Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Làm Luận Văn

Đánh giá post

Dưới đây là Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ chắc hẳn sẽ đáp ứng được nhu cầu cho nhiều bạn học viên ngành quản lý công khi làm luận văn tốt nghiệp với đề tài Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ. Bài viết được Luận Văn Tốt soạn thảo từ nguồn thông tin uy tín và những bài luận văn được bảo vệ rất thành công của các bạn khóa trước, hôm nay chia sẻ lên đây để các bạn khóa sau có tài liệu hữu dụng để tham khảo giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Vậy mời các bạn cùng xem qua bài viết.

Không dừng lại ở việc cung cấp những tài liệu hữu ích cho các bạn thao khảo mà Luận Văn Tốt còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ, nếu các bạn có khó khăn về bài làm của mình hay vì lý do nào đó mà không thể hoàn thành bài luận văn thạc sĩ cho bản thân mình thì hãy gọi ngay hotline zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé.

1. Quan điểm, đường lỗi của đảng, nhà nước về nguyên tắc tập trung dân chủ 

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt  động của Đảng Cộng sản Việt Nam.“Yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng là đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất với việc mở rộng dân chủ rộng rãi  để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức Đảng các cấp và đảng viên”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI quy định những nội dung cơ bản của nguyên  tắc tập trung dân chủ trong Đảng, gồm:

1) Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.  

2) Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi  tắt là cấp uỷ).

3) Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của  mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực  hiện tự phê bình và phê bình.  

4) Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành  nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

5) Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến  đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số. 

6) Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc  phạm vi quyền hạn của mình,  song không được trái với nguyên  tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và  nghị quyết của cấp trên.

 Nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ là  nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt  Đảng, mà còn là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam. Điều đó được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: 

1) Toàn bộ các cơ quan nhà nước phải có một trung tâm quyền lực chỉ đạo một cách mạnh mẽ và thống nhất, mỗi cơ quan nhà nước đều có  những chức  năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; 

2)  Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra  theo bốn nguyên tắc  phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ. Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm;

3) Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo qui định của Hiến pháp và pháp luật, nhưng những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân. Ở địa phương,  những vấn  đề quan trọng ở địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến hoặc trực tiếp quyết định;

4) Trên cơ sở quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của mình và căn cứ vào đặc điểm, tình hình, lợi ích hợp lý của điạ phương (và cấp dưới), các cơ quan nhà nước trung ương (và cấp trên) có quyền quyết định đối với địa phương (và cấp dưới). Các cơ quan nhà nước địa phương (và cấp dưới) có quyền chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước trung ương (và cấp  trên) hoặc những vấn đề  thuộc thẩm quyền của mình, phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương hoặc đơn vị mình, nhưng không được trái với các qui định của trung ương (và cấp trên);

5) Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải  phân  định  những  vấn  đề thuộc thẩm quyền tập thể, những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số để kiểm tra tính đúng đắn trong quyết định của mình. Những vấn đề cá nhân có quyền quyết định thì cá nhân phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

 Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân
Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân

XEM THÊM : Cách Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Đạt Chuẩn Nhất

2. Nguyên tắc tập trung dân chủ  

2.1. Khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ

 Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ là Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức cộng sản và được trình bày trong điều lệ chính thức của các Đảng Cộng sản. Lênin, người đầu tiên nhắc tới khái niệm “Tập trung dân chủ”, giải thích rằng tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động. Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là nguyên tắc mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kêu gọi thực thi mặc dù có thể có cách định nghĩa khác.

Hồ Chí Minh thì viết “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phát phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thế là vừa dân chủ, vừa tập trung.”

Theo điều lệ chính thức của các đảng cộng sản, tất cả các cơ quan lãnh đạo và các bí thứ các cấp được bầu bởi các đảng viên, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại hội toàn thể đảng viên hay đại hội đại biểu đảng viên. Theo quy định chính thức, tổ chức được xây dựng từ dưới lên nghĩa là các đại biểu cấp dưới sẽ quyết định trong việc bầu chọn lãnh đạo cấp trên. Ý nghĩa dân chủ của nguyên tắc này là các cơ quan và chức vụ lãnh đạo được hình thành thông qua bầu cử, các nghị quyết của Đảng chỉ có thể thông qua bởi cơ quan được bầu. Ý nghĩa của tập trung là quyết định của tổ chức Đảng cấp trên là bắt buộc với các tổ chức Đảng cấp dưới và cuối cùng là bắt buộc mỗi đang viên phải chấp hành.

