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.

– Phát triển nhà hàng góp phần khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào kinh doanh, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

– Thúc đẩy sản xuất ở địa phương phát triển, đặc biệt sản xuất nông nghiệp.

– Tạo cơ hội cho người lao động ở địa phương có việc làm và tăng thu nhập dân cư ở địa phương.

– Xu hướng chung, kinh doanh ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà nảy sinh từ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật.

– Phát triển nhà hàng góp phần giữ gìn, khôi phục và phát triển bản sắc văn hóa xã hội.

3. Chức năng của nhà hàng trong khách sạn:

Chức năng chính của nhà hàng trong khách sạn là chức năng sản xuất. Nhà hàng sản xuất ra các thức ăn, đồ uống để phục vụ theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn, đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp thiết của khách du lịch hiện nay, đó là không chỉ “ăn no – mặc ấm” mà là “ăn ngon – mặc đẹp”.

Doanh thu của nhà hàng trong khách sạn phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của khách hàng, của từng bữa ăn nên doanh thu không đồng đều mà có sự chênh lệch qua các tháng do chức năng lưu thông bán sản phẩm. Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng bao gồm 2 loại: Tự sản xuất và không tự sản xuất.

– Tự sản xuất là các món ăn đồ uống được pha chế trong nhà hàng theo 1 quy trình nhất định.

– Không tự sản xuất là các sản phẩm được đưa từ bên ngoài vào như: rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo…

Chức năng tổ chức phục vụ giúp khách hàng tiêu thụ các món ăn, đồ uống và các sản phẩm của nhà hàng.

Ba chức năng trên luôn thống nhất và phục vụ lẫn nhau, thiếu một trong ba chức năng trên thì sẽ phá vỡ tính thống nhất trong quá trình cung ứng dịch vụ của nhà hàng.

Qua bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn trên đây và những gì các bạn đã học được thì Luận Văn Tốt tin tưởng rằng bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài luận văn thạc sĩ về đề tài Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Khách Sạn. Chúc các bạn thành công và đừng quên nếu có khó khăn hay cần hỗ trợ thì liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Tốt bạn nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