Mục lục
?Đề Tài Tiểu Luận Các Quy Định Về Thừa Kế Theo Pháp Luật dưới đây sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin có giá trị và là tài liệu rất hữu dụng cho các bạn khi làm bài tiểu luận thừa kế theo pháp luật. như chúng ta đã biết thừa kế theo pháp luật là việc tài sản của người chết được dịch chuyển từ người chết sang những người còn sống dựa trên những căn cứ nhất định về “hàng thừa kế, về điều kiện và thứ tự thừa kế, để hiểu rõ hơn về nội dung này thì hãy cùng Luận Văn Tốt theo dõi bài viết dưới đây nhé?
?? Luận Văn Tốt sẽ không dừng lại ở việc luôn cập nhật những thông tin và tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn mà còn cung cấp dịch vụ viết bài tiểu luận. Nếu các bạn có khóa khăn về bài làm của mình thì hãy liên hệ ngay Zalo/tele : 0934573149 sẽ được tư vấn miễn phí bạn nhé!??
1. Khái Niệm Thừa Kế Theo Pháp Luật
Bộ luật Dân sự năm 2015 (sau đây gọi là “BLDS 2015”) đưa ra khái niệm về thừa kế theo pháp luật tại Điều 649 là “thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Như vậy có thể hiểu rằng, thừa kế theo pháp luật là một hình thức thừa kế bên cạnh thừa kế theo di chúc. Theo đó, hình thức này mô tả việc tài sản của người chết được dịch chuyển từ người chết sang những người còn sống dựa trên những căn cứ nhất định về “hàng thừa kế, về điều kiện và thứ tự thừa kế”. Những căn cứ này được xác định dựa trên ý chí, quan điểm của pháp luật nhằm đảm bảo phù hợp với truyền thống, văn hóa nước ta đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho những người liên quan. Bởi vậy, trong hình thức thừa kế này, ý chí chủ quan của người đã chết không tồn tại hay không có sự ảnh hưởng.
Tuy nhiên, có thể thấy khái niệm về thừa kế mà BLDS 2015 đưa ra vẫn còn mang ý nghĩa liệt kê và chưa thể hiện rõ được bản chất của hình thức thừa kế này. Xét về bản chất, chỉ khi không có di chúc của người chết để lại hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì thừa kế theo pháp luật mới được áp dụng. Người thừa kế theo pháp luật được xác định phải thuộc trong các mối quan hệ với người chết về huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng. Và việc thừa kế chỉ được chỉ định theo pháp luật dựa trên một thứ tự nhất định thể hiện sự ưu tiên đối với những hàng thừa kế nhất định.
Từ bản chất trên cùng với quy định BLDS 2015 có thể đưa ra khái niệm về thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống dựa trên cơ sở các quan hệ về huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng theo một thứ tự nhất định được quy định tại pháp luật”.[1] Theo đó, nội dung bài tiểu luận dưới đây cũng sẽ phân tích quy định về thừa kế theo pháp luật căn cứ trên khái niệm này.
2. Nguyên Tắc Thừa Kế Theo Pháp Luật
Các vấn đề xoay quanh thừa kế theo pháp luật được BLDS 2015 quy định thành những chế định cụ thể tại chương XXIII riêng biệt. Căn cứ trên những quy định được đưa ra có thể nhận thấy, mặc dù là hình thức thừa kế riêng, tuy nhiên việc thừa kế theo pháp luật vẫn cần đảm bảo tuân thủ theo những nguyên tắc về thừa kế cơ bản, cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, đảm bảo tính bình đẳng trong thừa kế.
Theo đó sự bình đẳng ở đây được thể hiện ở những cá nhân khác nhau trong cùng một hàng thừa kế. Mặc dù mỗi cá nhân có thể có quan hệ với người chết khác nhau, có đặc điểm hay tình cảm khác nhau tuy nhiên nếu thuộc cùng một hàng thừa kế thì họ đều được hưởng phần thừa kế ngang nhau.
Thứ hai, quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản phải được tôn trọng.
Điều này cũng đã được thể hiện khá rõ tại phần phân tích về khái niệm ở phần 1 trên. Theo đó, hình thức thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Hay nói cách khác, người để lại di sản có toàn quyền quyết định và chủ động bằng ý chí của mình quyết định người được hưởng di sản do mình để lại, phần hưởng di sản hay bị truất quyền thừa kế, … mà không chịu sự tác động hay phụ thuộc vào ý chí của chủ thể khác, ngay cả quy định pháp luật (trừ trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của một số đối tượng, pháp luật đưa ra quy định chỉnh sửa về quyền thừa kế di sản ngay cả khi có di chúc của người để lại di sản).
