Khóa luận Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Kỹ Thuật Số

Đánh giá post

Hello, hôm nay mình sẽ gửi đến các bạn sinh viên mẫu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Kỹ Thuật Số, các bạn sinh viên nào đang làm bài thực tập, khóa luận, luận văn,.. Hy vọng bài mẫu dưới đây sẽ là một mẫu tài liệu có ích được gửi tới các bạn sinh viên.

Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, cũng như không biết bắt đầu từ đâu, hoặc có thể thiếu thốn nguồn tài liệu để làm thì hãy nhắn tin zalo cho Luận Văn Tốt để được Dịch vụ viết thuê khóa luận hỗ trợ với chi phí phù hợp túi tiền sinh viên nhé.

……………………………………………..

Khóa luận Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty
Khóa luận Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty

MỞ ĐẦU Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Kỹ Thuật Số

1. Tính cấp thiết của đề tài Hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Với một thị trường toàn cầu như hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều nằm trong một chuỗi cung ứng liên hoàn và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp để chiếm lĩnh và tồn tại trong chuỗi cung ứng đó. Chính vì vậy để tồn tại và cạnh tranh được thì mọi doanh nghiệp đều phải có chiến lược riêng. Chiến lược trong kinh doanh vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đã và đang được vận dụng phổ biến, mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Một chiến lược hợp lý sẽ mang lại cho doanh nghiệp một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Tạo ra những điều khác biệt giữa doanh nghiệp và các đối thủ trên thị trường chính là mục tiêu chính của chiến lược hoàn hảo. Bên cạnh đó chiến lược phải thể hiện được điểm mạnh của doanh nghiệp dựa trên lợi thế của doanh nghiệp.

Bước qua thế kỷ 21 do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng cộng nghệ 4.0, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng…, nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động, Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.

Để hòa nhịp vào sự phát triển nói chung đó, mỗi doanh nghiệp đều có những bước chuyển mình, phải tự thân vận động để tìm ra hướng đi đúng. Đây là một bài toán không mấy dễ dàng mà doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra được. Bời lẽ, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài ngành. Giữ hoặc tăng thị phần và tìm ra được lợi thế cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.

Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự tìm tòi và đưa ra các giải pháp tối ưu, chiến lược kinh doanh phù hợp, kịp thời để bắt nhịp cùng với sự phát triển của kinh tế quốc gia cũng như kinh tế thế giới.
Để vượt qua được những thách thức và khai thác triệt để những cơ hội, các doanh nghiệp ngành Viễn Thông – Truyền Hình nói chung và Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam nói riêng cần có những chiến lược phát triển lâu dài để tạo được cho mình một năng lực cạnh tranh bền vững, có thể hoạt động thành công không những trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh 

2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu chiến lược và sách lược kinh doanh của Smith và cộng sự (2003) cung cấp những kiến thức cần thiết, từ khái niệm chiến lược, sách lược kinh doanh đến phân tích môi trường kinh doanh ở các tập đoàn kinh tế lớn và ở cấp doanh nghiệp thành viên, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược, sách lược kinh doanh. Trong đó nghiên cứu chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản trị kinh doanh ở cấp doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ và ở cấp công ty. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào cho dù ở quy mô doanh nghiệp hay quốc gia. Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng phối hợp đào tạo để có đội ngũ doanh nhân, quản lý có trình độ ngang tầm với thời đại. Làm được điều này giúp doanh nghiệp, quốc gia nắm bắt cơ hội, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên thị trường thời mở cửa.

Với nghiên cứu Triển khai chiến lược kinh doanh của Aaker (2007) tác giả nhận định muốn quản trị thành công một doanh nghiệp nhất thiết phải có chiến lược kinh doanh. Vấn đề then chốt là đặt ra một hệ thống quản trị sao cho nhà quản trị: Có được một tầm nhìn rõ nét về công việc của mình; Có thể bao quát và hiểu được môi trường năng động của kinh doanh; Từ đó chọn ra những giải pháp chiến lược phù hợp một cách sáng tạo và khôn ngoan; Để có một sách lược cạnh tranh dựa trên lợi thế của mình. Nghiên cứu được chia thành bốn chủ đề. Chủ đề 1 là phương pháp phân tích môi trường kinh doanh.

