Mục lục
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý, Giám Sát Hải Quan Hàng Xuất Nhập Khẩu dành cho các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh đang làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài Về Quản Lý, Giám Sát Hải Quan Hàng Xuất Nhập Khẩu. Bài mẫu dưới đây được chúng tôi sọan thảo từ các nguồn thông tin uy tín và được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao ở những khoa trước hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên trong quá trình làm bài nếu các bạn cần thêm tài liệu tham khảo hoặc gặp khó khăn về bài khóa luận tốt nghiệp thì các bạn hãy liên hệ với Luận Văn Tốt qua Zalo/tele : 0934573149 để được cung cấp tài liệu miễn phí và hỗ trợ các bạn hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của các bạn.
1. Khái quát về quản lý, giám sát hải quan
1.1. Khái niệm quản lý, giám sát hải quan
Theo wiktionary phiên bản Tiếng Việt, “Giám sát” được hiểu là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không”.
Theo Luật số 87/2015/QH13 ngày 20/11/2015 về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, “Giám sát” là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.[1]
Theo Luật hoạt động giám sát, Nguyên tắc giám sát:[2]
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
– Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
– Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
– Phải có chủ thể nhất định: Ai có quyền được thực hiện việc giám sát để đưa ra nhận định việc thực hiện công việc đúng hay sai theo quy định. Đồng thời nó cũng gắn liền với đối tượng cụ thể như: Giám sát ai?, giám sát công việc gì?
– Giám sát phải được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng giám sát.
– Trong hoạt động giám sát, cả chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát và nội dung, tính chất hoạt động giám sát rất đa dạng.
Theo Luật hải quan, “Giám sát hải quan” là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, s ự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.[3,2]thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật hải quan.
+Theo điều 39 Luật Hải quan, Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan thì:
-Thực hiện các phương thức giám sát phù h ợp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đối với hàng hóa theo quy định của Luật hải quan.
-Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan.
-Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát hải quan của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các bên có liên quan.
+ Điều 40 Luật hải quan, quy định trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan. [3]
– Chấp hành và t ạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
– Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan hấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan.
– Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ đ ều kiện t eo quy định để cơ quan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù h ợp.
– Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu.
– Trong trường hợp bất khả kháng mà không b ảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, c ảnh sát biển để xác nhận.
+ Điều 41 Luật hải quan, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan:[4]
– Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
– Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.
– Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
– Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.
– Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu v ực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
– Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu v ực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.
– Thực hiện QĐ của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.
– Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây: Niêm phong hải quan; Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện; Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
– Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan QĐ phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá.
– Quản Lý, Giám Sát Hải Quan Hàng Xuất Nhập Khẩu thì Thời gian giám sát hải quan: Hàng hoá nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan; hàng hoá xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
XEM THÊM : Phân Tích Swot Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu
1.2. Đối tượng, phạm vi áp dụng
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (gọi tắt là hàng hóa XNK) đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại Điều 3 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP của Chính phủ
– Quy trình này áp dụng cho cán bộ, công chức hải quan thực hiện công tác giám sát hải quan tại: Khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế[5]
1.3. Nhiệm vụ giám sát hải quan
Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; điểm c.2 khoản 1, điểm c.2 khoản 2 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định.
– Việc bố trí lực lượng làm nhiệm vụ giám sát hải quan theo Quy trình này (Đội/Tổ/Bộ phận…) do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét QĐ cụ thể phù h ợp với địa bàn, điều kiện và nhiệm vụ của từng Chi cục Hải quan.
1.4. Căn cứ để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện qua khu vực giám sát [89,43]
– Đối với hàng hóa xuất khẩu: Tờ khai hải quan đ ã được xác nhận thông quan, giải phóng hàng.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu: Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc được phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 gày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký t ờ khai (hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan).
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải niêm phong hải quan: Ngoài điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, sau khi kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận trên biên bản bàn giao (đối với hàng hóa xuất khẩu) hoặc niêm phong, lập biên bản bàn giao (đối với hàng nhập khẩu đưa ra cảng), phải có xác nhận của công chức hải quan trên Hệ thống e-Customs.
Người khai hải quan in danh sách container, danh sách hàng hóa khi đã đáp ứng các điều kiện tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, công ch ức hải quan in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa khi người khai hải quan hoặc người vận chuyển yêu cầu.
2. Nguyên tắc tiến hành kiểm tra, giám sát hải quan[6]
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý, Giám Sát Hải Quan Hàng Xuất Nhập Khẩu thì có 6 bước
Thứ nhất, hàng hoá, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý r ủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Thứ ba, hàng hoá được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Thứ tư, thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ năm, việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
[1] Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 c ủa Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát h ải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và qu ản lý thuế đối với hàng hoá xu ất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội
[2] Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 1614/QĐ-BTC năm 2016 về “Kế hoạch cải cách, phát tri ển và hiện đại hóa ngành H ải quan giai đoạn 2016 – 2020”, Hà Nội.
[3] Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Hà Nội.
[4] Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Hà Nội.
[5] Điều 3 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP của Chính phủ
[6] theo Điều 16 Luật Hải quan 2014
Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý, Giám Sát Hải Quan Hàng Xuất Nhập Khẩu. Đây là nội dung tài liệu được các bạn sinh viên tìm kiếm nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu về Quản Lý, Giám Sát Hải Quan Hàng Xuất Nhập Khẩu, hy vọng sẽ giúp các bạn rất nhiều trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp. Nếu cần thêm sự hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với luanvantot.com hoặc gọi Zalo/tele : 0934573149 để được cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp tốt nhất.