Cơ Sở Lý Luận Về Giám Hộ Cho Người Đã Thành Niên

Đánh giá post

Cơ Sở Lý Luận Về Giám Hộ Cho Người Đã Thành Niên là nội dung tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên, học viên đang làm khóa luận tốt nghiệp, bài viết cho các bạn hiểu hơn về quy định giám hộ cho người không còn cha mẹ hoặc không xác định được cha mẹ, người mất năng lực hành vi nhân sự. ngươi khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi. Ngoài việc chúng tôi luôn cung cấp cho các bạn những tài liệu có giá trị thì chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp hãy gọi ngay cho chúng tôi Zalo : 0934573149

1. Giám Hộ 

            Khoản 1 điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người được giám hộ bao gồm: 

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.

            Như vậy có thể thấy rằng giám hộ cho người đã thành niên bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

            Điều kiện đối với người giám hộ, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người giám hộ tại điều 60 phải có những điều kiện sau: “Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
  3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ”.

          Bộ luật dân sự năm 2015 giữ nguyên các điều kiện như đã được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2005. Ngoài ra, luật còn bổ sung một số điều mang ý nghĩa đạo đức tại điều 49 như sau: “1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

  1. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  2. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  3. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên”.

            Đối với pháp nhân điều kiện để làm giám hộ đơn giản hơn được quy định tại điều 50: “Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
  2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.

           

2. Giám hộ cho người đã thành niên

            2.1. Người mất năng lực hành vi

            Tình trạng mất năng lực hành vi được quy định tại điều 22 khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

            Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”.

          Người mất năng lực hành vi dân sự được hiểu là một người đã từng có năng lực hành vi dân sự nhưng vì một lý do nào đó mà năng lực hành vi dân sự của họ không còn nữa. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể bằng nhận thức để làm chủ, kiểm soát hành vi của bản thân nên mọi giao dịch đều thông qua người đại diện hợp pháp của họ xác lập và thực hiện.

            Quy định này cho thấy, một người bị mắc bệnh tâm thần hay mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mới chỉ là điều kiện cần, chưa là điều kiện đủ để xác định người đó đã mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật chỉ thừa nhận việc Giám Hộ Cho Người Đã Thành Niên cho những người này khi có kết luận của Tòa án. Trong trường hợp lý do khiến một người bị mất năng lực hành vi dân sự không còn thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, phục hồi lại năng lực hành vi dân sự cho họ[1].

          Có thể thấy rằng mất năng lực hành vi là một tình trạng pháp lý, chứ không phải là một tình trạng thực tế (mất khả năng nhận thức). Người mất khả năng nhận thức nhưng chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi vẫn được coi là người có đủ năng lực hành vi. Theo quy định tại điều 128 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.

            Không giống như tuyên bố một người đã chết, quyết định tòa án đặt cho một người vào tình trạng mất năng lực hành vi chỉ có tác dụng tước bỏ năng lực hành vi của chủ thể từ ngày bản án có hiệu lực, cho dù theo kết quả giám định, chủ thể có thể mất khả năng nhận thức từ rất lâu. Cơ Sở Lý Luận Về Giám Hộ Cho Người Đã Thành Niên Cho ta thấy đến ngày đó, người mất khả năng nhận thức, theo nguyên tắc, vẫn được suy đoán là có đủ điều kiện để giao dịch, đặc biệt là điều kiện về khả năng nhận thức và sự tự nguyện ngay tại thời điểm giao dịch. Ví dụ: “Ông C bán một miếng đất vào ngày 20/01/2004. Con ông cho rằng ông có biểu hiện tâm thần nên yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Tòa án huyện Văn Chấn (Yên Bái) trưng cầu giám định. Kết quả cho thấy ông C mắc bệnh tâm thần trước ngày 01/01/2004, bằng bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006.

