Hợp đồng lao động là sự ràng buộc và thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động, vậy trong trường hợp nào thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bài viết Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Là Gì? Khái Niệm, Đặc Điểm sẽ trình bài rõ các điều khoản đó của Bộ lụât lao động. bài viết sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn học viên ngành Luật kinh tế khi triển khai bài luận văn thạc sĩ về đề tài đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Nếu các bạn muốn có nhiều đề tài hay hoặc những tài liêu tham khảo có giá trị thì hãy liên hệ với dịch vụ luận văn thạc sĩ của luanvantot.com để nhận, hoặc các bạn muốn có một bài luận văn hoàn chỉnh được đánh giá cao thì hãy nhắn tin hoặc gọi sđt/zalo: 0934573149 để được báo giá.
1. Khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Có thể thấy rằng, hợp đồng lao động là trung tâm và quan trọng nhất của Bộ luật lao động bởi nó điều chỉnh quan hệ lao động – mối quan hệ chủ yếu nhất thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật này. Hợp đồng lao động giữ vai trò làm cơ sở phát sinh các chế định này trong mối quan hệ với các chế định khác. Có hợp đồng lao động, có quan hệ lao động mới phát sinh các quan hệ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi… Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động[1]”. Hợp đồng lao động là hình thức biểu hiện bên ngoài của quan hệ lao động. Mọi sự kiện làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật theo hợp đồng lao động.
Theo tác giả Nguyễn Duy Vinh Quang (2018): “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm, nhu cầu bán sức lao động. còn bên kia là người sử dụng lao động cần thuê mướn sức lao động, có nhu cầu “mua” sức lao động. Trong đó người sử dụng lao động không phân biệt giới tính và quốc tịch, cam kết làm một công việc cho người sử dụng lao động, không phân biệt là thể nhân hoặc pháp nhân, công pháp hay tư pháp, bằng cách tự nguyện đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý của người đó để đổi lấy một số tiền công lao động gọi là tiền lương[2]”.
Quan hệ lao động có thể chấm dứt trong các trường hợp khác nhau bởi những căn cứ khác nhau như chấm dứt theo sự thỏa thuận của hai bên, do bất khả kháng hoặc chấm dứt theo ý chí của một bên trong quan hệ lao động. Trong đó hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của một bên thường là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh cãi và đem lại nhiều hệ lụy hơn so với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khác bởi việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là do áp đặt ý chí của một bên chủ thể vào hợp đồng lao động, làm cho quan hệ lao động bị chấm dứt theo ý chí của một bên chủ thể. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phụ thuộc vào ý chí của một bên do đó sẽ xảy ra hai trường hợp hợp pháp hoặc là không hợp pháp. Chính vì vậy, hậu quả pháp lý trong từng trường hợp cũng khác nhau. Khi chấm dứt hợp đồng lao động không đúng theo quy định của pháp luật thường dẫn đến tranh chấp giữa hai chủ thể.
Theo cách hiểu chung nhất thì quyền là “khả năng thực hiện ý chí của mình được pháp luật hoặc xã hội chấp nhận, là cái mà pháp luật, xã hội, phong tục hay lý lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng thi hành, khi thấu hiểu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt co thể đòi hỏi giành lại”. Đối với đơn phương theo Từ điển Tiếng Việt là “riêng một bên, hoàn toàn không có sự thỏa thuận hoặc tham gia của bên kia”[3]. Như vậy, quyền đơn phương là khả năng thực hiện ý chí được pháp luật xã hội chấp nhận của riêng một bên, không cần có sự thỏa thuận hoặc tham gia từ phía bên kia.
Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tác giả Trần Thị Thúy Lâm (2009): “là trường hợp các bên chấm dứt quan hệ hợp đồng vẫn còn thời hạn. Việc chấm dứt này hoàn toàn do ý chí của một bên chủ thể mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia[4]”.
Còn theo tác giả Đào Thị Hằng: “Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Là Gì? : là hành vi pháp lý trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm chấm dứt quan hệ lao động với bên kia. Ý chí này phải được biểu thị ra bên ngoài dưới hình thức nhất định và phải được truyền đạt tới chủ thể đối tác mà không cần thiết phải được chủ thể chấp nhận[5]”.
Từ những nội dung trên, có thể đửa ra khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hành vi pháp ký đơn phương của một chủ thể trong quan hệ lao động nhằm chấm dứt hiệu lực pháp lý của hợp đồng lao động đã ký kết giữa các bên trước thời hạn mà không phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động”.
XEM THÊM : Trọn Bộ 10 Bài Luận Văn Thạc Sĩ ngành Quản Lý Kinh Tế
2. Đặc điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Một là, Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Là Gì? : là “quyền của cả người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động[6]”.
