Mục lục
Cách Làm Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh là nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về trình tự làm một bài luận văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm cách triển khai nội dung và trình bài các danh mục theo thứ tự. Bên cạnh việc cung cấp cho các bạn về tài liệu và nội dung quan trọng, chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cùng với giá thành ưu đãi nhất, ngay bây giờ hãy điện cho chúng tôi Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn.
– Đây là Mục lục của cuốn đề cương, học viên trình bày toàn bộ nội dung chính của đề cương kèm số trang vào Mục lục.
– Từ trang Mục lục: đánh số trang bằng kiểu chữ La Mã dạng viết thường, bắt đầu bằng “i”.
Ví dụ cách trình bày một Mục lục như sau:
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
- Lý do chọn đề tài 1
- Mục tiêu nghiên cứu 4
2.1. Mục tiêu tổng quát 4
2.2. Mục tiêu cụ thể 6
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ……..6
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu 9
- Phương pháp nghiên cứu 10
- Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu trước có liên quan 16
5.1. Nghiên cứu ngoài nước… 10
5.2. Nghiên cứu trong nước 12
- Tiến độ thực hiện đề tài 16
- Bố cục dự kiến của luận văn 20
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
– Đối với những từ được lặp lại nhiều lần thì có thể viết tắt từ đó và liệt kê các từ viết tắt trong luận văn vào danh mục. Danh mục các từ viết tắt phải được sắp xếp theo thứ tự ABC của từ được viết tắt.
– Đối với những từ viết tắt bằng tiếng Việt, chỉ cần phiên nghĩa đầy đủ từ tiếng Việt đã được viết tắt, không cần dịch nghĩa tiếng Anh (xem ví dụ bên dưới).
– Đối với những từ viết tắt bằng tiếng Anh, phải có phiên nghĩa đầy đủ từ tiếng Anh đã được viết tắt, và kèm theo nghĩa tiếng Việt (xem ví dụ bên dưới).
Ví dụ cách trình bày một Danh mục các từ viết tắt (để trình bày đẹp mắt, học viên kẻ bảng để trình bày rồi chọn No border để ẩn khung):
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Tiếng Anh | Tiếng Việt |
AM | Account Manager | Quản lý khách hàng |
BHXH | Bảo hiểm xã hội | |
NH | Ngân hàng | |
WTO | World Trade Organization | Tổ chức thương mại thế giới |
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nếu trong đề cương có sử dụng Bảng thì liệt kê vào danh mục kèm số trang. Nếu không có Bảng thì không cần trang này trong đề cương. (Lưu ý khi trình bày bảng: Tên bảng nằm trên bảng).
Ví dụ cách trình bày một Danh mục các bảng:
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tên bảng 1.1 7
Bảng 1.2. Tên bảng 1.2 10
Bảng 2.1. Tên bảng 2.1 20
Bảng 3.1. Tên bảng 3.1 35
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Nếu trong đề cương có sử dụng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh thì liệt kê vào danh mục kèm số trang. Nếu không có thì không cần trang này trong đề cương. (Lưu ý khi trình bày biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh: Tên biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh nằm dưới biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh, trên nguồn).
Ví dụ cách trình bày một Danh mục các hình ảnh:
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tên hình 1.1 8
Hình 1.2. Tên hình 1.2 11
Hình 2.1. Tên hình 2.1 22
Hình 3.1. Tên hình 3.1 37
……………………………………………………………………
* Lưu ý: Nếu chỉ có hình ảnh (không có biểu đồ, đồ thị, sơ đồ thì chỉ cần ghi Danh mục các hình ảnh; tương tự cho các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ)
Tên đề tài:
Học viên cần định hướng nghiên cứu và giáo viên hướng dẫn hỗ trợ để xác định tên đề tài nghiên cứu.
Một số lưu ý:
– Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu, không trùng lặp với tên các đề tài đã có, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
– Phải phù hợp với mã ngành đào tạo.
– Không nên có nội dung nghiên cứu quá rộng dẫn đến hậu quả không thực hiện được.
– Cần tránh các đề tài có chung nhiều chuyên ngành, quá đặc thù.
– Vấn đề được nghiên cứu phải có giá trị khoa học và thực tiễn.
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
– Trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn.
– Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu.
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì cho sản xuất hoặc cho nghiên cứu khoa học.
2.2 Mục tiêu cụ thể: Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được mục đích tổng quát.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm nghiên cứu
+ Phạm vi không gian
+ Phạm vi thời gian
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
5.1 Nghiên cứu ngoài nước
5.2 Nghiên cứu trong nước
Cách trình bày: Tên tác giả (năm), Công trình nghiên cứu ; tóm lược ngắn gọn nội dung và Ý kiến cá nhân
- TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời kỳ, những hoạt động nào tiến hành trước/sau? Thời gian dự kiến cho từng hoạt động là bao lâu?……………..
