Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp

Đánh giá post

Dưới đây là Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp cũng là nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn học viên ngành môi trường trước khi các bạn làm luận văn thạc sĩ với đề tài Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp. Song song với sự phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường luôn được đặt lên hàng đầu vì vậy đề tài về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp luôn được các bạn học viên lựa chon đề làm bài luận văn tốt nghiệp của mình bởi tính thực tế và cấp bách của nó. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo

Ngoài ra nếu trong quá trình làm bài các bạn cần thêm tài liệu tham khảo hoặc có khó khăn về bài làm thì hãy gọi cho Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 và nếu các bạn cần một bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh ( với mọi đề tài ) được đánh giá cao thì liên hệ ngay với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé.

1.Khái niệm về quản lý môi trường

1.1. Khái niệm về quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu.

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên các cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế-xã hội quốc gia.

1.2. Khái niệm quản lý môi trường tại doanh nghiệp

Quản lý môi trường tại doanh nghiệp là tuân thủ theo pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, mỗi tác động và mỗi loại dự án thì có nội dung quản lý môi trường khác nhau. Dựa trên các hoạt động xây dựng dự án, các tác động đến môi trường và các vấn đề về bảo vệ môi trường trong các giai đoạn chuẩn bị thi công dự án, thi công xây dựng dự án, vận hành dự án. Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp dự án gồm cơ cấu tổ chức thực hiện, tóm tắt biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và kế hoạch thực hiện.

2. Tác động của hoạt động tại doanh nghiệp đối với môi trường

2.1 Tác động tích cực

Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch… có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.

Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sảm phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Thứ ba, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.

2.2 Tác động tiêu cực

Các hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tiêu cực đến môi trường như:

– Thứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, với các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất yếu.

– Thứ hai, Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.

– Thứ ba, hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những chất thải độc hại.

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp

XEM THÊM : Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường

3 Tác động của vấn đề bảo vệ môi trường tới hoạt động của doanh nghiệp

Phụ thuộc vào chất lượng môi trường và các vấn đề môi trường phát sinh, môi trường có thể tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh.

3.1. Tác động tích cực

Môi trường có những tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp như:

– Thứ nhất, các thành phần môi trường, đặc biệt là các nguồn tài nguyên, là một trong những điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nguồn tài nguyên đó là nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất. Tùy vào nguồn tài nguyên ở từng vùng mà ở đó sẽ phát triển những hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như ở Quảng Ninh, ngành công nghiệp khai thác than phát triển bởi đây là nơi có nhiều mỏ than với trữ lượng lớn…

– Thứ hai, chất lượng môi trường phù hợp sẽ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững thông qua sự ổn định về chất lượng sức lao động, chất lượng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu.

3.2 Tác động tiêu cực

Vấn đề môi trường cũng có những tác động đến doanh nghiệp như:

– Thứ nhất, chất lượng môi trường có thể làm phát sinh những chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua những vấn đề liên quan đến sức lao động, chi phí ngoại ứng đối với nguồn nguyên, vật liệu và làm tăng giá thành sản phẩm từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh.

– Thứ hai, chất lượng môi trường không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững trong hoạt động kinh doanh. Những bất ổn này có thể là sự bất ổn về nguồn cung cho sản xuất kinh doanh, những bất ổn phát sinh từ thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra cho các chủ thể kinh doanh.

4 Hệ thống quản lý môi trường

4.1 Khái niệm

Nhiều công ty thực hiện các biện pháp môi trường bởi vì họ chịu áp lực của chính phủ; một số công ty thực hiện biện pháp môi trường một cách tự nguyện. Nhưng dù là bắt buộc hay tự nguyên thì lý do chính để phát triển một hệ thống quản lý môi trường và kết hợp các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm trong một nhà máy là nhằm cải thiện các vấn đề cơ bản tức là giảm phí tổn và/hoặc tăng lợi nhuận cho nhà máy.

Hệ thống quản lý môi trường đưa ra cấu trúc và hệ thống nhằm kết hợp các mối quan tâm về môi trường trong một khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. EMS là một thành phần trong hệ thống quản lý tổng thể của xí nghiệp, bao gồm các hoạt động hoạch định chiến lược, cơ cấu tổ chức và thực hiện chính sách môi trường như một bộ phận hoà nhập vào quá trình sản xuất.

4.2 Chu trình quản lý

Với một hệ thống quản lý môi trường, chúng ta muốn thiết lập một chu trình của việc cải thiện liên tục. Chu trình này bao gồm bốn giai đoạn:

– Plan : Giai đoạn kế hoạch – những mục tiêu tổng quát của công ty được thiết lập và những biện pháp để đoạt được chúng phải được soạn thảo.

– Do : Giai đoạn hành động – kế hoạch và biện pháp được thực hiện.

– Check : Giai đoạn đánh giá – kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả và kết quả của những hành động đã thực hiện được sau đó so sánh với kế hoạch ban đầu.

– Act : Giai đoạn điều chỉnh – những thiếu sót đã được xác định trong giai đoạn đánh giá, được sửa chữa và những thủ tục được củng cố hoặc viết lại nếu cần thiết. Những thiếu sót cơ bản hơn có lẽ cần xét lại chính sách trong một giai đoạn kế hoạch mới. Và do đó, đây là chu trình khép kín.

Các yếu tố của một EMS có thể được sắp xếp trong chu trình plan-do-check-act như sau:

  • Kế hoạch :

– Tuyên bố chính sách môi trường

– Chương trình môi trường

  • Hành động :

– Hợp nhất việc quản lý môi trường trong các hoạt động kinh doanh.

– Đo đạc và ghi nhận.

– Thông tin và huấn luyện nội bộ.

  • Đánh giá và điều chỉnh :

– Kiểm tra nội bộ.

– Báo cáo môi trường

– Kiểm toán toàn bộ EMS

Bởi vì nhiều yếu tố phù hợp trong chu trình quản lý, chúng không chỉ là những yếu tố tách rời, mà chúng cùng tạo nên một hệ thống động của các hành động và thích nghi lên tục. Để hiểu tốt hơn những yếu tố liên hệ với nhau như thế nào, chúng ta cần xem xét những mức độ của hướng phát triển trong một công ty.

Qua bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp trên đây và những kiến thức mà các bạn đã học được thì Luận Văn Tốt tin rằng bạn sẽ hoàn thành bài luận văn về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp một cách hiệu quả nhất. Nếu cần hỗ trợ hay tư vấn về bài làm thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay Zalo : 0934753149 bạn nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