Mục lục
Có phải bạn đang tìm tài liệu Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Vốn Kinh Doanh để làm bài khóa luận tốt nghiệp cho đề tài Quản Trị Vốn Kinh Doanh. Nhưng việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn vì hiện tại tài liệu này rất ích trên internet và để tìm được tài liệu hay, nội dung đúng với bài làm thì không dễ dàng chút nào. Hiểu được khó khăn của bạn nên hôm nay Luận Văn Tốt sẽ gửi đến bạn bài mẫu Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Vốn Kinh Doanh Trong Khóa Luận mong rằng sẽ giúp bạn hoàn thiện được bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài ra nếu trong quá trình làm bài các bạn cần thêm tài liệu tham khảo hay vì lý do nào đó mà bạn không thể hoàn thành bài làm của mình, các bạn cần một bài khóa luận tốt nghiệp (với mọi đề tài) hoàn chỉnh, được đánh giá cao thì hãy liên hệ với dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Tốt, nhắn tin hoặc gọi Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí bạn nhé.
1. Vốn kinh doanh và phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn là một thuật ngữ rộng có thể mô tả bất kỳ thứ nào mang lại giá trị hoặc lợi ích cho chủ sở hữu của nó, chẳng hạn như nhà máy và máy móc của nó, tài sản trí tuệ như bằng sáng chế hoặc tài sản tài chính của một doanh nghiệp hoặc một cá nhân. Trong khi bản thân tiền có thể được hiểu là vốn, vốn thường được liên kết với tiền mặt được sử dụng cho mục đích sản xuất hoặc đầu tư.
Nói chung, vốn là một thành phần quan trọng để vận hành một doanh nghiệp từ ngày này sang ngày khác và tài trợ cho sự phát triển trong tương lai của nó. Vốn kinh doanh có thể thu được từ hoạt động của doanh nghiệp hoặc được huy động từ vốn vay nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Khi lập ngân sách, các loại hình doanh nghiệp thường tập trung vào ba loại vốn: vốn lưu động, vốn tự có và vốn nợ.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế đều được tiền tệ hoá, do đó để có được các yếu tố sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sức lao động… phải có một lượng tiền ứng trước nhất định gọi là vốn sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sản xuất. Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng cần phải có vốn kinh doanh. Vốn được dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất. Nó có thể là tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, thành phẩm… Khi kết thúc một vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ. Như vậy, với số vốn ban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
1.2.Phân loại vốn dinh doanh
1.2.1. Phân loại vốn kinh doanh theo hoạt động đầu tư
Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định và vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính của vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động là số vốn doanh nghiệp đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc loại này, gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư, hàng hóa, vốn sản phẩm dở dang, các khoản phải thu, các loại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp như chi phí trả trước.
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình như: nhà xưởng, vật kiển trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, lợi thế thương mại, giá trị bằng phát minh sáng chế, các phần mềm máy tính…
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác. Trong quá trình sử dụng, mỗi loại vốn kinh doanh đầu tư vào từng loại tài sản trên đây có thời gian luân chuyển khác nhau và mức độ rủi ro cũng khác nhau. Phân loại tiêu thức này, giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận biết được tác dụng của từng loại vốn kinh doanh khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, từ đó có thể lựa chọn được cơ cấu vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quả tốt nhất.
1.2.2. Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển
Dựa vào tiêu thức này, vốn trong doanh nghiệp được phân loại thành vốn cố định và vốn lưu động.
XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Vốn Bằng Tiền
- Vốn cố định
Vốn cố định là một phần vốn sản xuất kinh doanh, là lượng vốn ứng trước để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp. Quy mô của vốn cố định quyết định đến quy mô của tài sản cố định, ảnh hưởng đến trình độ trang bị vật chất, kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, những đặc điểm hoạt động của tài sản cố định sẽ chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Thông qua mối liên hệ này có thể khái quát những đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái hiện vật. Đặc điểm này là do tài sản cố định được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định vì vậy cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
Vốn cố định được luân chuyển dần dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tài sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất thì bị giảm dần tức là nó bị hao mòn cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, giá trị của nó bị giảm đi, theo đó vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao. Quỹ khấu hao này sau đó được sử dụng để tái đầu tư tài sản cố định nhằm duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Bộ phận thứ hai của vốn cố định vẫn được cố định trong tài sản cố định, gọi là giá trị còn lại của tài sản cố định.
Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sau mỗi chu kỳ, phần vốn cố định luân chuyển vào giá trị sản phẩm tăng dần, tương ứng với vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định giảm xuống. Đến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của tài sản cố định đã được dịch chuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý, sử dụng vốn cố định là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do ở vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của vốn cố định có tính quy luật riêng, nên việc quản lý, sử dụng vốn cố định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn được ứng ra để hình thành các tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. tài sản lưu động chính là những tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán tài sản lưu động thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ hàng tồn kho.
Tiền và chứng khoán thanh khoản cao.