Ví dụ:
Bảng 4. Tiến độ thực hiện đề tài
- BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
- Đối với Luận văn hướng ứng dụng: 3 chương
LỜI MỞ ĐẦU
Bao gồm các nội dung:
- Lý do chọn đề tài.
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu,
- Phương pháp nghiên cứu.
- Cấu trúc luận văn
Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh XEM THÊM : Cách viết Luận văn thạc sĩ Ngành Quản trị Kinh doanh đạt 99%
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm
1.2 Tầm quan trọng
1.3….
1.4 …
- 5 Bài học kinh nghiệm (nếu có)
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 2 THỰC TRẠNG ….
2.1 Giới thiệu công ty/ đơn vị nghiên cứu
2.2 Thực trạng
2.2.1…..
2.2.2….
2.2 Đánh giá chung
2.2.1 Ưu
2.2.2 Nhược
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 3 GIẢI PHÁP ..
3.1 Định hướng phát triển công ty/ đơn vị nghiên cứu
3.2 Giải pháp
(Cơ sở đề ra giải pháp, nội dung giải pháp, biện pháp/tiến độ… thực hiện, tính khả thi/rủi ro)
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
- Đối với Luận văn hướng nghiên cứu: 5 chương
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu,
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
1.6 Cấu trúc luận văn
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan và đề xuất mô hình nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.4 Giới thiệu tổ chức
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Quy trình nghiên cứu
3.1.2 Nghiên cứu định tính
3.1.3 Nghiên cứu định lượng
3.1.4 Phương pháp chọn mẫu
3.1.5 Thiết kê bảng câu hỏi
3.2 Xây dựng thang đo
3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo
3.2.2 Nghiên cứu định tính khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng
3.2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô tả mẫu
4.2 Đánh giá độ tin cậy của của thang đo CRONBACH’S ALPHA
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4 Phân tích mô hình hối quy đa biến
4.4.1 phân tích mô hình hồi quy đa biến
4.4.2 Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 5. HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KIẾN NGHỊ
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN TOÀN BỘ Làm Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo trình bày ở trang này là tài liệu mà học viên đã dùng để tham khảo, trích dẫn để viết đề cương này, không phải tài liệu tham khảo dự kiến cho luận văn.
PHỤ LỤC
Nếu trong đề cương cần trình bày một số ví dụ, mẫu, hình ảnh … để minh họa (ví dụ: Mẫu phiếu thu thập thông tin; trích dẫn một đoạn quy định của Chính phủ về vấn đề liên quan nghiên cứu…; một vài hình ảnh thực tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu…) thì học viên trình bày vào Phụ lục này. Trong trường hợp không có phụ lục minh họa thì không cần trình bày trang này trong đề cương.
HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY CÁC PHẦN NỘI DUNG CỦA ĐỀ CƯƠNG
– Tên đề tài:
Học viên cần định hướng nghiên cứu và người hướng dẫn khoa học để xác định tên đề tài nghiên cứu.
Một số lưu ý:
- Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu, chuyên biệt, không trùng lặp với tên các đề tài đã có, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
- Phải phù hợp với mã ngành đào tạo.
- Không nên có nội dung nghiên cứu quá rộng dẫn đến hậu quả không thực hiện được.
- Cần tránh các đề tài có chung nhiều chuyên ngành, quá đặc thù.
- Vấn đề được nghiên cứu phải có giá trị khoa học và thực tiễn.
– Mã số ngành:
- Quản trị kinh doanh: 8340101
- Tài chính – Ngân hàng: 8340201
- Kế toán: 8340301
- Tháng, năm ở trang bìa và trang 1 là thời điểm nộp Đề cương luận văn của học viên.
- Đề cương Luận văn không đánh CHƯƠNG mà ghi rõ từng phân mục bằng cách đánh số thứ tự như trình bày ở trên (1, 2…)
- Đề cương phải được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích những nội dung chính mà tác giả muốn nghiên cứu.
- Phần nội dung của Đề cương luận văn không được ít hơn 10 trang và không nhiều hơn 30 trang (không tính phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục).
- Soạn thảo văn bản:
- Sử dụng kiểu chữ Times New Roman, cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ;
- Lề trên 2cm; lề dưới 2cm; lề trái 2.5cm; phải 2cm.
- Mọi thông tin chi tiết khác học viên tham khảo thêm Hướng dẫn trình bày Luận văn Thạc sĩ.
Trên đây là Cách Làm Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh sẽ mang đến cho các bạn lợi ích rất nhiều trong quá trình làm bài. Tuy nhiên nếu các bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đề tài hay triển khai nội dung cho bài luận văn thạc sĩ của mình thì hãy liên hệ với luanvantot.com để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ viết luận văn thạc sĩ bạn nha.