Mỗi vấn đề của Đảng sẽ được thảo luận cho đến khi ra nghị quyết. Sau khi có nghị quyết, mỗi đảng viên phải chấp hành nghiêm chính nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết Đảng viên dù có ý kiến khác khi phát biểu công khai vẫn phải nói theo nghị quyết chứ không được theo ý mình. Trên thực tế, ý nghĩa tập trung thể hiện rất mạnh mẽ vì nó có thể tập trung sức mạnh của tập thể vào một mục tiêu cụ thể và che giấu những bất đồng trong nội bộ.

2.2. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là những vấn đề thuộc về quan điểm và nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng lãnh đạo phải thực hiện nhất quán trong thực tiễn hoạt động của mình.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ. Hai mặt đó không mâu thuẫn với nhau mà luôn thống nhất tác động, bổ sung cho nhau, tạo thành một chính thể thống nhất. Dân chủ là điều kiện, tiền đề của tập trung, tập trung là cơ sở bảo đảm cho dân chủ được xác định và phát huy. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mọi cán bộ, đảng viên đều có quyền tham gia vào việc quyết định công việc của Đảng, có quyền được thông tin, thảo luận, tranh luận, nêu ý kiến riêng, bảo lưu ý kiến trong tổ chức. Nhưng khi Đảng đã có nghị quyết thì phải nói và làm theo nghị quyết, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức đảng trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

Việc phát triển và mở rộng dân chủ trong Đảng phải luôn đi đôi với tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, giữa nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Dân chủ càng phát triển thì tập trung cang vững chắc, sức mạng của Đảng càng được khẳng định. Nếu thực hành dân chủ tốt, Đảng sẽ quy tụ được trí tuệ, khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi cán bộ, đảng viên, tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, tình đồng chí, giúp nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Bởi vậy, trong quá trình sinh hoạt và hoạt động của các tổ chức đảng, phải kết hợp chặt chẽ dân chủ với tập trung, không được tuyệt đối hoá mặt nào: Nếu tuyệt đối hoá dân chủ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, vô tổ chức, kỷ luật. Còn nếu tuyệt đối hoá tập trung dẫn đến quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Cả hai biểu hiện trên đều gây nguy hại và làm giảm sức mạnh của Đảng.

Hồ Chí Minh khẳng định Đặng phải là khối thống nhất ý chí và hành động, trong tổ chức, Đảng phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ một nguyên tác quyết định sức mạnh của Đảng. Người chỉ rõ rằng dân chủ phải đi đối với với tập trung, phải kiên quyết thực hành kỷ luật. Trong lãnh đạo, Hổ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải thực hiện đúng đau nguyên tác tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách “Tập thể lãnh đạo là dân chủ Cá nhân phụ trách là tập trung Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung. Thực hiện đúng đến nguyên tắc này mới tránh cho Đảng không rơi vào chủ quan đốc đoàn chuyển quyền và mới biển đường lối của Đảng trở thành thực tiến sinh động

Trong sinh hoạt Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình – một vũ khí và là quy luật làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác cũng như nguyên tác đoàn kết thống nhất trong Đảng, cán bộ đảng viên phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng, phải giữ gìn sự thống nhất của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã xác định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, có vai trò trực tiếp: chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Nó quy định cơ cấu hình thức tổ chức đang thiết lập chế độ các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, xác lập nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ Đảng. Bởi vậy, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, nhất là khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Đảng ta vẫn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, vẫn phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu sức sáng tạo của mọi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Tập trung được trí tuệ của toàn Đảng, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vùng mạnh, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử đối với dân tộc.

 Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Làm Luận Văn
Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Làm Luận Văn

XEM THÊM : luận văn thạc sĩ luật dân sự

Đảng ta luôn khẳng định “Đảng là tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản; mọi đảng viên đều có quyền biết, thảo luận và biểu quyết các công việc của Đảng; được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, phê bình, chất vấn về hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, đề xuất các kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm,… Từ khi trở thành Đảng cầm quyển, Đảng ta vẫn luôn kiên định và có bước phát triển mới trong việc phát huy dân chủ nội bộ, thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ cả trong Đảng và trong tổ chức hoạt động của Nhà nước. Hội nghị Trung ương 9, khoá IX của Đảng ta đã nhấn mạnh “phải thực hiện đúng dần nguyên tắc tập trung dân chủ trên Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ trong Đảng”.

2.3. Nội dung, bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ

Đảm bảo nguyên tắc tập trung chủ là vấn đề sống còn của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Nội dung cơ bản của nguyên tắc bao gồm :

Về xây dựng tổ chức:

-Bảo đảm tập trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

– Cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử lập ra.