Chủ đề 2 là chọn lợi thế cạnh tranh lâu dài, gọi tắt là SCA. Phải chọn SCA trên cơ sở tổ chức và năng lực của doanh nghiệp. Chủ đề 3 là quyết định đầu tư. Cần phải biết chọn lựa khi nào thì đầu tư hoặc giải tư, và đầu tư/giải tư ở mức độ nào. Chủ đề 4 là thực thi chiến lược. Muốn chiến lược thành công nhà quản trị phải hiểu rõ cơ cấu, hệ thống, con người, nền văn hóa của tổ chức. Phải biết thích ứng với môi trường kinh doanh, biết liên kết để giành ưu thế, biết tiến thoái khi thị trường không chấp nhận hoặc khi bị áp lực cạnh tranh toàn cầu. Nghiên cứu vừa là hoạch định vừa là thực hiện các chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu chiến lược thuê ngoài cho các công ty dược có quy mô nhỏ, Toronto, (2014) đề xuất hai chiến lược: Chiến lược 1: nghiên cứu và phát triển các loại thuốc (giai đoạn lâm sàng I/IIa) chưa có bản quyền hoặc đồng hợp tác với các công ty lớn có nguồn lực hiện đại. Chiến lược 2: nghiên cứu và phát triển thuốc ở giai đoạn sau của các loại đã được cấp bản quyền (giai đoạn lâm sàng III) và hợp tác với công ty lớn có lợi thế về sản xuất thương mại. Theo phân tích của tác giả, các công ty dược nhỏ thường thiếu các thiết bị cần thiết để sản xuất với quy mô lớn hoặc không có cơ sở hạ tầng chất lượng để sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP. Với nguồn lực nội bộ hạn chế thì thì thuê ngoài cung cấp dược phẩm là chiến lược chủ chốt của các công ty dược có quy mô nhỏ.

Tác giả David (2015) với nghiên cứu Quản trị chiến lược: khái luận và các tình huống nêu lên rằng cần tạo tính chủ động và sự khác biệt trong cạnh tranh. Bằng các hoạt động xác định mục tiêu phù hợp với khả năng hiện có và triển vọng phát triển, kể cả tham vọng phát triển kinh doanh toàn cầu; huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý; tiên lượng được nhu cầu thị trường, nhận thức đầy đủ cơ hội và thách thức, biết làm cho doanh nghiệp mình trở nên khác biệt với những ưu thế cạnh tranh đặc biệt để có thể giành chiến thắng trong quan hệ cạnh tranh một cách chủ động. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể hoàn toàn chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để đảm bảo cho nó luôn luôn phù hợp với những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Theo nghiên cứu này thì lợi ích cơ bản nhất mà công tác quản trị chiến lược đem đến là sự chủ động, mang lại chiến thắng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

XEM THÊM ==> [Tải Free] 5+ Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Mới Nhất

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Nhận thức về vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, rất nhiều tác giả trong nước đã nghiên cứu về vấn đề này.
Theo tìm hiểu tác giả, một số công trình nghiên cứu ở mức độ tổng quát về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp như:
– Nguyễn Hoàng Phương (2009), Phân tích SWOT trong chiến lược kinh doanh, NXB Thông tin và Truyền thông.
– Ngô Thị Kim Thanh (2014), Giáo trình “Quản trị chiến lược”, NXB ĐH

Kinh tế quốc dân.
– Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2010), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội.
– Viện nghiên cứu và đào toạ về Quản lý, Hội KH-KT Việt Nam (2005), Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh, NXB LĐXH, Hà Nội.
– Phạm Đình Tùng (2011), với đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Dược Phẩm An Thiên đến năm 2023”, luận văn thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh đã hệ thống hóa lý luận về chiến lược kinh doanh, đồng thời xác định các yếu tố tác động đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận được hệ thống, luận văn đã đi sâu trong việc phân tích và đánh giá tác động từ môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động của Công ty TNHH Dược phẩm An Thiên.

