Mời các bạn sinh viên tham khảo các cách 10 điểm, Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được Luận Văn Tốt thu thập gửi đến các bạn cách làm hiệu quả và tối ưu để được điểm cao này, hướng dẫn thông qua một mẫu đề cương thực tế. Hy vọng mẫu đề cương dưới đây sẽ không làm các bạn sinh viên thất vọng.
Ngoài ra, nếu còn có những khó khăn, bất cập trong việc triển khai làm bài với đề tài liên quan, hãy liên hệ nhắn tin qua zalo của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ kịp thời, cũng như hoàn thành trọn gói bài làm cho các bạn nhé.
CÁCH LÀM BÀI 10 ĐIỂM ĐỀ TÀI KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Lời nói đầu của bài kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, các chế độ chính sách của nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý lao động, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải chính xác, kịp thời để đảm bảo quyền lợi của người lao động đồng thời tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và hạ giá thành sản phẩm… Với các vấn đề đã trình bày trên nên dẫn đến việc chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại …”
Nội dung của các phần trong mục lục bài kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
– Khái niệm về lao động.
– Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
– Phân loại lao động theo thời gian lao động: Lao động thường xuyên trong danh sách, lao động tạm thời mang tính chất thời vụ.
– Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất, lao động gián tiếp sản xuất.
– Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Lao động thực hiện chức năng sản xuất, lao động thực hiện chức năng bán hàng, lao động thực hiện chức năng quản lý.
1.3. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
– Đối với doanh nghiệp.
– Đối với người lao động.
1.4. CÁC KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.4.1. Các khái niệm
Nêu các khái niệm về tiền lương, khái niệm và nội dung của các khoản trích theo lương: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa của tiền lương
1.4.3. Quỹ tiền lương
– Khái niệm quỹ tiền lương.
– Nội dung quỹ tiền lương.
– Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán.
Để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ.
1.5. CÁC CHẾ ĐỘ VỀ TIỀN LƯƠNG, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, TIỀN ĂN GIỮA CA CỦA NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH
1.5.1. Chế độ của Nhà nước quy định về tiền lương
– Các quy định cơ bản về các khung lương (Cấp bậc lương, hệ số lương) áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
– Chế độ quy định về mức tiền lương tối thiểu.
– Các chế độ quy định về tiền lương làm đêm, làm thêm giờ, thêm ca, làm thêm trong các ngày nghỉ theo chế độ quy định (ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ)…
1.5.2. Chế độ của nhà nước quy định về các khoản trích theo lương
– Căn cứ để tính trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.
– Tỷ lệ tính trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.
– Chế độ quản lý và sử dụng các khoản tính trích theo lương của công nhân viên.
1.5.3. Chế độ tiền ăn giữa ca
Trích nội dung cơ bản của chế độ tài chính đã quy định về chế độ tiền ăn giữa ca.
1.5.4. Chế độ tiền thưởng quy định
Thưởng có tính chất thường xuyên: thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu… Thưởng định kỳ (sơ kết, tổng kết).
1.6. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG
1.6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
1.6.1.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
1.6.1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương
– Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: Tiền lương tháng, tiền lương tuần, tiền lương tính theo ngày làm việc thực tế, các khoản phụ cấp có tính chất lương, lương công nhật.
– Hình thức tiền lương thời gian có thưởng.
– Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian.
1.6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm
1.6.2.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo sản phẩm
1.6.2.2. Phương pháp xác định định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm
1.6.2.3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, tiền lương theo sản phẩm gián tiếp, tiền lương theo sản phẩm có thưởng, tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến, tiền lương khoán khối lượng, khoán công việc, tiền lương trả cho sản phẩm cuối cùng, tiền lương trả theo sản phẩm tập thể.
Trường hợp tiền lương sản phẩm là kết quả lao động của tập thể công nhân, kế toán phải chia lương cho từng công nhân theo một trong các phương pháp sau:
– Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ cấp bậc kỹ thuật của công việc.
– Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ cấp bậc kỹ thuật của công việc kết hợp với bình công chấm điểm.
– Phương pháp chia lương theo bình công chấm điểm.