            Quyết định như trên là không đúng luật, do tòa án nhầm lẫn giữa tình trạng pháp lý (mất năng lực hành vi) và tình trạng thực tế (mất khả năng nhận thức). Việc kéo lùi thời điểm mất năng lực hành vi về trước thời điểm ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi cũng trái với tinh thần của quy định tại khoản 2 điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005 theo đó giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện pháp luật xác lập, thực hiện. Thực tế, người đại diện theo pháp luật như thế không thể có căn cứ để xuất hiện ở thời điểm trước khi có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi để rồi có điều kiện xác lập, thực hiện giao dịch thay người này. Nếu Tòa án có quyền xác định thời điểm bắt đầu tình trạng mất năng lực hành vi trước thời điểm ra quyết định, thì sẽ có những trường hợp người mất khả năng nhận thức bẩm sinh, nhưng mãi đến khi trưởng thành thi bị tuyên bố mất năng lực hành vi; khi đó, nếu đặt chủ thể vào tình trạng mất năng lực hành vi kể từ thời điểm mất khả năng nhận thức, nghĩa là từ lúc được sinh ra, từ tất cả các giao dịch được xác lập cho đến thời điểm có thể bị tuyên bố vô hiệu.

            Trong vụ án nếu trên, người cho rằng ông C không minh mẫn lúc giao dịch thì phải chứng minh điều đó để yêu cầu vô hiệu hóa giao dịch theo điều 133 Bộ luật dân sự năm 2005, nay là điều 128 Bộ luật dân sự năm 2015. Còn kết quả giám định chỉ phục vụ cho việc thiết lập mất năng lực về hành vi có hiệu lực về sau[2]”.

          Người giám hộ của người mất năng lực hành vi có nghĩa vụ tương tựu như người giám hộ của người chưa thành niên được quy định tại điều 57: “1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

Cơ Sở Lý Luận Về Giám Hộ Cho Người Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Về Giám Hộ Cho Người Thành Niên

XEM THÊM : Đời Sống Con Người Là Gì? Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Đời Sống

  1. a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
  2. b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
  3. c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
  4. d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
  5. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật dân sự năm 2015”.

            Ngoài ra người giám hộ có nghĩa vụ: “Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ” (Khoản 1 điều 57 Bộ luật dân sự năm 2015).

            Việc thực hiện vai trò của người giám hộ cho người mất năng lực hành vi cũng được thực hiện dưới sự giám sát của người giám sát việc giám hộ, cử chỉ, chỉ định theo cùng các điều kiện thể thức như trường hợp giám sát người chưa thành niên.

            Các quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ, việc thay đổi người giám hộ và chấm dứt việc giám hộ được quy định giống như trường hợp giám hộ đối với người chưa thành niên. và cũng là Cơ Sở Lý Luận Về Giám Hộ Cho Người Đã Thành Niên

3. Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

            Tình trạng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định tại khoản 1 điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.

            Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải là người đã thành niên. Người chưa thành niên mà có nhược điểm thể chất hoặc tinh thần mà gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu cần giám hộ, sẽ được đặt dưới cùng chế độ giám hộ như người chưa thành niên bình thường.

            Điều kiện: Theo khoản 1 điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”. Đó có thể là tình trạng giảm sút trí nhớ, khả năng diễn đạt ý chí do tuổi tác, bệnh tật, tai nạn; đó cũng có thể là tình trạng khuyết tật về thể chất, ví dụ như câm, điếc… dẫn đến sự khó khăn trong việc hoàn thiện khả năng nhận thức.

            Cũng như trường hợp mất năng lực hành vi, các điều kiện về thể chất chỉ là điều kiện cần; tình trạng đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chỉ ghi nhận chính thức về mặt pháp lý khi có quyết định cuả Tòa án. Luật đòi hỏi người yêu cầu và có quyết định giám định pháp lý tâm thần, như trường hợp quyết định đặt một người vào tình trạng mất năng lực hành vi.

            Cử, chỉ định người giám hộ. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có giám hộ đương nhiên. Khoản 1 điều 23 quy định thẩm quyền chỉ định người đại diện cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thuộc về Tòa án. Theo khoản 4 điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự năm 2015, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ”.

            Tuy nhiên, có trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đã từng hoàn toàn tỉnh táo và có năng lực đầy đủ, đồng thời dự kiến được khả năng mình rơi vào tình trạng khó khăn vào một ngày nào đó và có sự chuẩn bị trước cho việc giám hộ đối với mình. Theo khoản 2 điều 48 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực”.

            Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ: Khác với người giám hộ do mất năng lực hành vi, người dám hộ do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không đại diện cho người được dám hộ trên phạm vi rộng rãi. Các quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong trường hợp này được Tòa án xác định tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của người được giám hộ (Điều 57 khoản 2, 58 khoản 2, 59 khoản 2).

            Điều đó có nghĩa là khi người đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không mất hoàn toàn năng lực hành vi giao dịch. Những giao dịch không thuộc thẩm quyền của người giám hộ vẫn có thể được người giám hộ xác lập, có những giao dịch nào cần phải có sự đồng ý của người đại diện, theo cơ chế giống như cơ chế đại diện đối với người bị hạn chế năng lực hành vi. Tuy nhiên, một khi có quyền trao quền cho người đại diện thay mặt người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi để giao dịch, tòa án cũng phải có quyền xác định rằng có giao dịch mà người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thể tự mình xác lập, nhưng phải có sự đồng ý của người đại diện. Bởi vậy, người giao dịch phải có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải tìm hiểu kĩ nội dung quyền của người này, bằng cách yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc giám hộ.

            Việc thực hiện vai trò của người giám hộ cho những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng đặt dưới sự giám sát của việc giám hộ. Việc cử, chỉ định người giám sát cho người giám hộ được thực hiện theo luật chung.

4. Người bị hạn chế năng lực hành vi

          Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người đã từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người đã thành niên, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi) nhưng lại rơi vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 24 BLDS năm 2015: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Kể từ thời điểm quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự của Tòa án đối với một người có hiệu lực pháp luật cho đến khi quyết định đó bị hủy bỏ: “Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự” thì cá nhân đó chỉ được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự có giá trị nhỏ nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bản thân họ. Nếu họ muốn tham gia các giao dịch khác phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp. Trên thực tế, những người nghiện ma túy, các chất kích thích như rượu, bia… thì việc họ phá tán tài sản của gia đình và xã hội là điều dễ xảy ra, nên chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khá rộng. Không chỉ người có quyền lợi liên quan mà các cơ quan, tổ chức hữu quan đều có quyền này. Từ phân tích trên có thể thấy, quy định của Bộ luật dân sự về năng lực hành vi dân sự bị hạn chế có ý nghĩa quan trọng, có tác dụng ngăn ngừa tệ nạn xã hội cùng các hệ lụy tiêu cực liên quan đến hành vi của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

            Chế định người đại diện: Khác với người giám hộ, người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi được tòa án chỉ định. Luật hộ tịch không nói gì về việc đăng ký đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi. Luật cũng không quy định chế độ giám sát đối với người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi. Tuy nhiên từ những phân tích liên quan đến điều kiện cần đối với việc hạn chế năng lực hành vi, như nói trên, có thể thừa nhận rằng trên thực tế, người đại diện của người bi hạn chế năng lực hành vi thường là vợ (chồng) của người đó. Việc giám sát và cả việc đăng ký có lẽ không cần thiết.

            Tình trạng pháp lý của người bị hạn chế năng lực hành vi. Theo khoản 2 điều 24 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác”. Người bị hạn chế năng lực hành vi vẫn có thể tự mình xác lập giao dịch; nhưng việc giao dịch vẫn đặt dưới sự giám sát của người đại diện. Tuy nhiên, việc thiếu thủ tục đăng ký đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi khiến người thứ ba có thể giao dịch với người này mà không biết tình trạng bị hạn chế năng lực của người giao dịch. Trong khi đó căn cứ tại khoản 1 điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015”.

[1] Nguyễn Ngọc Điện (2020), Giáo trình Luật dân sự tập 1, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.91.

[2] Nguyễn Ngọc Điện (2020), Giáo trình Luật dân sự tập 1, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.91.

Trên đây là nội dung và các điều khoản về giám hộ và Cơ Sở Lý Luận Về Giám Hộ Cho Người Đã Thành Niên đây là tài liệu rất có ích cho các bạn trong quá trình làm bài khóa luận của mình. Nếu tài liệu trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho bài làm của các bạn thì hãy liên hệ ngay với luanvantot.com để được cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp bạn nha.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