Thứ ba, quyền của người hưởng thừa kế phải được tôn trọng.
Nguyên tắc này cũng giống như nguyên tắc trong các quan hệ dân sự nói chung, cụ thể ở đây pháp luật tôn trọng quyền tự quyết và ý chỉ chủ quan của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ thừa kế theo pháp luật nói riêng. Vì vậy, ngay cả trường hợp người để lại di sản có chia tài sản thì người được hưởng thừa kế vẫn có quyền từ chối nhận di sản thừa kế, trừ trường hợp việc từ chối nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba về tài sản.
Thứ tư, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho một số đối tượng đặc biệt “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động”[2], pháp luật về thừa kế của nước ta quy định những đối tượng này vẫn được quyền hưởng một phần di sản nhất định “bằng hai phần ba của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật” nếu như người để lại di sản không chia di sản thừa kế cho những đối tượng này hoặc chia mà ít hơn số lượng nêu trên.
XEM THÊM : Tiểu Luận Pháp Luật Về Thừa Kế Theo Di Chúc
3. Các Trường Hợp Thừa Kế Theo Pháp Luật
BLDS 2015 đã chỉ rõ tại Điều 650 về việc áp dụng thừa kế theo pháp luật trong một số trường hợp nhất định, bao gồm:
(i) “Không có di chúc”
Hay nói một cách cụ thể hơn thì trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản được để lại sẽ được phân chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
(ii) “Di chúc không hợp pháp”
Pháp luật về thừa kế có đưa ra một số quy định nhất định để xác định tính hợp pháp của di chúc tại BLDS 2015. Theo đó, trường hợp di chúc không đáp ứng, đảm bảo tuân thủ những quy định này sẽ không được công nhận và việc chia thừa kế được thực hiện theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
(iii) “Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”
Đối với trường hợp này, có thể hiểu rằng khi người thừa kế đã chết tại thời điểm nêu trên hoặc cơ quan tổ chức không còn tồn tại tại thời điểm nêu trên sẽ không được hưởng di sản thừa kế. Phần di sản thừa kế liên quan đến cá nhân, tổ chức này sẽ được phân chia theo quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật.
(iv) “Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”
Theo đó, trường hợp này có thể hiểu là, những người được người để lại di sản chỉ định cho thừa kế tại di chúc nếu thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản đó (theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015) hoặc bản thân họ từ chối nhận di sản thì phần di sản của người đó sẽ được phân chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
4. Hàng Thừa Kế Theo Pháp Luật
Việc chia thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự ưu tiên của các hàng thừa kế. Theo đó, có ba hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 như sau:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Việc chia thừa kế theo hàng thừa kế sẽ được xác định theo thứ bậc ưu tiên từ hàng thừa kế thứ nhất tới hàng thừa kế thứ ba. Những người ở hàng thừa kế phía sau chỉ được xác định và chia di sản thừa kế nếu như những người thuộc hàng thừa kế trước “không còn do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Ví dụ: ông A và bà B kết hôn năm 1989 và sinh ra một người con là C (năm nay 21 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự). Bà B đã chết năm 2000. Đến năm 2021, ông A chết và để lại di chúc nhưng không nói rõ việc phân chia tài sản mà chỉ nói truất quyền thừa kế của C vì anh ta bất hiếu với cha mẹ. Như vậy, theo quy định của pháp luật về thừa kế, anh C thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tuy nhiên đã bị truất quyền thừa kế. Như vậy, số di sản của ông A để lại coi như không có di chúc về việc chia thừa kế, đồng thời ông A cũng không còn người nào thuộc hàng thừa kế thứ nhất (do vợ là bà B đã chết trước ông và con trai là anh C bị truất quyền thừa kế).
Như vậy, di sản của ông A sẽ được chia thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng thừa kế thứ hai không còn ai thì sẽ được xét đến hàng thừa kế thứ ba.
Bài viết về Đề Tài Tiểu Luận Các Quy Định Về Thừa Kế Theo Pháp Luật sẽ không dừng lại ở đây, mời các bạn theo dõi hết phần còn lại nhé!!!!