Khi các chủ thể xác lập quan hệ lao động luôn có sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về chế độ làm việc, điều kiện làm việc, công việc, thời gian cũng như mức lương… Khi người sử dụng lao động không bảo đảm đúng các quyền lợi của người lao động thì trong trường hợp này người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và ngược lại. Đây là quyền của các chủ thể trong quan hệ lao động, được pháp luật bảo đảm thực hiện. Việc đơn phương này được biểu hiện bằng nhiều hành vi khách quan không cần sự chấp thuận của người sử dụng mà chỉ cần thông báo cho người sử dụng lao động biết được. Nói cách khác, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thực chất là xử sự của một bên trong quan hệ lao động gắn với việc làm chấm dứt quan hệ lao động. Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người lao động trong quan hệ lao động, giúp người lao động chấm dứt quan hệ lao động nếu quan hệ lao động đó không phù hợp hoặc không có lợi đối với người lao động.
Hai là, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động dẫn đến việc hợp đồng lao động vẫn chấm dứt hiệu lực pháp lý trước thời hạn hoặc trước khi công việc theo hợp đồng được hoàn thành[7].
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động luôn phải thực hiện những nghĩa vụ của mình đối với người sử dụng lao động dù là đơn phương chấm dứt trái pháp luật. Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người sử dụng lao động như bồi thường chi phí đào tạo, không được nhận trợ cấp thôi việc… Như vậy có thể thấy đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ tạo ra những hậu quả pháp lý khác nhau và những hậu qua pháp lý này luôn mang tính công bằng minh bạch cho các bên trong quan hệ lao động.
Có thể thấy rằng các trường hợp chấm dứt hợp đồng llao động của người lao động đều mang lại những hậu quả pháp lý nhất định đối với các chủ thể tong quan hệ lao động đặc biệt là khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh việc mang lại hậu quản pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ lao động là người lao động, người sử dụng lao động, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động còn ảnh hưởng đến gia đình người lao động, ảnh hưởng đến biến động thị trường của người lao động.
Ba là, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động đúng pháp luật sẽ giải phóng cho họ khỏi những nghĩa vụ ràng buộc trong hợp đồng lao động[8].
Nếu như thay đổi hợp đồng lao động là việc tăng hay giảm một hoặc một số các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, thay đổi một số nội dung trong hợp đồng lao động trước đó, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động chỉ là sự dừng lại tạm thời việc thực hiện hợp đồng lao đông theo các căn cứ theo luật định, sau thời gian đó thì các bên sẽ tiếp tục thực hiện những quyền và nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng lao động thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ người lao động được giải phóng khỏi quyền và nghĩa vụ bị ràng buộc trong hợp đồng lao động trước đó.
Đồng thời, nếu như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động được ký kết giữa hai chủ thể sẽ không còn hiệu lực pháp lý. Người lao động có thể tìm một công việc mới, gắn bó và cống hiến với người sử dụng lao động mới. Bên cạnh việc giải phóng những nghĩa vụ ràng buộc trong hợp đồng lao động, người lao động còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật như được hưởng trợ cấp thôi việc, không phải đền bù hay chịu phạt nếu như không gây thiệt hại.
Bốn là, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là sự kiện pháp lý sẽ phát sinh tranh chấp[9].
Hợp đồng là loại hợp đồng mang tính chất cá nhân được thực thi trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên nó cũng mang tính chất tập thể bởi hoạt động do một người thực hiện. Do đó, quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động có sự tương hỗ lẫn nhau.
Quan hệ lao động cá nhân là cơ sở thiết lập quan hệ lao động tập thể và ngược lại, quan hệ lao động tập thể bổ sung nâng cao hiệu quả cho quan hệ lao động của cá nhân. Sự tác động này tạo sự cân bằng bình đẳng và thỏa mãn được lợi ích cho các bên trong quan hệ lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động luôn có sự tác động của các quan hệ lao động theo hướng bảo đảm quyền, lợi ích của các bên. Từ khi đàm phán, ký kết khi chấm dứt hợp đồng lao động nói chung cũng như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng ngoài việc tuân thủ theo pháp luật, thiện chí và hợp tác thì các bên còn áp dụng nội dung của Thỏa ước lao động tập thể.
[1] Khoản 1 điều 13 Bộ luật lao động năm 2019.
[2] Nguyễn Duy Vinh Quang (2017), Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế, Học viện khoa học xã hội, tr.8.
[3] Thanh Yến (2020), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb. Dân Trí, tr.61.
[4] Trần Thị Thúy Lâm (2009), “Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động”, Tạp chí luật học, (số 09).
[5] . Trịnh Thị Hằng (2020), “Một số vấn đề về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019”, Tạp chí phát triển Khoa học và Công Nghệ – Kinh tế lật và quản lý, (số 5),tr.6.
[6] Đinh Ngọc Thắng và Hồ Thị Hải (2021), “Những điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và những tác động đến quan hệ lao động”, truy cập tại tran ngày truy cập 03/03/2022.
[7] Vũ Thị Vui (2019), Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.33.
Trên đây là nội dung Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Là Gì? Khái Niệm, Đặc Điểm được Luận Văn Tốt soạn thảo từ các nguồn tư liệu uy tín và các bạn luận văn thạc sĩ được đánh giá rất cao của các bạn học viên ưu tú những khóa trước. Nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình làm bài thì hãy tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé!!!