Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm

Đánh giá post

Dưới đây là mẫu bài Báo cáo thực tập với đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm, mong muốn được gửi tới các bạn sinh viên đang làm bài báo báo thực tập ngành y – dược, và đang trong quá trình tìm kiếm tài liệu bổ ích, phù hợp để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Hy vọng bài mẫu báo cáo thực tập đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm sẽ là một bài mẫu hoàn chỉnh và có ích cho các bạn.

Trong quá trình viết bài báo cáo thực tập nói riêng cũng như các bài tập, tiểu luận, khóa luận,… nói chung,nếu như có khó khăn trong quá trình triển khai cũng như viết bài, hãy liên hệ với Dịch vụ viết bài báo cáo, tiểu luận, khóa luận,.. trọn gói, bao mộc, bao sửa, của Luận Văn Tốt nhé, hãy liên hệ zalo để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%.

LỜI MỞ ĐẦU Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm

Lý do chọn đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển về mọi mặt, tuy vậy để có thể bắt kịp sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nước ta đang cố gắng nổ lực xây dựng về mọi thứ từ nhận lực, cơ sở hạ tầng cho đến kiến thức để có một nền tảng vững chắc cho nền kinh tế phát triển.
Một trong những vấn đề chúng ta cần chú trọng là vấn đề vốn. Vốn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp từ giai đoạn doanh nghiệp hình thành cho đến giai đoạn đi vào hoạt động và đầu tư.

Công ty dược phẩm PHARMA là một doanh nghiệp nhỏ, tuy chỉ mới chính thức hoạt động được hơn 2 năm nhưng lại rất có uy tín trên thị trường phân phối và cung cấp thuốc trong các bệnh viện, với nguyên tắc kinh doanh của công ty là” uy tín và chất lượng”, công ty Dược Kim dần khẳng định được mình và đồng thời công ty cũng nhận được sự tín nhiệm với thị trường dược. Tính đến thời điểm hiện tại là quý I năm 2018 thì công ty đã được tham gia đấu thầu và cung cấp thuốc cho các bệnh viện như: Nguyễn Tri Phương, Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Thạnh, bệnh viện Trung Ương Cần Thơ,… và các nhà thuốc bán lẻ.

Qua mỗi năm hoạt động công ty đang ngày càng nỗ lực phát triển và đưa ra những giải pháp nhằm giảm đi những tổn thất hao phí không đáng cố, hướng đến sự phát triển bền vững sau này trong thị trường dược. Muốn làm dược điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng sử dụng vốn của mình sao cho đạt hiệu quả nhất, để từ đó không những có chỗ đứng của mình trên thương trường mà còn có thể sử dụng những phần lợi nhuận để tiến hành đầu tư , mở rộng quy mô và đầu tư thuyết phục hơn trong các cuộc đấu thầu với các công ty cạnh tranh.

Vì những lý do trên tôi chọn công ty dược phẩm PHARMA làm nơi để thực tập và chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm PHARMA” làm báo cáo thực tập của mình. Do đây là công ty TNHH nên sẽ có một vài thông tin hạn chế.

ĐỀ CƯƠNG Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm

Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty dược phẩm PHARMA

1.1 Tổng quan về công ty dược phẩm PHARMA

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Doanh nghiệp này có tên đầy đủ là công ty dược phẩm PHARMA, được thành lập và cấp giấy phép hoạt động ngày 22 tháng 10 năm 2015 và chính thức hoạt động là ngày 23 tháng 10 năm 2015, công ty có vốn điều lệ là 1,8 tỷ VND và tính đến cuối năm 2017 tổng tài sản của công ty có hơn 3 tỷ. Trụ sỏ chính: 47/10C Phú Thọ, Phường 1, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Mã số thuế: 0313501974. Điện thoại: 0282.253.0518 – 0913817166. Fax: 0282.253.0516.