Tác giả đã lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng của Công ty TNHH Dược phẩm An Thiên, đồng thời đề ra những giải pháp, kiến nghị giúp cho việc thực hiện có hiệu quả chiến lược kinh doanh của công ty. Đây là đề tài có nhiều điểm chung khi thực hiện đối với một công ty sản xuất và phân phối dược phẩm. Tuy nhiên công ty TNHH Novaglory thiên về sản xuất nguyên liệu hơn và sự khác nhau về các điều kiện môi trường bên, cũng như thị trường hướng đến của mỗi doanh nghiệp nên đề tài chỉ có đóng góp là tài liệu tham khảo.

– Nguyễn Thị Trâm Anh (2013), “Chiến lược marketing sản phẩm viễn thông tại công ty cổ phần viễn thông VNPT”, luân văn thạc sỹ nghiên cứu thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm viễn thông của công ty trên thị trường cả nước cho thấy thị trường viễn thông rất đa dạng: đa dạng về chủng loại, đa dạng về công ty cạnh tranh, đa dạng về tập quán tiêu dùng,v.v… Đề tài rút ra được một số điểm sau: công ty chưa tạo được lợi thế marketing, là một công ty lớn nhưng các hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, kích thích tiêu thụ…chưa có hiệu quả. Tuy nhiên đề tài này nghiên cứu về chiến lược marketing sản phẩm viễn thông, chỉ là một bộ phận của các các chiến lược. Đề tài có tính chất tham khảo nhất định.

– Hà Anh Tuấn (2015) với đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Yên Bái dựa vào mô hình Delta và bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm 2015”, luận văn thạc sỹ đã dựa trên mô hình Dự án Delta và khung bản đồ chiến lược để nghiên cứu, phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Yên Bái, một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Đề tài đã phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Yên Bái dựa trên các mô hình Dự án Delta, xem chiến lược mà công ty đưa ra đã hợp lý chưa? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu? Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp về chiến lược của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Yên Bái trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài này sử dụng mô hình Delta nên không phù hợp với định hướng nghiên cứu của tác giả, tuy nhiên đây cũng là đề tài có tính tham khảo tốt.

Các tài liệu nghiên cứu trên đưa ra cơ sở lý luận mang tính tổng quát, phạm vi nghiên cứu lớn, liên quan tới các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Ở mức độ doanh nghiệp, tại Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam – SDTV, phân tích về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở các báo cáo, định hướng phát triển chứ chưa nghiên cứu tổng thể, ứng dụng cơ sở lý thuyết vào phân tích.

Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, trên cơ sở phân tích một cách toàn diện tất cả các yếu tố liên quan như môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của ngành viễn thông có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Công ty. Bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu thứ cấp, điều tra số liệu sơ cấp thông qua phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Từ đó làm cơ sở hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp có thể vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp Công ty định hướng kinh doanh đúng đắn, bền vững và tăng hiệu quả.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và vị thế tại công ty trên thương trường nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức; Từ đó, đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp và các giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh cho Công ty.
Giúp Công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường và thích ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của môi trường kinh doanh. Hy vọng Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam sẽ chinh phục và chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam, từ đó đánh giá những thành công và những hạn chế trong chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam.
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam và đề xuất hoàn thiện chiến lược.
Về thời gian: Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty, Thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ 2015-2018.
Về không gian: Tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (nơi đặt trụ sở chính) và 30 tỉnh phía nam từ Đà Nãng đến Cà Mau (là căn cứ theo giấy phép của SDTV).

5. Phương pháp nghiên cứu về Hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Luận văn được dựa trên các quan điểm đường lối của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của ngành thời kỳ 2010 -2020. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sử dụng, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích thống kê, so sánh, diễn giải, quy nạp, dự báo và một số phương pháp khác.
Chương I: Cơ sở lý luận của việc phân tích được nghiên cứu, tổng hợp bằng phương pháp tham khảo tài liệu từ các tài liệu có giá trị.
Chương II: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như: các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, báo cáo tài chính và các nguồn có giá trị khác. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia mà chủ yếu là các nhà quản trị các cấp trong công ty.

Xử lý số liệu và phân tích kinh tế dựa trên các phương pháp: thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá.
Chương 3: Việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống giải pháp được thực hiện bằng phương pháp suy luận logic, phương pháp biện chứng và tham khảo ý kiến chuyên gia
Về nguồn số liệu: chủ yếu dựa trên các báo cáo, đề án, tài liệu liên quan đến chiến lược phát triển của các doanh nghiệp và các số liệu báo cáo hàng năm của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam.

