Mục lục
Phải chăng bạn đang tìm Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nguồn Nhân Lực để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp về đề tài Quản Lý Nguồn Nhân Lực, vậy thì nội dung bài viết dưới đây mà Luận Văn Tốt muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên ngành hành chính nhân sự, quản trị nhân sự sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về khía niệm, vai trò và nội dung quản lý nhân sự trong công ty từ đó tìm ra phương hướng cho bài làm của mình
Tuy nhiên tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, nếu các bạn muốn hoàn thành một bài tốt nghiệp chất lượng và được đánh giá cao thì hãy gọi ngay cho Zalotele : 0934573149 để Luận Văn Tốt hỗ trợ tư vấn tư vấn miễn phí hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé.
1. Khái Niệm Và Vai Trò Của Quản Lý Nguồn Nhân Lực
1.1.Khái niệm
– Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều về quản trị nhân sự. Khi người ta nói đến một công ty, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải vì thiếu vốn, thiếu trang thiết bị, thiếu mặt bằng. Mà người ta chỉ ngay đến người đó không đủ năng lực điều hành công việc và thiếu trang bị kiến thức về quản trị nhân sự. Vì vậy Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nguồn Nhân Lực hay quản trị nhân sự là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp vì nó động chạm đến những con người cụ thể với những hoàn cảnh và nguyện vọng, sở thích, cảm xúc và văn hóa riêng biệt.
– Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng vì mọi quản trị nhân sự suy cho cùng là quản trị con người. Chính vì vậy, mà nội dung của quản trị nhân sự rất phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề.
– Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị. Bởi con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Do đó việc lựa chọn sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị.
– Quản trị nhân sự là toàn bộ các việc liên quan đến con người trong doanh nghiệp, đó là việc tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo và phát triển, xử lý các mối quan hệ về lao động nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt tới mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp.
Vậy quản trị nhân sự là quá trình thực hiện các chức năng của tổ chức, lãnh đạo, điều hành trong một doanh nghiệp. Nó là một quá trình tổ chức và sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp một cách có khoa học, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực nhân sự thông qua phân tích công việc, tuyển dụng lao nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đãi ngộ nhân sự và đánh giá kết quả thực hiện công việc trong doanh nghiệp.
1.2.Vai trò của quản lý nguồn nhân lực
Hiểu được vấn đề của quản lý nguồn nhân lực thì sẽ hiểu được tầm quan trọng của nó. Quản lý nguồn nhân lực đóng một vai trò chủ đạo trong sự phát triển bền vững của Công ty mà nó còn đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển. Song sự tồn tại đó xuất phát điểm từ vai trò quan trọng của con người. Cốt lõi tạo lên sự thành công suy cho cùng đều được thực hiện bởi con người. Nhất là trong thời đại ngày nay, tầm quan trọng đó càng được nâng cao:
Thứ nhất, do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên các tổ chức, Công ty muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ sao cho phù hợp. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, làm đúng cương vị, trách nhiệm đang là vấn đề đáng quan tâm với bất kì tổ chức nào.
Thứ hai, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các nhà quản lý phải biết thích ứng, tìm lối đi tối ưu nhất để tạo nên thành công của một tổ chức. Do đó việc tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức là vấn đề phải quan tâm hàng đầu.
2.Nội Dung Của Quản Lý Nguồn Nhân Lực
2.1.Phân tích công việc
– Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhà quản trị nhân sự. Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhân viên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp. Lý Luận Về Quản Lý Nguồn Nhân Lực của một nhà quản trị không thể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu không biết phân tích công việc. Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.
– Phân tích công việc là những công việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc quản trị nhân sự nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất.
– Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc. Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động.
– Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình thực hiện công việc.
– Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích… của người thực hiện công việc. Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động.
– Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng trong quản trị nhân sự, là công cụ cơ bản để tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ và đánh giá con người trong tổ chức.
2.2.Hoạch định nguồn nhân lực
– Là một tiến trình đánh giá các nhu cầu của tổ chức về nguồn nhân lực.
– Phân tích tình thế hiện tại để nhận thức được cơ hội và phân tích các năng lực đáp ứng để đáng giá mặt mạnh mặt yếu.
– Giúp tổ chức phát triển các chiến lược lâu dài.
– Tiến hành đánh giá những kĩ năng bên trong tổ chức và những kĩ năng cần thiết mà tổ chức phải có.