E-mail: 
Công ty dược phẩm PHARMA là một doanh nghiệp nhỏ với hơn 20 nhân viên và cán bộ có năng lực và được đào tạo bài bản, có trình độ kiến thức khá tốt. Công ty có một văn phòng đại diện giao dịch địa chỉ: 132 Lê Tuấn Mậu, Phường 13, Quận 6; khách hàng của công ty là các nhà thuốc và các bệnh viện miền Nam. Công ty ngày càng phát triển, họ chú trọng hơn trong công tác làm việc, cung cấp, phân phối và quản lý chất lượng sản phẩm.

1.2 Hoạt động chung của công ty

Công ty dược phẩm PHARMA luôn cố gắng trong việc cung cấp và phân phối thuốc và một số đồ dùng trong y tế cho các bệnh viện và các nhà thuốc. Ngoài cung cấp và phân phối công ty còn đảm nhận luôn việc vận chuyển và đảm bảo an toàn cho sản phẩm .
Bên cạnh đó, công ty cũng đã tích cực tạo các mối quan hệ với các nhà máy sản xuất thuốc, các nhà nhập khẩu thuốc ngoại và tạo thiện cảm với các bệnh viện lớn trong công tác đấu thầu cạnh tranh với các công ty khác.

1.3 Định hướng của công ty trong tương lai

Từ năm 2018 – 2020 công ty đã có những định hương:
– Hoạch định chiến lược và năng lực tài chính.
– Phát triển công ty từ quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn.
– Đổi mới chiến lược kinh doanh, hoàn thiện mô hình tổ chức, sàn lọc và phát triển hơn nữa nguồn nhân lực.
– Phát triển thương hiệu, tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm toán nội bộ chặt chẽ hơn.
– Cải thiện hơn việc cung cấp và phân phối đồ dùng y tế và thuốc.
– Cải thiện công tác chuẩn bị và tham gia đấu thầu cạnh tranh; chủ động hơn trong việc gặp và trao đổi với các đối tác nước ngoài.

1.4 Hệ thống tổ chức công ty

1.4.1 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Giám đốc kinh doanh: là người xây dựng, quản lý và phát triển hoạt động bán hàng của công ty. Phụ trách lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty; thu thập, phân tích và đánh giá thị trường để đưa ra những giải pháp tôt; phê duyệt và kiểm duyệt các hợp đồng mua bán hàng của công ty; triển khai những hoạt động gặp mặt và trao đổi với khách hàng.

Giám đốc điều hành: là người chỉ huy chính trong doanh nghiệp, nhận nhiệm vụ hoạch định chiến lược và hướng tới mục tiêu là phát triển công ty về dài hạn. Giám sát tất cả các hạt động kinh doanh sản xuất; đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý để thúc đẩy kinh doanh và lợi nhuận; kiểm tra báo cáo tai chính để đưa ra các giải pháp cải tiến; xây dựng các mối quan hệ tin cậy với các đối tác chính và các bên liên quan đến công ty.

Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc và quản lý các hoạt động trong công ty thay cho giám đốc trong thời gian đốc không hiện diện tại công ty.
Bộ phận kinh doanh: xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm cho công ty; báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án, và nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh; xây dựng chiến lược PR cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng; xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu.

Bô phận kế toán: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động của công ty và quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty; Lập kế hoạch thu – chi hàng tháng, quý, năm, đảm bảo hoạt động suản xuất kinh doanh có hiệu quả; cân đối nguồn thu – chi và việc sử dụng vốn trong toàn công ty; Ngoài ra còn nhiệm vụ lập báo cáo, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kế toán tài chính theo từng kỳ kế toán; lập và cung cấp báo cáo nội bộ.

Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày phải kiểm kê số tồn thực tế và đối chiếu với số liệu trên số quỹ tiền mặt, cuối ngày đối chiếu với số quỹ kế toán vốn bằng tiền và công nợ
Bộ phận Marketing: nghiên cứu xác lập chiến lược Marketing và dự báo thị trường; nghiên cứu sản phẩm và triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu giá cả của sản phẩm ngoài thị trường.

Bộ phận kho: phụ trách về phần xuất nhập sản phẩm và ghi chép các thông tin xuất nhập của các sản phẩm khi được nhập hay xuất ra khỏi kho.
Bộ phận giao nhận: phụ trách về phần vận chuyển sản phẩm của công ty khi giao hàng và kiểm hàng hóa đơn trước khi bàn giao lại cho bộ phận kho.

