Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường Làm Luận Văn

5/5 - (1 bình chọn)

 Nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường được nhiều bạn học viên tìm kiếm, do tính thực tiển và cấp thiết trong xã hội hiện nay nên đề tài về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường luôn là sự lựa chon hàng đầu cho bài luận văn tốt nghiệp. Bảo vệ môi trường không phải trách nhiệm riêng của một cơ quan hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bài viết được luận văn tốt soạn thảo từ các nguồn thông tin uy tín và những bài luận văn đã bảo vệ thành công, chia sẻ lên đây để các bạn có thêm tài liệu hữu ích tham khảo và áp dụng tốt vào bài làm của mình

Ngoài việc luôn cung cấp những tài liệu tham khảo hữu dụng cho các bạn Luận Văn tốt còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói, nếu các bạn gặp khó khăn hay bế tắc về bài làm của mình hãy gọi ngay zalo/tele : 0934573149 sẽ được hỗ trợ và hoàn thành bài luận văn một cách hiệu quả nhất bạn nhé.

1.Khái quát chung về môi trường và bảo vệ môi trường

1.1 khái niệm về môi trường

Thuật ngữ “môi trường” có thể được dùng trong rất nhiều các trường hợp khác nhau như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường pháp lý,…Tất cả các thuật ngữ trên đều có điểm chung là: “là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có một ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó”.

         Môi trường theo nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hay sinh vật ấy”, là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”, là “nơi chốn trong các nơi chốn, nhưng có thể làm một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội”.

Môi trường sử dụng trong lĩnh vực pháp lý là một khái niệm được hiểu như là như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người. Khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa môi trường “bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.

1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó những yếu tố hóa học, lý học của nó thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hóa học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. (Khoản 12, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường)

1.3 Khái niệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Theo khoản 2 điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu”

Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường Làm Luận Văn
Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường Làm Luận Văn

XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ MÔI TRƯỜNG

2. Hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường

2.1 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tách rời với môi trường. Nói cách khác, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường bị ô nhiễm dẫn đến thiên tai, dịch bệnh, thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị đình trệ. Do đó, bảo vệ môi trường được xem là nhân tố quyết định trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững.

Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp ở nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường. Vì vậy chúng ta cần làm rõ mối quan hệ này nhằm phần nào góp phần thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, vì chỉ có thay đổi được nhận thức thì mới thay đổi được hành động của chính bản thân mình.

Trước hết, đây là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn sẽ không có bất kỳ một hoạt động kinh tế nào xảy ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem lại…).      

2.2 Tác động của hoạt động kinh doanh sản xuất đến môi trường

* Tích cực

Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch… có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.

        Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sảm phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

        Thứ ba, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.

* Tiêu cực

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dẫn đến việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường.

 Bên cạnh đó, Hệ quả sau hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường. Ví dụ như hoạt động khai thác cát tại các con sông làm ảnh hưởng đến sạt lở bờ, ảnh hưởng đời sống người dân và cả hệ sinh thái thủy sinh. Nhưng cát là tài nguyên cần thiết để phát triển xây dựng, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thải các chất ô nhiễm ra môi trường là một hệ quả tất yếu.

Thứ hai, Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.

      Thứ ba, hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những chất thải độc hại.

  Bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường sẽ tiếp tục với nội dung về quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường. Các bạn cùng theo dõi tiếp nhé. 

3 Các cơ sở pháp luật quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường

Môi trường rất có ý nghĩa, gắn kết với cuộc sống con người,doanh nghiệp. Chính vì thế, bảo vệ môi trường là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, không một ai có quyền lơ là, bỏ quên môi trường. Và các doanh nghiệp không phải là một ngoại lệ. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm về bảo vệ môi trường đã được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể:

“Bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, và các cá nhân”

“Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trọng tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn liền với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.” [1]

Ngoài ra, quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường được quy định trong các nghị định, thông tư khác như:

Không ít bạn khi có nhu cầu hỗ trợ làm bài không cẩn thận bị lừa nên Luận Văn Tốt CẢNH BÁO LỪA ĐẢO VỀ VIẾT DỊCH VỤ LUẬN VĂN HIỆN NAY . các bạn hãy cân nhăc khi lựa chọn một dịch vụ tốt cho mình nhé

  • Nghị định 08/2020/NĐ-CP Quy định về chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường
  • Số: 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Số: 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số Số: 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Nghị định số 38/2015/NĐ – CP về quản lý chất thải và phế liệu;
  • Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.

[1] Luật bảo vệ môi trường năm 2020

Trên đây là nội dung về Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu dụng để áp dụng vào bài luận văn tốt nghiệp Về Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường. Nếu các bạn vẫn còn loay hoay với bài làm của mình thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 hoặc tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thành công.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