Tiền được hiểu là tiền mặt tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp tại ngân hàng. Tiền mặt là loại tài sản không sinh lời, vì vậy việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt tại doanh nghiệp là cần thiết, nhưng việc giữ tiền mặt cũng là tất yếu để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Chứng khoán thanh khoản cao có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn việc giữ tiền ở ngân hàng và khi cần dễ dàng chuyển sang tiền và ít tốn kém chi phí.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ…trong đó, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tín dụng thương mại chính là hình thức mua bán chịu. Hình thức này có thể giúp cho doanh nghiệp gặt hái được những thành công lớn nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro nếu như các khoản phải thu không thu hồi được phải chuyển thành nợ khó đòi hoặc phải xoá sổ.
Hàng tồn kho
Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động việc tồn tại vật tư, hàng hoá tồn kho là cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu thô dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm. Hàng tồn kho có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ dẫn đến tốn kém chi phí, ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm của vốn lưu động
Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Do đó, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất bao gồm dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình này diễn ra liên tục và lặp lại theo chu kỳ gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị vào trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn lưu động lại có sự thay đổi về hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hoá dự trữ. Sau giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm, thành phẩm và khi sản phẩm được tiêu thụ thì vốn lưu động trở lại hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu. Như vậy, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục cho nên dễ dàng nhận thấy rằng trong cùng một lúc vốn lưu động của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho quá trình sản xuất được liên tục thì Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Vốn Kinh Doanh phải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đảm bảo cho quá trình chuyển hoá của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.
2.Quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1.Khái niệm quản trị vốn kinh doanh
Điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh là phải có một số lượng vốn nhất định. Song, vấn đề quan trọng hơn là doanh nghiệp sử dụng số vốn đó có nâng cao được hiệu quả không? có làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp được ngày càng tăng lên hay không? Đó là vấn đề được tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần phải quản trị vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, quản trị là gì và quản trị vốn kinh doanh được hiểu như thế nào? Hiện nay, có khá nhiều quan niệm về quản trị và quản trị vốn kinh doanh. Nhìn một cách tổng quát thì “quản trị là sự tác động có hướng đến mục đích của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước” . Một quan niệm khác giải thích khá rõ về quản trị như sau: “quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” (Cao Văn Kế, 2015).
Như vậy, vốn kinh doanh là một đối tượng quản trị cụ thể của một chủ thể quản trị, đó là doanh nghiệp. Nếu như quản trị tài chính là quá trình lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp thì quản trị vốn kinh doanh là hoạt động tổ chức hoạch định, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các quan niệm trên đây, tuy với các cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có những điểm chung nhất về nội dung, đó là chủ thể quản trị (doanh nghiệp) sử dụng các giải pháp một cách đồng bộ để tác động vào đối tượng quản trị (vốn kinh doanh) nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Từ những phân tích trên đây, tác giả cho rằng quản trị vốn kinh doanh là việc sử dụng tổng hòa các biện pháp để tổ chức, quản lý, kiểm soát quá trình sử dụng vốn (bao gồm vốn lưu động và vốn cố định) của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, có nghĩa là để sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất, nhà quản trị cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể về các điều kiện của doanh nghiệp mình để đề ra những giải pháp tối ưu trong Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Vốn Kinh Doanh. Những việc này chính là nội dung chủ yếu của quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.2.Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
Bất kể doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nào hay thuộc thành phần kinh tế nào thì mục tiêu quan trọng cần đạt được trong sản xuất kinh doanh là lợi nhuận tối đa và phát triển bền vững. Theo đó, mục tiêu quản trị vốn kinh doanh cụ thể là:
- Thông qua các chính sách quản trị và bộ máy quản trị để kiểm tra, kiểm soát tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh sao cho với số vốn ít nhất nhưng mang lại doanh thu nhiều nhất và lợi nhuận cao nhất;
- Đảm bảo cho việc sử dụng vốn kinh doanh một cách tiết kiệm, nâng cao vòng quay và an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh;
- Tránh được rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế và nội địa.
2.3.Vai trò của quản trị vốn đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển.Vốn có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trước tiên, vốn quyết định việc thành lập, hoạt động và phát triển của từng loại hình doanh nghiệp. Căn cứ theo nguồn vốn, phương thức huy động vốn khác nhau hình thành nên những loại hình doanh nghiệp khác nhau.Vốn cũng là tiêu thức để đánh giá, phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, trung bình hay nhỏ.
Thứ hai, vốn đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải kết hợp các yếu tố đầu vào: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để có các yếu tố đầu vào này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Nếu không có vốn doanh nghiệp không thể hoạt động, không thể tồn tại nên vốn chính là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.6 Vốn là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định các chiến lược kinh doanh, là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực và mở rộng, phát triển thị trường góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, vốn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Vốn là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định các chiến lược kinh doanh, là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực và mở rộng, phát triển thị trường góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vốn kinh doanh là yếu tố quyết định tương lai của doanh nghiệp. Do đó, Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Vốn Kinh Doanh là việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Vốn Kinh Doanh Trong Khóa Luận sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn tìm ra phương hướng cho bài làm của chính các bạn. Nếu còn khó khăn hay cần tư vấn thêm về bài làm thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi zalo/tele : 0934573149 Luận Văn Tốt sẽ hỗ trợ các bạn giải quyết khó khăn nhé.