1.7. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.8. NÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
1.9. KẾ TOÁN CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.9.1. Chứng từ lao động tiền lương
1.9.2. Tính lương và trợ cấp BHXH
1.10. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG, KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN
1.10.1. Các tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng
1.10.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
( Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương)
CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI …
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY … ( Xem kết cấu chung )
2.2. THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
2.2.1. Công tác tổ chức và quản lý lao động ở doanh nghiệp
Số lượng CNV, phân loại CNV (Trích bảng danh sách lao động của doanh nghiệp)
2.2.2. Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp
Nội dung quỹ tiền lương, thực tế công tác quản lý quỹ lương của doanh nghiệp (nêu thực tế công tác quản lý về quỹ lương của đơn vị đang áp dụng).
2.2.3. Hạch toán lao động và tính lương, trợ cấp BHXH
2.2.3.1. Hạch toán lao động
Tiến hành thu thập các chứng từ lao động của một tổ sản xuất và các phòng ban có liên quan:
– Bảng chấm công: theo dõi thời gian làm việc thực tế của từng người lao động.
– Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành: theo dõi khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động.
– Phiếu báo làm thêm giờ: chứng từ xác nhận số giờ đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho người lao động.
– Hợp đồng giao khoán: hợp đồng lao động giữa người sử dụng và đại diện người lao động nhận giao khoán.
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: xác nhận số ngày nghỉ hưởng BHXH của người lao động và làm căn cứ để tính BHXH trả thay lương theo chế độ quy định.
– Bảng thanh toán tiền thưởng.
– Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH.
XEM THÊM DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN UY TÍN
2.2.3.2. Trình tự tính lương, BHXH phải trả và tổng hợp số liệu
– Căn cứ vào chứng từ hạch toán về thời gian lao động và chế độ tiền lương trả theo thời gian áp dụng trong doanh nghiệp để tính lương thời gian và các khoản phụ cấp phải trả cho một số người lao động điển hình có tên trong bảng chấm công.
– Căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định, được theo dõi ở phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành, đơn giá tiền lương sản phẩm áp dụng trong doanh nghiệp để tiền lương sản phẩm phải trả cho công nhân sản xuất. Nếu tiền lương sản phẩm tính cho tập thể công nhân, kế toán phải thực hiện chia lương cho từng công nhân cụ thể.
Sau khi tính tiền lương thời gian, tiền lương sản phẩm và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên của từng tổ sản xuất, phòng ban. Kế toán lập bảng thanh toán tiền lương theo từng bộ phận.
– Căn cứ vào thời gian làm đêm, làm thêm giờ, làm thêm ca và chế độ quy định của nhà nước, điều kiện thực tế của doanh nghiệp để tính phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, làm thêm ca phải trả công nhân sản xuất.
– Phương pháp tính tiền ăn giữa ca, tiền thưởng được áp dụng tại doanh nghiệp
– Tính BHXH thực tế phải trả cho từng công nhân viên: căn cứ vào thời gian nghỉ hưởng BHXH, mức lương hưởng BHXH và tỷ lệ hưởng BHXH để tính và ghi vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, từ đó lấy số liệu ghi vào danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH.
– Căn cứ vào tiền lương phải trả cho từng tổ sản xuất, phòng ban để lập bảng tổng hợp lương của từng bộ phận. Từ đó lập bảng tổng hợp lương của toàn công ty.
2.2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.4.1. Các tài khoản kế toán sử dụng trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty…
2.2.4.2. Trình tự hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty …
Căn cứ vào số liệu tổng hợp trên bảng tổng hợp tiền lương của toàn công ty hoặc bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, tình hình thực tế về thanh toán lương, tình hình nộp và quyết toán KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tại doanh nghiệp để lập định khoản kế toán và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp có liên quan.
Căn cứ vào hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp để thể hiện trong hệ thống sổ kế toán cho phù hợp với thực tế.
CHƯƠNG III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ….
Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý, tổ chức lao động và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp, đối chiếu với chế độ tài chính, kế toán của nhà nước quy định để tìm ra các mặt mạnh, các mặt hạn chế trong công tác quản lý, tổ chức lao động và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Nêu các ý kiến để hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty…
……………………………..
Trên đây là mẫu mục lục các làm 10 điểm, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, bạn nào có nhu cầu, hoặc có những khúc mắc sau khi đọc xong hay nhắn tin qua zalo để chúng mình giải quyết cho nhé, tại Luận Văn Tốt còn có dịch vụ viết thuê uy tín, bạn nào đang có nhu cầu cũng liên hệ luôn nhé.
Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149