5. Thừa Kế Thế Vị
Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 BLDS 2015 như sau:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Khái niệm nêu trên có thể được hiểu là thừa kế thế vị chính là sự thay thế vị trí của các con (cháu, chắt) đối với vị trí của bố/mẹ (ông/bà) được quyền hưởng di sản của ông/bà (hoặc cụ) để lại theo quy định của pháp luật. Hay nói một cách đơn giản hơn là những người thừa kế thế vị được quyền hưởng phần di sản mà bố mẹ (hoặc ông bà) mình được hưởng nếu bố mẹ (hoặc ông bà) còn sống. Việc hưởng di sản này sẽ được chia đều với những người thừa kế khác. Tuy nhiên việc thay thế này chỉ xảy ra khi thời điểm chết của con của người để lại di sản và người để lại di sản là trước hoặc cùng nhau. Đây là hình thức thừa kế đặc biệt và chỉ phát sinh, xem xét đối với hình thức thừa kế theo pháp luật.[3]
Ví dụ đối với một tình huống về thừa kế thế vị như sau:
Ông A có 2 người con trai là anh B và anh C. Anh B lấy vợ và sinh ra hai người con là anh X và chị Y. Anh B mất năm 2012. Năm 2021 ông A chết nhưng không để lại di chúc. Khi đó di sản của ông A để lại sẽ được chia theo pháp luật như sau:
Vì anh B và anh C thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên mỗi người được nhận thừa kế ½ giá trị di sản để lại của ông A. Tuy nhiên, do anh B chết vào năm 2012 trước ông A, nên phần di sản mà anh B được thừa kế sẽ được chia theo thừa kế thế vị. Cụ thể anh X và chị Y là người thừa kế thế vị sẽ được hưởng ½ phần di sản mà anh B được hưởng từ phần di sản do ông A để lại.
Trong quá trình làm bài không ít các bạn gặp nhiều khó khăn và đã tìm đến dịch vụ nhận viết bài tiểu luận của Luận Văn Tốt, kết quả mang lại cho các bạn ấy đó là việc các bạn ấy rất hài lòng vơi sự hỗ trợ của bên mình. Nếu các bạn cũng đang khó khăn cần hỗ trợ thì mời các bạn tham khảo nhé!!!
6. Xác Định Quan Hệ Thừa Kế Trong Một Số Trường Hợp Đặc Biệt
Trên thực tế, bên cạnh những mối quan hệ liên quan đến huyết thống, hôn nhân, vẫn còn tồn tại những mối quan hệ đặc biệt khác có ảnh hưởng và liên quan tới quan hệ thừa kế. BLDS cũng đã đưa ra những căn cứ cụ thể nhằm xác định việc thừa kế theo pháp luật được áp dụng với những quan hệ đặc biệt đó, được quy định từ Điều 653 đến Điều 655 BLDS 2015, bao gồm:
Thứ nhất là ”quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi”. Pháp luật cho phép con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau theo quy định của pháp luật như đối với con đẻ với cha đẻ, mẹ đẻ.
Thứ hai là ”quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế”. Theo đó, trong quan hệ này, nếu như tồn tại quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau giữa những chủ thể nêu trên ”như cha con, mẹ con” thì việc thừa kế sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật tương tự với con ruột với cha đẻ, mẹ đẻ. Tuy nhiên tại quy định pháp luật hiện hành chưa có nội dung giải thích cụ thể, chi tiết về việc xác định thế nào là ”như cha con, mẹ con”.[4]
Thứ ba là ”trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác sau khi người chồng, vợ chết”. Đối với những trường hợp này, pháp luật vẫn xác nhận và cho phép việc chia tài sản thừa kế theo pháp luật như đối với những trường hợp thông thường khác. Bởi lẽ trong những trường hợp này, mối quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại khi một bên bị chết. Bởi vậy, tại thời điểm người vợ hoặc chồng chết thì người chồng hoặc vợ còn lại vẫn có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật tương đương với hàng thừa kế thứ nhất.
[1] Nguyễn Hương Giang (2014), Thừa kế theo pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.16.
[2] Bộ luật Dân sự 2015, Điều 644.
[3] Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.
Link:
[4] Phan Thành Nhân (2019), Một số vướng mắc về người thừa kế theo pháp luật và đề xuất, kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.
Link: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de-xuat-kien-nghi
??Qua bài Đề Tài Tiểu Luận Các Quy Định Về Thừa Kế Theo Pháp Luật trên đây sẽ cung cấp cho các bạn thêm kiến thức hữu ích khi làm bài. Tuy nhiên nếu các bạn cần thêm tài liệu tham khảo hoặc cần hỗ trợ hoàn thành tiểu luận Về Thừa Kế Theo Pháp Luật thì hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 hoặc liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận của luanvantot.com bạn nhé!!!!!??