Cơ Sở Lý Luận Về Giao Dịch, Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài

Đánh giá post

Cơ Sở Lý Luận Về Giao Dịch, Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài được chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu làm khóa luận tốt nghiệp ,đề tài Giao Dịch, Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài. Nội dung bài viết dưới đây được chúng tôi tham khảo từ một số bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao và bảo vệ thành công hy vọng sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thêm các tài liệu tham khảo cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Quá trình làm bài tốt nghiệp Nếu các bạn sinh viên Gặp các vấn đề về bài làm, khó khăn triển khai nội dung và tìm số liệu, tìm kiếm công ty Thực tập thì có thể liên hệ với dịch vụ viết khóa luận hoặc điện cho chúng tôi Zalo : 0934573149

1. Giao dịch có yếu tố nước ngoài

Trong xu thế hội nhập quốc tế trên phạm vi khu vực cũng như toàn cầu đang diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ như hiện nay, tỷ lệ giao dịch có yếu tố nước ngoài sẽ càng chiếm một tỉ trọng lớn như số lượng các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại… đang diễn ra. Và tất nhiên hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài sẽ được công chứng.

Như vậy, như thế nào là giao dịch có yếu tố nước ngoài? Theo Đại Từ điển Tiếng Việt (1998) thì “giao dịch” là động từ dùng để chỉ “có quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc với nhau (thường là về công việc”; “dân sự” là danh từ dùng để chỉ “phạm vi xét xử của Tòa án như quan hệ tài sản, hôn nhân, gia đình”, “có” là phụ từ “biểu thị sự khẳng định về trạng thái nào đó”; “yếu tố” là danh từ dùng để chỉ “thành phần, bộ phận tạo thành sự vật, hiên tượng” trong khi “nước ngoài” là danh từ dùng để chỉ thành phần sự vật, sự việc, hiện tượng” trong khi “nước ngoài” là danh từ dùng để chỉ “nước không phải nước mình, ngoại quốc[1]”.

Dưới góc độ luật học, Theo Từ điển Bách Khoa (2006): “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ nước ngoài[2]”.

Pháp luật dân sự đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại chương XXV Bộ luật dân sự năm 2015. Một quan hệ dân sự được coi là có “yếu tố nước ngoài khi thỏa mãn những điều kiện sau đây:

– Có ít nhất một bên tham gia phải là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài;

– Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài, tức là ngoài lãnh thổ Việt Nam;

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại điều 663 như sau: “Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng”.

Quan hệ dân sự nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc các trường hợp quy định tại khoản điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

  1. b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  2. c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.

   Khoản 3 điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định như sau: “Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật công chứng năm 2014”.

Điều 69 Luật công chứng năm 2014 quy định như sau: “Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ”.

Về nguyên tắc, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung hay giao dịch có yếu tố nước ngoài nói riêng đã được pháp luật dân sự nhận diện một cách rõ nét.

Pháp luật điều chỉnh công chứng đã dành một số quy định mang tính chất chuyên biệt, áp dụng riêng cho quá trình công chứng giao dịch có yếu tố nước ngoài, thể hiện thông qua các quy định liên quan đến thẩm quyền công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng với những giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và thẩm quyền công chứng của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đối với giao dịch dân sự được giao kết ở nước ngoài nhưng sẽ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cơ Sở Lý Luận Về Giao Dịch và Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài
Cơ Sở Lý Luận Về Giao Dịch và Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài

XEM THÊM : Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển

2. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài

* Trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật

Tại Việt Nam, quyền thỏa thuận chọn luật của các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể, khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng”. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thương mại, khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 cho phép các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh hợp đồng của mình. Trong lĩnh vực hàng hải, Điều 5 Bộ luật Hàng hải 2015 cũng ghi nhận các bên có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng để giải quyết tranh chấp. Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế cũng được quy định tại khoản 4, Điều 4 Luật Đầu tư 2014.

Căn cứ vào những quy định trên cho thấy pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền tự do thỏa thuận lựa chọn luật là một nguyên tắc nền tảng, đươc ưu tiên áp dụng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng đặt ra những giới hạn cho việc thỏa thuận chọn luật của các bên để điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài, cụ thể:

– Việc chọn luật phải được quy định bởi điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam[3].

– Hậu quả của việc áp dụng pháp luật được chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam[4].

– Pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng [5](chỉ được áp dụng các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật được các bên lựa chọn)

Ngoài những nguyên tắc chung này, tùy vào từng loại hợp đồng đặc thù, pháp luật Việt Nam cũng xây dựng những quy định riêng nhằm hạn chế thỏa thuận chọn luật. Chẳng hạn, đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản được quy định tại khoản 4 điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản, các bên không được quyền chọn luật áp dụng”. Hay như những hợp đồng mang tính chất gia nhập như hợp đồng lao động hay hợp đồng tiêu dùng thì các bên chỉ có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng với điều kiện pháp luật do các bên lựa chọn không ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam[6].

Có thể thấy so với những quy định trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 đã có những bước tiến rõ rệt trong việc xây dựng các quy định liên quan đến việc xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật. Nhiều quy định liên quan đến vấn đề này khá giống với những quy định trong pháp luật Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm nổi bật mà Bộ luật Dân sự 2015 đã xây dựng được, liên quan đến các điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài, vẫn còn tồn tại những quy định chưa được triển khai cụ thể, đưa đến cách hiểu không thống nhất, gây ra một số hạn chế trong quá trình áp dụng trên thực tiễn. Vì vậy, để quyền chọn luật của các bên thực sự phát huy hiệu lực trên thực tế và để pháp luật nước ngoài có khả năng cao được các thẩm phán Việt Nam áp dụng thì cần phải xây dựng các quy định chi tiết về điều kiện chọn luật đối với các bên trong quan hệ hợp đồng. Với sự hiện diện của các quy định chi tiết này, Tòa án sẽ có cơ sở để áp dụng pháp luật nước ngoài trong những trường hợp đáp ứng được các điều kiện đặt ra, cũng như có thể từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài một cách minh bạch và hợp lý nếu pháp luật được lựa chọn không đáp ứng được điều kiện chọn luật. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng đa số Thẩm phán đều tránh né việc xem xét các tình tiết thể hiện yếu tố nước ngoài trong vụ việc cũng như bỏ qua việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi xét xử như hiện nay.

* Trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật

Đối với quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, về nguyên tắc nếu các bên không có thỏa thuận chọn luật hợp pháp thì việc xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ căn cứ vào sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột.

Theo quy định của Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. Và điều luật này cũng liệt kê pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

– Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa[7];

– Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ[8];

– Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ[9];

– Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân[10];

– Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng[11].

Tuy nhiên trong trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu ở trên có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.

Có thể thấy, hiện tại Bộ luật Dân sự 2015 xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng trong trường hợp các bên không chọn luật, dựa vào nguyên tắc nơi có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng. Tại khoản 2, Điều 683 đã đưa ra dấu hiệu xác định mối quan hệ gắn bó nhất bằng cách liệt kê các nguyên tắc phù hợp với từng loại hợp đồng cụ thể như: hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Đây là các nguyên tắc tương đồng với cách quy định trong pháp luật các nước trên thế giới. Cách quy định liệt kê như trên có ưu điểm là rõ ràng, dễ áp dụng cho các hợp đồng chuyên biệt, nhưng có nhược điểm là không đầy đủ và khó áp dụng cho các hợp đồng phức tạp có bản chất hỗn hợp. Ngoài ra, việc liệt kê như vậy chắc chắn sẽ không bao trùm được hết các quan hệ hợp đồng trên thực tế, như hợp đồng phân phối chẳng hạn.

Bên cạnh những điểm nổi bật mà Bộ luật dân sự năm 2015 quy định liên quan đến cách xác định pháp luật đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài vẫn còn những quy định chưa được triển khai cụ thể, dẫn đến áp dụng không thống nhất như sau:

– Thiếu quy định về điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật[12].

– Chưa xây dựng các quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về cách xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong trường hợp các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng[13].

Cơ Sở Lý Luận Về Giao Dịch, Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài
Cơ Sở Lý Luận Về Giao Dịch, Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Hạ Chi Phí Sản Xuất Để Tăng Cạnh Tranh

3. Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài

Thứ nhất, nhận diện người yêu cầu công chứng

Có thể nói, nhận diện chính xác người yêu cầu công chứng là cá nhân, pháp nhân nước ngoài khi họ nhân danh chính bản thân mình hoặc đại diện cho một chủ thể khác đứng ra giao kết, xác lập giao dịch như là một yêu cầu tiên quyết trong hoạt động công chứng. Thực tiễn đã chứng minh rằng dủ người yêu cầu là cá nhân nước ngoài hay tổ chức nước ngoài thì suy cho cùng, chỉ cá nhân mới có thể là người trực tiếp đứng ra giao kết cũng như thực hiện được giao dịch công chứng đó. Như vậy, trường hợp người được yêu cầu công chứng là tổ chức nước ngoài, sau khi xác định được chủ thể cũng như thẩm quyền xác lập giao dịch của người đại diện cho tổ chức nước ngoài đó, nhiệm vụ của công chứng viên là phải nhận diện chính xác người thay mặt tổ chức nước ngoài đứng ra trực tiếp xác lập giao dịch. Đối với trường hợp người yêu cầu công chứng là cá nhân nước ngoài, việc xác định đúng nhận dạng cá nhân của người này cũng có một vai trò quan trọng trong thực hiện nghiệp vụ của công chứng viên. Khoản 1 điều 40 và khoản 1 điều 41 Luật công chứng năm 2014 quy định công chứng viên chỉ có thể xác định người yêu cầu công chứng là cá nhân hoặc người đại diện cho tổ chức, cá nhân khác đứng ra xác lập giao dịch, bao gồm cá nhân, tổ chức nước ngoài, thông qua việc kiểm tra giấy tờ tùy thân. Pháp luật hiện nay chưa quy định thế nào là giấy tờ tùy thân tuy nhiên trong quá trình hoạt động công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng xuất trình một trong các loại giấy tờ đó là: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam… Tuy nhiên, khả năng sỡ hữu giấy tờ tùy thân như trên rất khó khả thi thực hiện được đối với người nước ngoài nên công chứng viên phải xem xét những quy định được quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

Thứ hai, trình tự, thủ tục công chứng giao dịch có yếu tố nước ngoài

Điều 40 Luật công chứng được quy định như sau: “1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

  1. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  2. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  3. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  4. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

  1. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
  2. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  3. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
  4. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
  5. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
  6. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
  7. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”.

Khi công chứng hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài trong một số trường hợp nhất định, công chứng viên sẽ phải đề nghị người yêu cầu công chứng xuất trình hoặc bổ sung một số loại giấy tờ, tài liệu khác. Ví dụ: Theo quy định tại điều 8 Luật nhà ở năm 2014: “1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

  1. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
  2. a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  3. b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
  4. c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này”.

Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 quy định về: “Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Điều 160 Luật nhà ở năm 2014 quy định: “. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

  1. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  2. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
  3. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”.

Khoản 4 điều này được hướng dẫn bởi điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ – CP như sau: “Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

  1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)”.

Ngoài ra, trường hợp sử dụng giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ, yêu cầu công chứng do cơ quan nước ngoài cung cấp như: giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…) cũng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật lên quan.

Thứ ba, tìm hiểu kỹ về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức nước ngoài trong một giao dịch nhất định.

Thứ tư, vai trò của người phiên dịch: “Tiếng nói và chữ viết dùng cho công chứng là Tiếng Việt” được quy định tại điều 6 Luật công chứng năm 2014. Do vậy, ngoại trừ một số ít trường hợp người yêu cầu công chứng là cá nhân nước ngoài thông thạo Tiếng Việt, đa phần khi giải quyết yêu cầu công chứng giao dịch có yếu tố nước ngoài, nhất là cá nhân nước ngoài.

[1] Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin.

[2] Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách Khoa.

[3] Khoản 2 Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015; Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hàng hải 2015; Khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư năm 2020.

[4] Điều 666, 670 Bộ luật Dân sự 2015

[5] Khoản 4 Điều 668 Bộ luật Dân sự 2015

[6] Khoản 5 điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015.

[7] Điểm a khoản 2 điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015.

[8] Điểm b khoản 2 điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015.

[9] Điểm c khoản 2 điều 683 Bộ luật dân s ự năm 2015.

[10] Điểm d khoản 2 điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015.

[11] Điểm đ khoản 2 điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015.

[12] Phùng Hồng Thanh (2019), “Cách xác định luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Liên minh Châu Âu – So sánh với pháp luật Việt Nam”, Công thương Industry and Trade magazine, truy cập tại đường lin  ngày truy cập 12/08/2021.

[13] Phùng Hồng Thanh (2019), “Cách xác định luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Liên minh Châu Âu – So sánh với pháp luật Việt Nam”, Công thương Industry and Trade magazine, truy cập tại đường link ngày truy cập 12/08/2021.

Cơ Sở Lý Luận Về Giao Dịch, Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài là những vấn đề các bạn sinh viên , học viên ngành quản trị kinh doanh nên đưa vào nội dung của bài làm luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên các tài liệu tham khảo vấn đề này trên internet là rất hiếm hoi, chính vì vậy mà chúng tôi viết bài viết trên muốn chia sẻ tới các bạn sinh viên một số nội dung bổ ích. Nếu các bạn vẫn còn gặp khó khăn và thiếu tài liệu để làm bài có thể liên hệ với dịch vụ viết khóa luận hoặc luanvantot.com của chúng tôi để được hỗ trợ thêm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