– Thực hiện lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

– Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương, cá nhân phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số.

Trong công tác cán bộ:

Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng thời phát huy trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị:

– Đảng đề ra đường lối, chính sách cán bộ cho cả hệ thống chính trị.

– Lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành chính sách, pháp luật.

– Mọi quyết định về công tác cán bộ do cấp ủy quyết định theo đa số.

– Đảng trực tiếp xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị.

– Đảng kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị.

Trong sinh hoạt Đảng:

– Mọi vấn đề đều được trao đổi, bàn bạc dân chủ

– Ý kiến thiểu số có quyền được bảo lưu và phải được giải quyết.

– Khi đã biểu quyết thì thiểu số phải phục tùng đa số.

– Khi nghị quyết đã được biểu quyết thì phải chấp hành.

Trong xây dựng quyết sách chính trị:

  • Mọi người được dân chủ bàn bạc xây dựng nghị quyết

– Nghị quyết đã biểu quyết và ban hành thì mọi thành viên đều phải chấp hành, kể cả những ý kiến thuộc về thiểu số.

– Cấp dưới chấp hành nghị quyết của cấp trên, địa phương chấp hành nghị quyết của Trung ương, toàn Đảng chấp hành Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

– Cấp ủy các cấp có trách nhiệm giải quyết các ý kiến thuộc về thiểu số cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc.

Trong lãnh đạo:

– Mọi quyết định của Đảng đều được bàn bạc dân chủ.

– Thực hiện lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

– Đảng lãnh đạo Nhà nước, các đoàn thể bằng đường lối, nghị quyết của Đảng, bằng công tác giáo dục, thuyết phục, vận động, bằng kiểm tra, giám sát, chăm lo xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ, phát huy cao độ vai trò tiên phong gương mẫu của các tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và trong nhân dân.

– Phát huy vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, các đoàn thể và nhân dân tham gia xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Tính tập trung trong Đảng đòi hỏi Đảng phải có cương lĩnh, đường lối, mục tiêu cách mạng thống nhất được mọi tổ chức Đảng và đảng viên tuần thủ và thực hiện, toàn dân hướng vào phần đầu Đảng phải có điều lệ thống nhất. Điều lệ chính là bộ luật của toàn Đảng mà một tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành vô điều kiện cả về mặt nhận thức và chấp hành.

Tập trung trong Đảng còn đòi hỏi Đảng phải có một cơ quan lãnh đạo thống nhất đó là đại hội đại biểu toàn quốc, giữa 2 kỳ đại hội là Ban chấp hành Trung Ương do đại hỏi bầu ra. Về mặt tổ chức, Đáng phải thống nhất về quy mô và hình thức tổ chức của Đảng. Đảng phải có kỷ luật thống nhất mà một tổ chức Đảng, đảng viên không phân biệt đều phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Đảng, không có những đặc quyền đặc lợi.

Tính dân chủ trong Đảng được thể hiện ở nội dung toàn thể Đảng viên đều bình đẳng về quyền và lợi ích đều được tham gia trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thực hiện quyền của mình, thể hiện ý kiến của mình trong mọi công việc của Đảng, khi thảo luận thì phải thực sự dân chủ, nhưng khi hành động thì thống nhất trăm người như một. Tất cả những người có trách nhiệm trong Đảng và tất cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng đề do dân chủ bầu cử mà lập nên, đều có trách nhiệm thực hiện và báo cáo trước tổ chức đã bầu ra mình và họ có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu không xứng đáng và không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao.

Tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất hài hòa và biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong một sự việc, một hiện tượng. Đó là những yếu tố không loại trừ lẫn nhau, làm tiền để cho nhau, lập thành một chỉnh thể và là một tất yếu khách quan trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Có dân chủ mới có sự thúc đẩy và phát huy tính chủ động sáng tạo, mới nuôi dưỡng và phát triển được các tài năng. Có tập trung mới tạo ra được sức mạnh chung, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu chung của cách mạng. Tập trung đúng đắn, hợp lý sẽ làm tăng sức mạnh của dân chủ. Dân chủ lành mạnh phải dựa trên cơ sở tập trung. Tóm lại, giữa 2 mặt tập trung và dân chủ phải được coi trọng như nhau, không được xem nhẹ mặt nào, không nên tuyệt đối hóa một mặt nào đều dẫn đến sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo của Đảng.

Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Làm Luận Văn hy vọng rằng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu dụng trước khi tiến hành bài luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên nếu các bạn gặp khó khăn về bài làm thì lúc nào cũng có thể liên hệ dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