– Kiểm soát việc phân phối, thuyên chuyển và cho nghỉ hưu đối với đội ngũ nhân sự.
2.3. Tuyển dụng nhân sự:
– Trong một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn. Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy trì và tồn tại sự phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại, nếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng đắn thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới công ty và người lao động.
– Quá trình tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao động của đơn vị về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức trong một thời kì nhất định. Quy trình này có thể được tiến hành theo các bước công việc và trở thành những thủ tục trong khi tuyển dụng nhân sự như sau:
+ Chuẩn bị tuyển dụng nhân sự cho công việc mà cơ quan văn phòng đang làm.
+ Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành thông báo về việc tuyển dụng.
+ Thu nhận hồ sơ và tiến hành nghiên cứu các hồ sơ của các ứng cử viên.
+ Tổ chức phỏng vấn, sát hạch kiểm tra trình độ năng lực của người dự tuyển.
+ So sánh, lựa chọn và ra quyết định về việc tuyển dụng nhân sự.
2.4. Sắp xếp, bố trí lao động:
– Vấn đề sắp xếp, bố trí cán bộ có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý. Việc bố trí người lao động cũng như cán bộ quản lý được thể hiện ở kết quả cuối cùng, là sự phù hợp giữa các thuộc tính có tính cá nhân kể cả tri thức và phẩm chất với yêu cầu của công việc đảm nhận.
– Nhằm mục đích là đảm bảo cho sự phù hợp cao nhất giữa yêu cầu công việc và năng lực của người lao động. Đảm bảo sự tương xứng giữa công việc và người thực hiện công việc.
– Nguyên tắc sắp xếp, bố trí người lao động:
– Để đạt được những mục tiêu trên, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Sắp xếp theo nghề nghiệp được đào tạo. Xuất phát từ yêu cầu công việc để bố trí,sắp xếp cho phù hợp. Mọi công việc đều do người được đào tạo phù hợp đảm nhận.
+ Sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa:chuyên môn hóa sẽ giúp người lao động đi sâu nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm.
+ Nhiệm vụ xác định rõ ràng. Mỗi người cần phải hiểu rõ mình cần phải làm gì? Trong thời gian nào? Nếu hoàn thành sẽ được gì? Nếu không trách nhiệm sẽ ra sao?
+ Sắp xếp, sử dụng người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn và các thuộc tính tâm lý cũng như kết quả phấn đấu về mọi mặt và phải tạo điều kiện cho phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
+Việc sắp xếp người lao động không chỉ giới hạn trong việc bố trí trong một ngạch bậc, nghề nghiệp mà còn bao hàm việc sử dụng người lao động trong thực hiện công việc. Việc phân công cũng có vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng cán bộ quản lý.
2.5. Đào tạo và phát triển nhân lực:
– Đào tạo nhân sự được hiểu là quá trình giảng dạy, hướng dẫn bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của người nhân viên, chuẩn bị cho họ theo kịp với những thay đổi cơ cấu tổ chức và của bản thân công việc.
– Phát triển nhân sự là sự thăng tiến, đề bạt những người dưới quyền và các nhiệm vụ công tác cao hơn hoặc giao cho nhân viên làm những công việc quan trọng hơn, đòi hỏi chuyên môn cao hơn.
– Đào tạo và phát triển nhân lực là các hoạt động nhằm hỗ trợ giúp các thành viên, các bộ phận và toàn bộ tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời nó còn cho phép tổ chức đáp ứng kịp thời những thay đổi của con người, công việc và môi trường. Nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Muốn phát triển doanh nghiệp thì các nhà quản trị phải chú ý đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Đào tạo nhân sự:
+Trong quá trình đào tạo mỗi người sẽ được bù đắp những thiếu hụt trong học vấn,được truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn được cập nhật hóa kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để không những có thể hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những biến đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc của mình. Quá trình đào tạo được áp dụng cho những người thực hiện một công việc mới hoặc những người đang thực hiện một công việc nào đó nhưng chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra còn có quá trình nâng cao trình độ là việc bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể làm được những công việc phức tạp hơn với năng suất cao hơn.
+ Vì vậy công tác đào tạo nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, đào tạo về tư duy, kiến thức, trình độ, nhận thức của con người.