6. Kết cấu khóa luận

Để đạt được mục tiêu luận văn đề ra ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam.
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miền Nam.

Khóa luận Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty
Khóa luận Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty

ĐỀ CƯƠNG Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty 

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
I. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Chiến lược kinh doanh
1.1.2 Quản trị chiến lược
1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
II. PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Phân loại theo cấp độ chiến lược
2.2 Phân loại theo định hướng hoạt động
2.4 Phân loại theo cách thức cạnh tranh
III. QUI TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
3.1 Hoạch định chiến lược
3.1.1 Xác định mục tiêu chiến lược
3.1.2 Phân tích môi trường
3.2 Tổ chức thực hiện chiến lược
3.3 Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ MIỀN NAM
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ MIỀN NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.2 Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.
1.3 Các nguồn lực chủ yếu của công ty.
1.4 Cơ cấu tổ chức công ty.
II. Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty
1. Môi trường kinh doanh của công ty
1.1. Nghiên cứu và dự báo môi trường vĩ mô
1.1.1. Các yếu tố kinh tế
1.1.2. Yếu tố chính trị pháp luật
1.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội
1.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường vi mô
1.3. Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp
3. Triển khai thực hiện chiến lược
3.1. Lợi thế cạnh tranh:
3.2. Năng lực cốt lõi: (Theo tiêu chí VRIN)
3.3. Phân tích mô hình SWOT:
Dự báo nhu cầu:
3.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
3.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
3.3.4. Ma trận SWOT:
3.4. Phân tích ma trận GE :
4.Kết quả thực hiện chiến lược
4.1. Chiến lược tổng quát
4.2. Chiến lược cấp kinh doanh
4.3. Các chiến lược cấp chức năng
4.3.1. Chiến lược Marketting
4.3.2. Chiến lược nguồn nhân lực
4.3.3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển
4.3.4. Chiến lược cung cấp dịch vụ viễn thông
4.3.5. Chiến lược tài chính
5. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty
5.1. Các yếu tố thuận lợi khi thực hiện chiến lược kinh doanh
5.1.1. Các yếu tố khách quan
1.2. Các yếu tố chủ quan
2.1. Các yếu tố khách quan
2.2. Các yếu tố chủ quan

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ MIỀN NAM
I. Phương hướng mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới
II. Các giải pháp hoàn thiện chiến lược công ty TNHH Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam
1. Các giải pháp hoàn thiện chiến lược công ty TNHH Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam
1.1. Xác định mục tiêu
1.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược
1.3. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chiến lược
1.4. Đẩy mạnh hoạt động thu thông tin và phân tích thị trường
1.5. Phát triển nguồn nhân lực công ty
1.6. Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối
1.6.1. Định hướng lựa chọn quản lý kênh phân phối
1.6.2. Củng cố, hoàn thiện đội ngũ cán bộ phát triển thị trường và bộ phận bán hàng của công ty
1.7. Các giải pháp khác
2. Các giải pháp tạo điều kiện cho công ty xây dựng chiến lược phát triển phù hợp
2.1. Kiến nghị và giải pháp của ngành phát thanh truyền hình
2.2. Kiến nghị và giải pháp của nhà nước
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

…………………………………………………..

Nếu đã tham khảo qua bài mẫu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Kỹ Thuật Số, trên đây mà vẫn chưa đủ đáp ứng được cho bài làm các bài, thì hãy nhắn tin cho Luận Văn Tốt qua zalo để được gửi thêm nhiều mẫu nữa nhé. Hoặc nếu không có thời gian hoàn thiện bài làm, thì hãy liên hệ với zalo Luận Văn Tốt để được sử dụng Dịch vụ viết thuê luận văn bao nhật ký với chi phí phù hợp nhé.

XIN LƯU Ý: BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC QUA ĐỀ CƯƠNG VÀ MUỐN TẢI FULL BÀI NÀY VỀ, HÃY NHẮN TIN VỚI LUẬN VĂN TỐT QUA ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI NHÉ, HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