Mục lục
Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Là Gì? Đặc Điểm, Ý Nghĩa mong muốn được gửi tới các bạn sinh viên, học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ luật đất đai, bài viết được Luận Văn Tốt tham khảo từ các bài luận văn cũ trước đây được bảo vệ thành công, để hoàn thành được một bài luận văn thạc sĩ Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Là Gì? Đặc Điểm, Ý Nghĩa trước tiên các bạn học viên cần phải định hướng được việc triển khai nội dung trong bài làm của mình.
Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ nói riêng cũng như các bài tập, tiểu luận, khóa luận,… nói chung,nếu như có khó khăn trong quá trình triển khai cũng như viết bài, hãy liên hệ với Dịch vụ viết luận văn thạc sĩcủa luận văn tốt nhé, hãy nhắn tin hoặc điện zalo : 0934573149 để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%.
1.Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2005) quy định: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất”. Quy định này cho thấy, chuyển quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất được phép chuyển quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích thuộc quyền sử dụng tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước, bao gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ là một trong các hình thức của chuyển quyền sử dụng đất nói chung mà thôi.
Nói một cách khác, có thể định nghĩa “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” như sau:
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực chất là một loại hợp đồng dân sự, trong đó người sử dụng đất (gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận quyền sử dụng đất) theo các điều kiện, nội dung, hình thức được quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải trả cho người chuyển nhượng một số tiền là giá trị của quyền sử dụng đất”[1]
2.Đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thứ nhất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đảm bảo hình thức và nội dung phù hợp với quy định của cả hai văn bản pháp lý liên quan là Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai.
Điều này xuất phát từ bản chất hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hợp đồng dân sự, tuy nhiên đối tượng của hợp đồng là một loại đối tượng đặc biệt. Theo đó, các giao dịch về quyền sử dụng đất được pháp luật quy định và yêu cầu tuân thủ tại một hệ thống pháp luật chuyên ngành riêng là Luật Đất đai. Theo đó, pháp luật quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập hành văn bản, đồng thời được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất là một trong những tài sản đặc biệt của nước ta, theo đó đây được coi là một loại quyền tài sản. Thực tế, đất không thể là đối tượng của giao dịch nói chung và của loại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng bởi lẽ người dân không có quyền sử dụng riêng về đất mà thông qua đại diện sở hữu toàn dân là Nhà nước.
3. Khái niệm, đặc điểm công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khái niệm công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Có thể nói, ngay ở trên thế giới hay chỉ xét riêng tại Việt Nam, về bản chất lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động công chứng song hành và gắn liền với quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là bất động sản. Theo đó, đất đai dù ở thời điểm nào cũng luôn được xem là tài nguyên quan trọng, mang giá trị thiết yếu trong đời sống của con người, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thông qua đất đai, con người có thể tạo ra nhiều hơn nữa tài sản để phục vụ cuộc sống. Bởi vậy, trong hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước, công chứng xuất hiện và góp phần kiểm soát những biến động, quản lý các giao dịch được thực hiện một cách chặt chẽ hơn để bảo đảm sự bình ổn của thị trường bất động sản. Trong đó bao gồm cả hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Xuất phát từ những phân tích về khái niệm về “công chứng”và “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, có thể khái quát một khái niệm chung về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ nào đó được thực hiện bởi các bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Đặc điểm công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mang những đặc điểm chung của hoạt động công chứng, trong đó phải kể đến việc công chứng hợp đồng là:
- Được thực hiện bởi công chứng viên;
- Mục đích của hoạt động công chứng là nhằm xác định “tính xác thực, hợp pháp” của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Đối tượng của hoạt động công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo đó pháp luật yêu cầu và bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng để đảm bảo có hiệu lực;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi công chứng sẽ có giá trị như chứng cứ và có hiệu lực thi hành với các bên.
XEM THÊM : Trọn Bộ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ ngành Quản Lý Đất Đai chọn lọc
4. Ý nghĩa của công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trong hoạt động công chứng, có những giao dịch, hợp đồng pháp luật quy định không bắt buộc phải thực hiện hoạt động công chứng hay chứng thực mặc dù giá trị hợp đồng có thể rất lớn. Tuy nhiên, đối với giao dịch, hợp đồng liên quan đến bất động sản lại được yêu cầu như một điều kiện có hiệu lực quan trọng về mặt hình thức.