- Phát triển nhân sự:
+ Mỗi doanh nghiệp đều phải có sự quy hoạch về nhân sự và các cán bộ trong doanh nghiệp để mỗi một cá nhân có cơ hội thử sức mình để có cơ hội thăng tiến. Phát triển nhân sự là việc làm thường xuyên của mỗi doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu mục tiêu kinh doanh, giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực. Ngoài ra phát triển nhân sự còn giúp cho người lao động tìm ra được hướng đi cho mình, tạo cho họ môi trường thuận lợi để họ làm việc tốt hơn.
+ Nội dung của công tác phát triển nhân sự:
- Thăng tiến và bổ nhiệm nhân sự vào các chức vụ quản trị.
- Giải quyết chế độ cho nhân viên, quản trị viên khi họ rời bỏ doanh nghiệp.
- Tuyển dụng đội ngũ lao động mới.
2.6. Đánh giá khả năng hoàn thành công việc:
– Đánh giá khả năng hoàn thành công việc nhân viên là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của quản trị nhân sự. Nó là chìa khóa cho doanh nghiệp hoạch định, tuyển dụng cũng như phát triển nhân sự và đãi ngộ nhân sự. Đánh giá là một thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa, được tiến hành thường xuyên nhằm thu nhập thông tin về khả năng nghề nghiệp, kết quả công tác, nguyện vọng cá nhân và phát triển của mỗi người.
– Đánh giá khả năng hoàn thành công việc là một việc làm rất khó khăn, nó đòi hỏi sự chính xác và công bằng. Qua đánh giá biết rõ được năng lực và triển vọng của mỗi người,từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn sẽ cải thiện được bầu không khí trong tập thể, mọi người đều cố gắng làm việc tốt hơn, để trở thành người tích cực hơn, để đón nhận những đánh giá tốt về mình.
– Đánh giá khả năng hoàn thành công việc của nhân viên còn là công việc quan trọng, bởi vì nó là cơ sở để khen thưởng, động viên khích lệ hoặc kỷ luật nhân viên, giúp nhà quản trị trả lương một cách công bằng. Những việc đánh giá sơ sài theo cảm tính, theo chủ quan sẽ dẫn tới những điều tệ hại trong quản trị nhân sự.
– Tiến trình đánh giá khả năng hoàn thành công việc gồm 5 bước:
+ Xác định mục tiêu và mục đích cần đánh giá.
+ Đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá.
+ Đánh giá về năng lực phẩm chất của các nhân viên.
+ Đánh giá nhân viên thông qua việc so sánh các thông tin về các thông tin thu thập được về các tiêu chuẩn đã đề ra.
+ Đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
2.7. Đãi ngộ nhân sự:
– Trong quản trị nhân sự đãi ngộ nhân sự quyết định hăng hái hay không của người lao động và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Công tác đãi ngộ nhân sự nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
– Mỗi một nhóm một cá nhân đều đến với doanh nghiệp với mục tiêu và mong muốn riêng. Mỗi người đều có cái ưu tiên và ràng buộc riêng của mình. Là nhà quản trị nhân sự, với các cá nhân và nhóm cụ thể đã được xác định, ta cần xác định được mục tiêu thúc đẩy từng nhóm, từng cá nhân để có tác động phù hợp, đủ liều lượng, đúng lúc, đem lại kết quả như mong muốn.
– Đãi ngộ được thể hiện qua hình thức là đãi ngộ vật chất và đãi ngộ tinh thần.
+ Đãi ngộ vật chất: Thể hiện việc thỏa mãn nhu cầu về vật chất của người lao động qua tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội, đây là một nhu cầu cơ bản của con người. Đãi ngộ vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc được giao.
+ Đãi ngộ tinh thần: Đó là việc quan tâm đến nhu cầu tinh thần con người, thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người như: có niềm vui trong cuộc sống, được tôn trọng và quý trọng,được thăng tiến trong công việc, được quan tâm giúp đỡ, khuyến khích mọi người khi gặp khó khăn hoặc có sự cố xảy ra đối với bản thân và gia đình họ.
Trên đây là một số nội dung về Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nguồn Nhân Lực qua đó chúng tôi cũng liệt kê một số lý thuyết về các Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nguồn Nhân Lực. Nếu nội dung trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho bài viết tốt nghiệp của bạn thì chúng tôi còn có dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói nếu các bạn sinh viên gặp khó khăn có nhu cầu hãy liên hệ với Luận Văn Tốt để được hỗ trợ