1.4.2 Sơ đồ tổ chức công ty

Sơ đồ tổ chức công ty dược
Sơ đồ tổ chức công ty dược

1.5 Tổng quan về tình nhân sự

Tổng số nhân sự của toàn Công ty trên 20 người. Trong đó:
Bộ phận gián tiếp: 8 công nhân viên có trình độ Đại học làm việc tại các phòng ban.
Bộ phận trực tiếp: trên 12 cán bộ công nhân viên có trình độ Cao Đẳng, Trung Cấp phục vụ các vị trí khác nhau( sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bán hàng)

Kế hoạch đào tạo của công ty:
Kế hoạch đào tạo nội bộ: Cty thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kiến thứ, họp định kỳ 2 lần một tháng nhằm bổ sung các kiến thức mới liên tục đồng thời chia sẻ các kinh ghiệm nội bộ.
Kế hoạch đào tạo bên ngoài: tùy theo từng vị trí quản lý và đặc thù công việc mà công ty sẽ đề cử cho nhân viên tham gia các khóa học đào tạo chuyên ngành.
Không ngừng đổi mới, hoàn thiện, cải tiến và áp dụng các kiến thức mới nhất để đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của chất lượng.

1.6 Tầm quan trọng của phân tích hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có vai trò quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá và cho thấy trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt dược kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời trên cơ sở đó cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà đối tác và thu hút các nhà đầu tư,… nhận biết được tình hình tài chính thực tế để có quyết định đầu tư hiệu quả.
1.7
1.8 Kết quả hoạt động qua các năm

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

2.1 Khái quát công tác sử dụng vốn tại công ty

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh
Khái niệm về vốn cố định:
Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm:
Vốn cố định biểu hiện dưới hình thái tài sản cố định. Theo Quyết Định – 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài Chính: Mọi tư liệu lao động và mọi khoản chi phí thực tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời thoã mãn hai điều kiện: có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì đều được coi là tài sản cố định.
Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định, các loại tài sản này có giá trị rất lớn như: nhà cửa, kho hàng, … là bộ mặt của doanh nghiệp, nên có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn.
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm.
sau nhiều chu kỳ kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển
Khái niệm về vốn lưu động:
Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh

XEM THÊM Trọn bộ 10 mẫu báo cáo thực tập tại công ty dược phẩm

2.1.2 Kết cấu vốn kinh doanh của công ty

Vốn kinh doanh của công ty tồn tại dưới 2 hình thức

2.1.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
2.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
2.1.4.1 Hệ số vòng quay vốn
2.1.4.2 Hiệu quả kinh doanh của công ty
2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
2.1.5 Phân tích và đánh giá hiệu quả vốn cố định
2.1.5.1 Phân tích kết cấu vốn cố định
2.1.5.2 Khả năng và đảm bảo nguồn vốn cố định
2.1.6 Phân tích và đánh giá hiệu quả vốn lưu động
2.1.6.1 Phân tích kết cấu vốn lưu động
2.1.6.2 Khả năng và đảm bảo nguồn vốn lưu động
2.2 Những kết quả đạt được và hạn chế trong sử dụng vốn của công ty
2.2.1 Những kết quả đạt được
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
3.1 Những định hướng cho công ty trong tương lai
3.2 Giải pháp nang cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
KẾT LUẬN

Trên đây là mẫu Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập với đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm các mẫu tài liệu liên quan, nếu mẫu trên vẫn chưa đáp ứng được các bạn, hãy nhắn tin zalo để mình có thể gửi thêm nhiều bài nhé.

LƯU Ý CÁC BẠN SINH VIÊN NÀO MUỐN TẢI FULL BÀI NÀY VỀ, HÃY NHẮN TIN ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI FILE QUA NHÉ, CÁC BẠN THÔNG CẢM DO DUNG LƯỢNG WEB CÓ HẠN NÊN KHÔNG THỂ ĐĂNG TẢI NGUYÊN BÀI ĐƯỢC.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