Như đã đề cập đến ở phần trên, điều này xuất phát từ vai trò quan trọng của đất đai trong đời sống sản xuất, kinh doanh của con người. Bởi vậy, khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện là như là một văn bản xác nhận đối với giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được xác lập.
Trường hợp phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng công chứng sẽ được coi như một chứng cứ pháp lý hữu hiệu cho các bên. Nội dung được công chứng của hợp đồng có ý nghĩa tương tự như công chứng viên đứng ra với vai trò là người làm chứng cho việc giao kết, xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên là chính xác và hợp pháp. Như vậy, các bên sẽ có cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Không những vậy, việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn mang ý nghĩa trong việc đảm bảo hợp đồng được thể hiện với nội dung hợp lý và hợp pháp. Cụ thể hơn, công chứng viên là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo nghiệp vụ, kiến thức bài bản nên có kinh nghiệm, kiến thức pháp luật nói chung và trong hoạt động công chứng hoặc đồng giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất nói riêng. Khi thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, công chứng viên đồng thời phải thực hiện các hoạt động soát xét, kiểm tra nội dung của các điều khoản được thể hiện tại hợp đồng để đảm bảo phù hợp với đạo đức và quy định của pháp luật. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và vai trò quan trọng khi các bên tham gia ký kết hợp đồng là những người thiếu hoặc chưa có đầy đủ nhận thức và hiểu biết sâu sắc về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nói một cách khác, việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với các bên ký kết hợp đồng, với bản thân hợp đồng mà còn cả xã hội. Bởi vậy, trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cần thiết phải có và được thực hiện bởi hoạt động công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp.
5. Yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hoạt động công chứng nói chung và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu nhất định. Theo đó, đây được xem là những nguyên tắc trong công chứng, cụ thể:
Thứ nhất, việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân thủ Hiến pháp là pháp luật.
Trong bất kỳ nhà nước nào, đặc biệt là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiến pháp và pháp luật giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Đặc biệt trong hoạt động công chứng, công chứng viên là người được giao quyền, thay mặt Nhà nước thực hiện “chứng nhận tính xác thực và hợp pháp” của hợp đồng và giao dịch theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, hoạt động công chứng càng cần thiết phải được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, qua đó đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Thứ hai, hoạt động công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đảm bảo trung thực, khách quan.
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong hoạt động công chứng để đảm bảo nội dung công chứng thể hiện đúng yêu cầu và chứng năng. Theo đó, khi sự trung thực và khách quan có được bảo đảm thì nội dung giao dịch, hợp đồng mới được xác thực và đảm bảo tính hợp pháp một cách đúng đắn, không sai lệch. Công chứng viên không được vì những lý do chủ quan hay các yếu tố tác động khác mà làm ảnh hưởng đến yêu cầu này dẫn tới hoạt động công chứng không đạt hiệu quả và thiếu tính chính xác. Từ đó ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật , đồng thời có thể ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữ các bên.
Thứ ba, hoạt động công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải bảo mật về thông tin và nội dung hợp đồng.
Theo đó, việc bảo mật thông tin này xuất phát từ yêu cầu trong việc hành nghề công chứng đối với công chứng viên. Qua đó nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của khách hàng, tức bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp này. Yêu cầu giữ bí mật này không chỉ được thực hiện trong thời hạn cụ thể mà ngay cả khi công chứng viên không còn hành nghề thì vẫn cần nghiêm túc thực hiện trừ khi pháp luật có quy định khác.
Có thể nói những yêu cầu nêu trên các những nguyên tắc cơ bản gắn bó mật thiết với nhau và với hoạt động công chứng nói chung, công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng. Trên cơ sở đó nhằm đảm bảo giá trị pháp lý cho hoạt động công chứng, qua đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể liên quan.
Trên đây là nội dung Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Là Gì? Đặc Điểm, Ý Nghĩa Ngoài hy vọng sẽ giúp được các bạn định hướng cho bạn luận văn của mình, Hiện nay luanvantot.com còn có dịch vụ viết thuê luận văn nếu các bạn học viên không có thời gian để thực hiện đề tài hoặc gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm tài liệu mà không thể hoàn thành bài, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ thuê luận văn của luận văn tốt để được hỗ trợ kịp thời và chất lượng. Chúc các bạn học viên hoàn thành tốt bài luận văn thạc sĩ của mình và bảo vệ thành công.